Đã qua thời bỏ tiền vào bất động sản là lãi ngay tiền tỷ
Bất động sản luôn được đánh giá là kênh đầu tư an toàn và có khả năng sinh lợi nhuận cao, thậm chí đem về tiền tỷ cho nhà đầu tư chỉ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cuộc chơi nào cũng có những yếu tố rủi ro, đặc biệt trong thời kỳ thị trường bất định như hiện nay.
Xưa tới nay, bất động sản vẫn luôn được cho là kênh đầu tư an toàn, với khả năng sinh lợi nhuận cao. Thời gian qua, đất nền đã mang về cho nhiều nhà đầu tư từ chuyên nghiệp đến tay mơ lợi nhuận cao. Theo đó, nhiều người vẫn luôn tin rằng, bỏ tiền vào bất động sản là có tiền tỷ. Suy nghĩ này cũng là một phần nguyên nhân khiến giá đất nền trong những năm qua đã “nóng” lại trở nên “nóng” hơn.
Mục đích tham gia vào thị trường nhà đất rất đa dạng, người mua để xây nhà ở, người mua để đầu tư, "lướt sóng", người mua để giữ tiền… Nhưng người mua thực rất ít chủ yếu là đầu cơ. Vì vậy, mà thời gian qua nhiều người kinh doanh các lĩnh vực khác cũng dịch chuyển dòng tiền sang lĩnh vực bất động sản ngày càng nhiều, đặc biệt là giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hoành hành.
Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào tham gia cũng có thể nhận được khoản lãi từ đầu tư vào bất động sản. Hơn nữa, trong bối cảnh nguy cơ lạm phát tăng cao cộng hưởng với những chính sách mới đây của Nhà nước về quản lý bất động sản, kiểm soát tín dụng ngân hàng vào bất động sản, phân khúc đất nền sẽ không còn “dễ xơi” như trước.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Giải pháp nào đưa hoạt động môi giới bất động sản đi vào nề nếp?
Để nâng cao vai trò của hoạt động môi giới trong lĩnh vực bất động sản, cần có những giải pháp đồng bộ từ chính sách và phát huy tối đa vai trò của các hiệp hội có liên quan.
Theo số liệu báo cáo từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, đến nay có khoảng 500.000 người hoạt động trong lĩnh vực môi giới bất động sản, làm việc trong các công ty môi giới, sàn giao dịch hoặc hoạt động độc lập, nhưng chỉ có khoảng 50.000 người có chứng chỉ hành nghề, chiếm khoảng 10% - một tỷ lệ rất thấp.
Đội ngũ môi giới chủ yếu tập trung ở hai trung tâm lớn là Hà Nội và TP.HCM. Riêng đội ngũ môi giới ở Hà Nội chỉ có khoảng 50% là nhà môi giới chuyên nghiệp, hoạt động thường xuyên tại các sàn giao dịch. Phần còn lại hầu hết là các nhà môi giới nghiệp dư, trong đó có những người “tay ngang” chuyển nghề khi thị trường bất động sản tăng nóng. Có thể thấy, những đội ngũ môi giới không được đào tạo bài bản và kiểm soát chặt chẽ sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả bên mua và bên bán.
Theo ông Trần Đình Quý - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản tỉnh Khánh Hòa, hiện nay, sàn giao dịch bất động sản thực chất chỉ là cái tên gán vào để làm thương hiệu và đang dần mất đi giá trị trong lòng khách hàng. Khi thành lập sàn giao dịch, các tổ chức phải chịu thêm trách nhiệm báo cáo về thị trường, chịu thêm sự thanh tra, giám sát từ các cơ quan thuộc Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng… mà không có bất cứ quyền lợi nào cả. Trong khi đó, các doanh nghiệp không đăng ký hoạt động sàn giao dịch bất động sản vẫn được tham gia hoạt động kinh doanh các lĩnh vực như một sàn giao dịch bất động sản (bao gồm môi giới, tư vấn, phân phối bất động sản…) song lại không phải chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý thị trường bất động sản nêu trên.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Triển khai Nghị quyết 06/NQ-TW: Bịt "lỗ hổng" trong quy hoạch đô thị
Việc hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị và kinh tế đô thị nhanh, bền vững đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra.
Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là cơ sở cho sự ra đời các cơ chế chính sách mới, phát triển đô thị toàn diện và bền vững. Chính vì vậy, việc hoàn thiện thể chế, chính sách tạo thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị và kinh tế đô thị nhanh, bền vững đang là yêu cầu cấp thiết đặt ra. Để tìm hiểu thêm về nội dung này, TTXVN trích dẫn bài viết của ông Lê Anh Tuấn, Trưởng ban, Ban Chiến lược phát triển hạ tầng và đô thị, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sau hơn 35 năm đổi mới, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị ở Việt Nam đã đạt được những kết quả rất quan trọng. Tỷ lệ đô thị hóa xác định theo địa bàn có chức năng đô thị đã tăng từ 30,5% năm 2010 lên gần 40% năm 2020. Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả hơn; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao... Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần phải khắc phục.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) không cho phép DN bảo hiểm kinh doanh bất động sản
Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) mới được thông qua không cho phép doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp mua cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán, chứng chỉ của Quỹ đại chúng.
Mới đây, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi) với 94,18% đại biểu tán thành. Một trong những điểm mới được quy định tại khoản 3 Điều 99 của luật này là doanh nghiệp bảo hiểm không được đầu tư kinh doanh bất động sản, trừ các trường hợp mua cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán, chứng chỉ của Quỹ đại chúng.
Cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm không được kinh doanh bất động sản trực tiếp, nhưng được mua, đầu tư, sở hữu bất động sản để làm trụ sở kinh doanh, địa điểm làm việc hoặc cơ sở kho tàng phục vụ trực tiếp cho các hoạt động nghiệp vụ; cho thuê trụ sở kinh doanh chưa sử dụng hết thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng; hoặc được nắm giữ bất động sản do xử lý trái phiếu có bảo đảm bằng bất động sản, do đối trừ công nợ phải thu bằng bất động sản trong thời hạn ba năm. Chính phủ sẽ quy định chi tiết về hạn mức đầu tư cổ phiếu, chứng chỉ quỹ để bảo đảm thận trọng, tránh rủi ro.
Theo các chuyên gia, việc "siết" đầu tư kinh doanh bất động sản của doanh nghiệp bảo hiểm là giải pháp cần thiết nhằm thống nhất với quy định tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Luật Các tổ chức tín dụng. Đây là quy định mới so với luật hiện hành, khi doanh nghiệp bảo hiểm được phép đầu tư kinh doanh bất động sản tối đa 10% hoặc 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ, nhân thọ.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Gỡ điểm nghẽn về đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc thẳng thắn nhìn nhận việc sắp xếp nhà đất và việc phê duyệt phương án sử dụng đất là "nút thắt" trong quá trình cổ phần hóa; việc cổ phần hóa chậm cũng từ khâu này.
Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước đang rất chậm và chưa đạt mục tiêu đề ra do nhiều nguyên nhân; trong đó vướng mắc nhất là xác định giá trị sử dụng đất và phương án sắp xếp, sử dụng đất đai.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Đại biểu quốc hội Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã thẳng thắn nhìn nhận việc sắp xếp nhà đất và việc phê duyệt phương án sử dụng đất là "nút thắt" trong quá trình cổ phần hóa; việc cổ phần hóa chậm cũng từ khâu này.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, lũy kế giai đoạn 2016 - 2020, đã có 180 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 489.690 tỷ đồng; trong đó giá trị vốn nhà nước là 233.792 tỷ đồng.