Aa

Bài thuốc quý từ các loài hoa chỉ nở vào mùa thu

Thứ Tư, 11/10/2017 - 14:01

Các loài hoa mùa thu không chỉ tô điểm cho vẻ đẹp đất trời mà còn có tác dụng làm cho tinh thần sảng khoái và chữa một số bệnh đơn giản nếu như được dùng đúng cách.

Hoa sữa

Ít ai biết, loài hoa tỏa hương ngào ngạt này còn có tác dụng trị bệnh tốt từ hoa đến vỏ đến lá. Vỏ cây hoa sữa có chứa các chất alkaloids. Đây là các amin có nguồn gốc tự nhiên do thực vật tạo ra. Từ xưa, những chất này được sử dụng như một loại thuốc có tác dụng kháng khuẩn, điều trị sốt rét. 

Để điều trị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, hạ sốt, điều hòa kinh nguyệt, người ta còn dùng nước sắc vỏ cây hoa sữa uống trong ngày. Ngoài ra, nước sắc lá cây lại được dùng để trị bệnh  viêm đa dây thần kinh do thiếu Vitamin B1. 

Vỏ cây hoa sữa có vị đắng, tính lạnh, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, bình suyễn, chỉ khát, triệt ngược, phát nhãn, kiện vị. Để thanh nhiệt và kích thích tiêu hóa chúng ta lấy vỏ cây hoa sữa đã phơi khô tán mịn sắc lấy nước uống, ngày uống 1-3g bột. 

Ngoài các tác dụng trên thì vỏ cây hoa sữa còn có tác dụng chữa đau răng, chống lở loét bằng cách sắc thật đặc lấy nước để uống. Với những bệnh nhân bị nôn mửa thiếu máu do hóa trị liệu thì dùng 20g lá cây đã sao vàng sắc lấy nước để uống.

Hoa sữa còn có tác dụng kích thích ăn uống và làm tăng tiết sữa ở phụ nữ cho con bú. Người Ấn dùng hoa sữa để điều chế thuốc đánh răng vì nó có tác dụng sát khuẩn cao. 

Hoa cúc quỳ

Đây là loài hoa chữa bệnh ngoài da vô cùng hiệu quả. Bất cứ ai bị mụn nhọt và mẩn ngứa ngoài da. Nếu biết dùng hoa dã quỳ đúng cách sẽ khỏi bệnh. 

Bài thuốc trị ngứa từ hoa dã quỳ: Bạn hái lá và ngọn của dã quỳ tươi đem rửa sạch thêm chút muối và nước vào đun sôi, dùng nước này ngâm những vị trí bị nổi mẩn ngứa.

Ngâm liên tục 2 lần mỗi ngày khi bị ngứa nhiều nếu đỡ rồi thì có thể ngâm 1 lần/ngày. Trẻ bị ngứa toàn thân thì dùng nước đó để tắm cho trẻ liên tiếp trong 3 đến 7 ngày sẽ có hiệu quả.

Mexico dùng hoa để trị các vết thâm ngoài da, gãy xương hoặc bong gân. Ở Trung Quốc, những người bị bệnh về gan, nấm chân tay cũng có thể dùng hoa dã quỳ để chữa bệnh. 

Điên điển

Điên điển chưng đường phèn chữa cao huyết áp: Bông điên điển bỏ cuống, chưng cách thủy với đường phèn, mỗi ngày ăn 100-200g liên tục trong nhiều ngày. 

Điên điển muối chua giải nhiệt, nhuận trường: Bông điên điển rửa sạch, để ráo, cho vào hũ sành hoặc hũ thủy tinh. Lấy phần lắng trong của nước vo gạo pha với muối, đổ vào hũ ngập hoa. Dùng lá chuối hoặc lá môn rửa thật sạch, đậy kín hũ. Khoảng 3 ngày sau, hoa chua là ăn được. 

Điên điển xào trứng giải độc, bồi bổ cơ thể: Bông điên điển 100-200 g rửa sạch, trứng vịt 2-3 quả đập vào tô, nêm gia vị vừa ăn (nước mắm, tiêu, bột ngọt), một ít hành lá xắt nhỏ rồi đánh đều để sẵn.

Cho dầu ăn vào chảo, phi hành thơm, trút hoa điên điển vào trộn đều, sau đó đổ trứng vào xào nhanh, khi vàng đều thì trút ra đĩa, dùng nóng với cơm. 

Hạt điên điển giúp điều hòa kinh nguyệt: Dùng 12-16g hạt điên điển khô sắc uống hằng ngày cho phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, rong kinh.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top