Aa

Bất động sản 24h: Dồn sức gỡ khó cho thị trường bất động sản

Thứ Hai, 22/06/2020 - 10:30

Dồn sức gỡ khó cho thị trường bất động sản; Con đường tất yếu đưa BĐS nghỉ dưỡng “lên hương”; Cuộc chiến minh bạch thông tin bất động sản; Kích hoạt nhà ở 20 triệu đồng/m2 bằng cách nào?... là tin tức nóng 24h qua.

Dồn sức gỡ khó cho thị trường bất động sản

Trả lời trên báo chí mới đây, TS Lê Xuân Nghĩa, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, hiện các hoạt động của thị trường BĐS đã trở lại bình thường, tuy nhiên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp BĐS vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc.

Theo đó, vị TS này đề xuất, thị trường cần phải tập trung vào một số vấn đề như: Giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng BĐS; nới lỏng các biện pháp hạn chế cho vay BĐS và cho vay mua nhà; tạm thời duy trì tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm một số năm; thiết lập quan hệ tín dụng hiệu quả giữa ngân hàng, nhà đầu tư, nhà thầu và khách hàng để thúc đẩy cả cung và cầu phục hồi hợp lý, có kiểm soát tốt.

S. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam phân tích, thị trường BĐS Việt Nam phát triển quá nhanh và khung pháp lý chưa theo kịp. Chính việc ách tắc pháp lý dẫn đội vốn đầu tư BĐS, từ đó đội giá bán. Chưa kể, chính việc ách tắc thủ tục pháp lý đã khiến NĐT nước ngoài e ngại rót vốn vào BĐS Việt Nam, mặc dù họ nhìn thấy tiềm năng. Hầu hết các NĐT ngoại không thể tham gia rót vốn vào các dự án BĐS được vì thiếu quy hoạch chi tiết 1/500, chưa hoàn tất hành lang pháp lý... Đây là rào cản rất lớn ảnh hưởng đến việc kêu gọi vốn nước ngoài tham gia vào BĐS Việt Nam.

Xem chi tiết tại đây

Con đường tất yếu đưa BĐS nghỉ dưỡng “lên hương”

Du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch nghỉ dưỡng đang tăng trưởng mạnh. Năm 2019, Việt Nam đón trên 17 triệu lượt khách quốc tế. Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của Việt Nam trong hai lần xếp hạng năm 2017 và 2019 đã tăng 12 bậc, đứng thứ 63/140 nước.

Trong khi ở nhiều “cường quốc du lịch”, kinh tế ban đêm mang lại giá trị lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, giá trị thặng dư và thu hút ngoại tệ thì ở Việt Nam, dù lượng du khách quốc tế tăng đều hằng năm nhưng doanh thu du lịch và mức chi tiêu của khách còn thấp so các nước trong khu vực. Theo Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB), trung bình du khách đến Việt Nam chi 96 USD/ngày, trong khi Thái Lan là 163 USD/ngày và Singapore là 325 USD/ngày mà một phần là do Việt Nam gần như chưa khai thác kinh tế ban đêm.

Du lịch Việt Nam, trong đó có du lịch nghỉ dưỡng đang tăng trưởng mạnh. Năm 2019, Việt Nam đón trên 17 triệu lượt khách quốc tế. Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của Việt Nam trong hai lần xếp hạng năm 2017 và 2019 đã tăng 12 bậc, đứng thứ 63/140 nước.

Trong khi ở nhiều “cường quốc du lịch”, kinh tế ban đêm mang lại giá trị lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn việc làm, giá trị thặng dư và thu hút ngoại tệ thì ở Việt Nam, dù lượng du khách quốc tế tăng đều hằng năm nhưng doanh thu du lịch và mức chi tiêu của khách còn thấp so các nước trong khu vực. Theo Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB), trung bình du khách đến Việt Nam chi 96 USD/ngày, trong khi Thái Lan là 163 USD/ngày và Singapore là 325 USD/ngày mà một phần là do Việt Nam gần như chưa khai thác kinh tế ban đêm.

Xem chi tiết tại đây

Kích hoạt nhà ở 20 triệu đồng/m2 bằng cách nào?

Ông Vũ Văn Phấn, Cục phó Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết, thời gian vừa qua Bộ Xây dựng đã đánh giá thị trường, điều tra khảo sát nhu cầu người dân. Bộ nhận thấy, hiện, cung - cầu nhà ở trên thị trường bất động sản có nhiều bất cập. Phân khúc nhà ở cao cấp phục vụ một số nhỏ đối tượng đang trong cảnh cung vượt quá cầu.

Trong khi phân khúc nhà ở giá rẻ diện tích dưới 70m2, giá dưới 20 triệu đồng/m2 phục vụ đại đa số người dân còn hạn chế, chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu người dân.

