Aa

Bất động sản 24h: Tiền sử dụng đất có thể tăng gấp đôi, người dân lo lắng

Thứ Tư, 11/12/2019 - 10:30

Tiền sử dụng đất có thể tăng gấp đôi, người dân lo lắng; Thị trường bất động sản sẽ có điều chỉnh để cân đối cung cầu... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Tiền sử dụng đất có thể tăng gấp đôi, người dân lo lắng

Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đang trình Chính phủ dự thảo về khung giá đất, dự kiến sẽ tăng đột biến.

Theo quy định hiện nay, khi Chính phủ ban hành khung giá đất, căn cứ vào đây các tỉnh thành sẽ ban hành bảng giá đất và hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K) để làm căn cứ tính tiền sử dụng đất, thuê đất của người dân, doanh nghiệp (DN).

Tại TP.HCM, bảng giá đất ở 3 tuyến đường Đồng Khởi, Lê Lợi, Nguyễn Huệ của quận 1 đang có mức cao nhất là 162 triệu đồng/m2 (bằng mức giá đất tối đa của khung giá đất). Tại Hà Nội, bảng giá đất cao nhất cũng là 162 triệu đồng/m2. Theo tờ trình, mức tăng giá dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với khung giá đất cũ.

Nếu dự thảo được được thông qua, khung giá tối thiểu đối với đất tại các khu vực nói trên của TP.HCM có giá tối đa là 330 triệu đồng/m2. Bên cạnh đó, căn cứ Nghị định 44, TP.HCM có thể quy định bảng giá đất với mức giá đất cao hơn, nhưng không quá 30% so với khung giá đất. Nghĩa là giá đất ở cao nhất lên tới 429 triệu đồng/m2.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh: Internet

Thị trường đất nền Thanh Hóa sôi động cuối năm

Từ đầu năm 2019 đến nay, thị trường bất động sản Thanh Hóa đã thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư “tầm cỡ” thực hiện các dự án nghỉ dưỡng, khu đô thị đẳng cấp. Kéo theo đó là sự gia tăng về chuỗi giá trị, tạo biến động về giá khiến thị trường đất nền cùng các phân khúc khác thêm phần sôi động vào dịp cuối năm.

Với nhiều điều kiện kinh tế hiện có, cùng với những giá trị về thị trường và tốc độ tăng trưởng sâu, cơ hội đầu tư lớn... nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng đến cuối năm thị trường bất động sản Thanh Hóa sẽ có sự tăng trưởng tích cực.

Một vị chuyên gia cho nhận định, dịp cuối năm 2019 chính là thời điểm và cơ hội lớn cho các nhà đầu tư bất động sản phân khúc đất nền. Nguyên nhân chủ yếu là ở thời điểm này các dự án đất nền đang vào giai đoạn hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, giao thông hoàn thiện và tiềm năng tăng giá khiến nhà đầu tư “bung vốn” vào thị trường này.

Bên cạnh đó, tác động từ nguồn thu và lợi nhuận của các nền kinh tế khác dịp cuối năm khiến nhà đầu tư có nhiều cơ hội đầu tư vào đất nền nhằm thu lợi nhuận và tích lũy.

Xem chi tiết tại đây

Những lưu ý khi đầu tư condotel

Việc chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng thất hứa về cam kết lợi nhuận khiến nhiều khách hàng “như ngồi trên lửa”.

Nếu vẫn muốn tham gia “hái tiền” ở thị trường này, nhà đầu tư condotel cần lưu ý những gì để không gặp phải rủi ro?

Đầu tư condotel hay đầu tư bất cứ loại hình bất động sản nào khác, vị trí địa lý luôn được xem là yếu tố cốt lõi. Vị trí cũng quyết định 30-40% giá trị của một sản phẩm bất động sản. Đối với condotel, sản phẩm nếu nằm tại vị trí đắc địa, có giao thông thuận lợi thì sẽ thu hút lượng khách lớn hơn.

Vướng mắc về hành lang pháp lý cũng kéo theo rủi ro đối với hoạt động tín dụng trong hệ thống ngân hàng. Hiện nay vẫn có một số ngân hàng có các gói cho vay condotel với lãi suất được quảng cáo là ưu đãi như SHB, Vietcombank, Vietinbank, BIDV...

Trước khi quyết định đầu tư condotel, nhà đầu tư cần đánh giá chung, bao quát về diễn biến và tiềm năng của thị trường, xác định sơ bộ lượng cung và cầu tại khu vực mình muốn đầu tư.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh: Internet

Làm thế nào để thu hút du khách quốc tế quay trở lại?

Theo Báo cao năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu năm 2019 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, tài nguyên văn hóa của Việt Nam được xếp hạng 29/140, đứng thứ 2 trong Đông Nam Á, tài nguyên tự nhiên được xếp hạng 35/140, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Với những thế mạnh nổi trội như vậy, tài nguyên du lịch của Việt Nam được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp vào danh sách các nước dẫn đầu thế giới.

Phát biểu tại Diễn đàn Cấp cao Du lịch lần 2 năm 2019, ông Lê Quang Tùng, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho hay, năm 2019, năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn nhiều chỉ số ở mức thấp. Nhân lực và thị trường giảm 10 bậc; bền vững về môi trường và hạ tầng du lịch xếp vào nhóm thấp nhất thế giới. Nhiều hạn chế và điểm nghẽn chưa được giải quyết như công tác xúc tiến quảng bá chưa tốt, quỹ hỗ trợ phát triển du lịch chưa đưa vào vận hành, hạ tầng sân bay quá tải chưa đáp ứng được lượng khách du lịch ngày càng lớn, chính sách thị thực nhập cảnh còn nhiều hạn chế cũng là một trong nhưng lý do ảnh hưởng đến lượng du khách quốc tế đến với Việt Nam...

Cũng bàn về những thách thức, rào cản, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn quốc gia và còn có ảnh hưởng lớn tới các ngành có mối quan hệ chặt chẽ với du lịch như hàng không, bất động sản, thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên, bên cạnh những bước tăng trưởng ấn tượng, cũng bộc lộ nhiều áp lực, thách thức với Chính phủ, các bộ, ngành cùng các doanh nghiệp vì sự tăng trưởng nóng lại chưa đi kèm với các yếu tố bền vững và hiệu quả.

Xem chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top