Aa

Bất động sản 24h: Vì sao nhà đất tại Dĩ An (Bình Dương) tăng giá chóng mặt?

Thứ Ba, 01/10/2019 - 10:30

Vì sao nhà đất tại Dĩ An (Bình Dương) tăng giá chóng mặt?; "Chật vật" chạy đua Basel II, Vietinbank có quá vội vàng?... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Vì sao nhà đất tại Dĩ An (Bình Dương) tăng giá chóng mặt?

Khoảng hơn 2 năm qua từ 2017 đến 2019, nhà đất tại Dĩ An (Bình Dương) liên tục ghi nhận giá đất tăng cao. So với năm ngoái, nhà đất ở địa phương này theo ghi nhận của giới kinh doanh tăng trung bình 20-30% tùy khu vực. Tuy nhiên, hiện giao dịch có phần chững lại do mặt bằng giá cao, nguồn cung khan hiếm.

Mục sở thị thị trường Bình Dương mới đây, chúng tôi nhận thấy mặt bằng giá đất thổ cư, nhà phố xây sẵn ghi nhận mức giá tăng khoảng 15-20% trong vòng một năm, riêng các dự án đã có sổ đỏ mức tăng đạt từ 25-30%/năm. Nếu lấy mốc từ 3 năm trở lại đây, đất nền tại Dĩ An, Bình Dương có biên độ tăng giá từ khoảng 60-100% (tùy dự án).

Tìm hiểu thực tế cho thấy, giá đất tại Dĩ An đã có sự biến động khá mạnh trong những năm qua. Đất tại khu vực trung tâm thị xã Dĩ An hiện dao động từ 60 - 90 triệu đồng/m2 (cách đây 2 năm thì chỉ khoảng từ 30 - 50 triệu đồng/m2).

Trong đó, giá đất tăng mạnh diễn ra quanh ngã tư 550 tại Dĩ An. Đầu năm 2018, giá đất mặt tiền DT 743 trong bán kính 500m quanh ngã tư 550 rơi vào khoảng 30 triệu đồng/m2. Đến đầu tháng 6/2019 giá đất tại đây đã chạm ngưỡng 45 - 60 triệu đồng/m2 (tùy vị trí). Đặc biệt, tại khu vực quanh Vincom Plaza hiện cũng giao dịch với mức giá 45-60 triệu đồng/m2, tăng gấp rưỡi cùng kì năm trước.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

"Chật vật" chạy đua Basel II, Vietinbank có quá vội vàng?

Dù là một trong những ông lớn trong ngành tài chính, nhưng lần này có vẻ như Vietinbank đang là người chậm chân về đích trong cuộc đua Basel II.

Gần đây, Vietinbank liên tục đưa ra thông báo bán gấp rút tài sản. Tính riêng tháng 9, ngân hàng công bố xử lý 6 tài sản thế chấp với 2 bất động sản giá trị lớn nhất theo giá bán là quyền sử dụng đất của bên ủy quyền tại thửa đất số 131, tại Vĩnh Phúc có giá khởi điểm 12 tỷ đồng. Thứ hai là căn hộ chung cư số A1705, diện tích 155,6 m2, tòa A, chung cư 48 tầng Keangnam Vina có giá bán dự kiến hơn 6,2 tỷ đồng. Một số tài sản khác được VietinBank thông báo bán, xử lý gồm nhà, đất, ôtô, cũng có mức giá thanh lý dao động 50-650 triệu đồng. Tính từ đầu năm, VietinBank đã có gần 70 thông báo thu hồi, bán và xử lý tài sản đảm bảo.

Cùng việc với bán tài sản, Vietinbank cũng là một trong những ngân hàng tích cực nhất trong việc phát hành trái phiếu. Tuy vậy, trong cuộc đua phát hành trái phiếu, ngân hàng này cũng khiến nhà đầu tư đặt ra dấu hỏi về sự vội vàng. Chẳng hạn như việc giấu tên doanh nghiệp ôm trái phiếu nhiều đợt.

Xem chi tiết tại đây

Lãnh đạo Bộ Xây dựng: Truy trách nhiệm địa phương trong vụ Địa ốc Alibaba

Trong vụ Công ty địa ốc Alibaba lừa đảo hơn 2.500 tỷ đồng, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng, trách nhiệm chính là địa phương, địa phương là đơn vị cho phép điều chỉnh, tiếp tục hay dừng triển khai.