Theo ông Phấn, ở giai đoạn thị trường bất động sản vừa bị ảnh hưởng bởi Covid-19, càng cho thấy sự cần thiết phải phát triển phân khúc nhà ở giá thấp.

Theo đó, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp.

Bộ Xây dựng cũng đưa ra hàng loạt các ưu đãi cho chủ đầu tư xây dựng như: Khi lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết phải bố trí tỷ lệ quỹ đất ở để xây dựng nhà ở thương mại giá thấp (dự kiến tối thiểu 30% tổng diện tích đất ở trong dự án); được giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với diện tích đất trong phạm vi dự án; được chậm nộp tiền sử dụng đất trong thời hạn tối đa 24 tháng (2 năm) kể từ ngày được Nhà nước giao đất, cho thuê đất… Bộ Xây dựng cũng đang đề xuất Chính phủ xem xét cho những doanh nghiệp phát triển nhà ở giá thấp được ưu đãi về vốn, lãi suất 7 - 8%.

Xem chi tiết tại đây

Bất động sản Hà Nội có sức hút đặc biệt với các nhà đầu tư

rong con mắt các nhà đầu tư bất động sản, Hà Nội có sức hút riêng biệt nhờ sự phát triển nhanh chóng của cơ sở hạ tầng với hệ thống tàu điện ngầm, cầu, và đường sá xung quanh thành phố. Nguồn cung các dự án bất động sản hiện đại của Thủ đô đang tăng lên và nhiều chủ đầu tư trong nước tích cực tập trung cung cấp ra thị trường các bất động sản tiêu chuẩn quốc tế.

Với bề dày hơn 1.000 năm lịch sử, Hà Nội là trung tâm văn hoá, hành chính của Việt Nam. Vốn được thừa hưởng nhiều tòa nhà lịch sử và các đại lộ rợp bóng cây từ thời kỳ Pháp thuộc, thành phố được mệnh danh là Paris của phương Đông. Dân số Hà Nội đang là 8,1 triệu người, gấp đôi so với dân số của 9 tỉnh thành phố lân cận gộp lại.

Cùng với đó, Hà Nội được hưởng lợi rất nhiều từ nền kinh tế Việt Nam như mức tăng trưởng GDP năm 2019 là 7,2%, cao hơn mục tiêu năm 2019 Chính phủ đề ra từ 6,6% đến 6,8%. Doanh số bán lẻ đạt mức 163 tỷ USD, tăng 13% mỗi năm. Đây là những yếu tố tạo ra sức hấp dẫn của thị trường này.

Theo bà Đỗ Thị Thu Hằng, Giám đốc Bộ phận Tư vấn & Nghiên cứu Savills Hà Nội, đánh giá: “Sự phát triển của thị trường bất động sản Hà Nội trong những thập niên vừa qua đã mang đến cho Hà Nội một diện mạo mới và hiện đại. Hà Nội tiếp tục khẳng định sức hút và tiềm năng đầu tư trong tương lai từ nguồn cầu lớn được tạo ra bởi sự phát triển hạ tầng mạnh mẽ, dân số đông, tốc độ đô thị hóa nhanh, triển vọng thu hút FDI lớn… và đặc biệt từ nguồn cung có thể được hình thành chủ yếu với quỹ đất còn tại các khu vực vành đai”.

Xem chi tiết tại đây

Cuộc chiến minh bạch thông tin bất động sản

Sự nhập nhèm thông tin, thiếu công khai quy hoạch đất đai và thiếu minh bạch thông tin dự án ngay từ khâu doanh nghiệp tiếp cận dự án đến khi được cấp phép triển khai dự án là khuyết tật của thị trường bất động sản trong nhiều năm qua.

Tại “Diễn đàn Kinh tế 2020: Tích lũy động năng cho chu kỳ tăng trưởng mới”, ông Nguyễn Đức Cây, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà Constrexim phải thốt lên: “Chúng ta cứ nói công khai, dân chủ, nhưng rất nhiều khu đất vàng không ai biết chủ sở hữu, hôm qua vẫn là đám đất trống, hôm sau đã mọc nhà cao tầng”.

Doanh nhân này cho rằng, công tác quy hoạch và lập quy hoạch đất đai, dự án bất động sản tại Việt Nam hiện khá lộn xộn. “Trong khi có quy định là, quy hoạch 10 năm điều chỉnh một lần, thì nhiều địa phương cứ 2-3 năm đổi quy hoạch một lần, doanh nghiệp không biết đâu mà lần”, ông Cây nêu.

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, yêu cầu đầu tiên và bắt buộc trong quản lý nền kinh tế mở cửa hiện nay là phải đảm bảo công khai, minh bạch thông tin. Với thị trường đầy tính pháp lý như bất động sản, thông tin càng công khai, minh bạch bao nhiêu, càng giúp thị trường phát triển một cách rõ ràng, tránh sự nhập nhèm lợi ích, tạo niềm tin cho người dân và nhà đầu tư.
Xem chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top