Aa

Bài học và nước mắt trong phát triển đặc khu kinh tế ở Ấn Độ

Thứ Tư, 30/08/2017 - 06:01

Đặc khu kinh tế của Ấn Độ vẫn được coi là một trong những giải pháp thúc đẩy kinh tế và xuất khẩu thành công , tuy nhiên trước đó, mô hình này đã vấp phải rất nhiều sự phản đối, thậm chí cả biểu tình gay gắt.

Các đặc khu kinh tế ở Ấn Độ ban đầu được phát triển thành Vùng Phát triển Xuất khẩu (EPZ). Những vùng này có bộ luật về lao động và tự do thuế riêng biệt so với các vùng khác. Do đó, thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài nhập khẩu nguyên liệu để sử dụng và xuất khẩu các mặt hàng sản xuất. Từ đó các công việc được tạo ra và xuất khẩu hàng hóa cũng tăng lên. Tuy nhiên, mô hình này lại gây ra một số thiệt hại nhất định cho Ấn Độ vì nhiều lý do.

Đến cuối những năm 1990, Bộ trưởng Bộ Thương mại của Ấn Độ đến thăm các đặc khu kinh tế công nghệ cao ở Trung Quốc và rất ấn tượng với sự đóng góp của những khu vực này vào sự phát triển của GDP quốc gia đông dân nhất thế giới. Do đó, ông nghĩ rằng có thể làm điều tương tự ở Ấn Độ.

Từ đó, các Vùng Phát triển Xuất khẩu được chuyển hướng thành những đặc khu kinh tế. Tháng 3/2000, Chính phủ Ấn Độ công bố chính sách đặc khu kinh tế dựa theo chính sách xuất – nhập khẩu cho sự nâng cao năng suất hàng hóa xuất khẩu. Mãi đến năm 2005, các đặc khu kinh tế mới được đặt trong một khuôn khổ lập pháp ràng buộc bởi Luật Đặc khu kinh tế Ấn Độ.

Sau khi Luật Đặc khu kinh tế ra đời, những ưu đãi hấp dẫn và an toàn đã tạo nên sự hấp dẫn với các nhà đầu tư. Người ta hy vọng mô hình đặc khu kinh tế như vậy sẽ giúp giải quyết trên diện rộng các vướng mắc trong tiền tệ, tài chính, thuế, thương mại, thuế quan và chính sách lao động; bên cạnh đó cũng khắc phục được sự rườm ra của hệ thống thủ tục phức tạp và sự thiếu hụt hạ tầng.

Một đặc khu kinh tế đa sản phẩm tại Ấn Độ

Một đặc khu kinh tế đa sản phẩm tại Ấn Độ

Thực tế, các đặc khu kinh tế của Ấn Độ đã thu hút đầu tư tư nhân đáng kinh ngạc, đồng thời nó cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân. Tính đến ngày 30/11/2007, có 7 đặc khu kinh tế trung tâm của chính phủ với số vốn đầu tư tư nhân lên tới Rs 4638.98 Cr (đơn vị tiền tệ Ấn Độ), tương đương gần 928 triệu EUR (tỷ giá: Rs 5 Cr = 1 triệu EUR); 12 đặc khu kinh tế thế hệ mới của chính quyền địa phương/tư nhân được thành lập theo đúng Luật đặc khu kinh tế 2005 thu hút tới Rs 59,354 Cr. Do đó, tổng vốn đầu tư tư nhân vào đặc khu kinh tế là Rs 59,630.98 Cr (tương tương gần 12 tỷ EUR).

Đặc khu kinh tế Guiarat, Ấn Độ

Đặc khu kinh tế Guiarat, Ấn Độ

Chỉ riêng đặc khu kinh tế Gujarat đóng góp 50% vốn đầu tư chung. Các bang lớn khác cũng thu hút được lượng đầu tư đáng kinh ngạc từ các đặc khu kinh tế là Tamil Nadu, Haryana, Karnataka và Maharashtra.

Tuy nhiên, những tranh cãi bắt đầu nổ ra xung quanh việc phát triển đặc khu kinh tế bởi sự phát triển hạ tầng đòi hỏi số vốn đầu tư khổng lồ và việc cải cách lại bộ máy hành chính là một quá trình tốn nhiều thời gian. Do đó, phe đối lập cho rằng việc thành lập những đặc khu kinh tế sẽ là một chiến dịch thực tế chỉ áp dụng cho quá trình công nghiệp hóa.

Mặc dù các đặc khu kinh tế mang lại khá nhiều lợi ích nhưng vẫn có rất nhiều ý kiến trái chiều về sự hình thành đặc khu kinh tế ở Ấn Độ. Những người phản đối chủ yếu đề cập đến các vấn đề liên quan đến việc mua lại BĐS, ưu đãi thuế và những vấn đề về kinh tế - xã hội khác để làm căn cứ phản biện.

Các cuộc biểu tình chống lại sự phát triển của đặc khu kinh tế trên toàn bộ lãnh thổ Ấn Độ lần lượt nổ ra. Thậm chí, ngay trong nội bộ chính phủ quốc gia Nam Á này cũng diễn ra sự chia bè kéo phái, mâu thuẫn ý kiến vô cùng gay gắt xoay quanh vấn đề phát triển đặc khu kinh tế.

Dù vậy, các đặc khu kinh tế của Ấn Độ vẫn được coi là một trong những giải pháp thúc đẩy kinh tế và xuất khẩu thành công của quốc gia Nam Á này. Về các xung đột xung quanh việc phát triển đặc khu kinh tế cũng dần giảm nhiệt nhờ vào các chính sách dung hòa lợi ích. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top