Xoay quanh câu chuyện Địa ốc Alibaba lừa đảo trong thời gian qua, trả lời báo chí tại buổi họp báo quý III/2019 của Bộ Xây Dựng, ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho hay: Việc quy định trách nhiệm của các cơ quan quản lý đã được nêu ra tại điều 17 và điều 78 Luật Kinh doanh bất động sản. Việc triển khai các dự án liên quan đến nhiều công đoạn và nhiều luật như: Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch, Luật Kinh doanh bất động sản…

Xác định vi phạm thì phải làm rõ vi phạm ở giai đoạn nào, từ đó mới xác định được trách nhiệm ở khâu nào.

Ông Ninh cho hay: “Công ty địa ốc Alibaba vi phạm tất cả các luật vì đây là dự án ma. Bộ Xây dựng có trách nhiệm thực thi pháp luật về kinh doanh bất động sản và phối hợp với địa phương. Trách nhiệm chính là địa phương, địa phương là đơn vị cho phép điều chỉnh, tiếp tục hay dừng triển khai”.

Xem chi tiết tại đây

Ga ngầm C9 Bờ Hồ – Bảo tồn không có nghĩa là đóng cửa di tích

Tuần trước, UBND thành phố Hà Nội vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận vị trí, quy hoạch tổng thể mặt bằng, phương án thiết kế và thi công ga ngầm C9, tuyến đường sắt số 2 Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Sau một thời gian dài nghiên cứu, khảo sát, thiết kế, tính toán, cân nhắc, UBND TP. Hà Nội khẳng định vị trí đặt ga ngầm C9 trong đề xuất là phương án tối ưu.

Phối cảnh ga ngầm C9

Vị trí đặt ga ngầm C9 là chủ đề được bàn cãi trong nhiều năm qua, thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn, nhà quản lý cũng như dư luận. Chỉ cần gõ vào từ khóa “ga ngầm C9” thì trong 0,42 giây đã cho ra 97.800 kết quả. Sự quan tâm của dư luận không chỉ bởi đây là dự án đường sắt đô thị quan trọng kết nối nội đô với khu vực ngoại vi mà còn bởi chỉ vì tranh cãi về vị trí đặt ga ngầm C9 mà dự án đã kéo dài 11 năm nay vẫn chưa thể triển khai.

Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân, tổ chức tọa đàm, phần lớn các ý kiến đều nhất trí với vị trí theo quy hoạch. Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến phản đối và đặc biệt là chưa có sự thống nhất của cơ quan chức năng. Các ý kiến chưa đồng tình chủ yếu tập trung vào vấn đề vị trí đặt ga nằm trong khu vực tâm linh, nhạy cảm… Đặc biệt, một số ý kiến cho rằng đặt ga ngầm ở gần hồ Hoàn Kiếm sẽ làm cho lượng người dồn đến đông, phá vỡ sự yên tĩnh của thắng cảnh này.

Những ý kiến chưa đồng tình với vị trí ga C9 không phải là không có lý. Tuy nhiên, đây là ga ngầm, phần nổi chỉ là cửa ga và đã điều chỉnh lược bỏ phần mái che ở cửa số 3 nên giảm thiểu sự ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh, đặc biệt ảnh hưởng rất ít đến các di tích mang tính tâm linh. Cửa ga “nhạy cảm” nhất có lẽ là cửa số 3 cũng là cửa gần hồ nhất. Nhưng cửa này lại sát ngay vị trí nhà vệ sinh công cộng hiện có. Như vậy, nếu gọi là ảnh hưởng đến khu vực tâm linh nhạy cảm thì cửa ga này còn xếp sau nhà vệ sinh nói trên.

Còn ý kiến cho rằng, đặt nhà ga C9 tại khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ thu hút lượng lớn hành khách từ bên ngoài vào trung tâm Hà Nội, dẫn đến phá vỡ sự yên tĩnh của hồ Hoàn Kiếm và làm tăng nguy cơ tắc nghẽn giao thông… thì tôi xin đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta lại sợ nhiều người đến hồ Hoàn Kiếm và khu vực phố cổ? Chả lẽ cứ là di sản, di tích thì cần hạn chế người đến, và di sản, di tích càng quan trọng thì càng hạn chế?

Xem chi tiết tại đây

Thị trường đất nền TP.HCM đối mặt khủng hoảng niềm tin

Không chỉ khủng hoảng nguồn cung, khủng hoảng pháp lý, thị trường đất nền TP.HCM còn đối mặt với khủng hoảng niềm tin của người mua trước hàng loạt thông tin lừa đảo, rao bán trái phép.

Chị Mai Thanh, một nhà đầu tư nhỏ lẻ quê ở Tiền Giang cho biết từng khóc hết nước mắt khi toàn bộ vốn liếng để dành mất trắng vì bị lừa mua đất nền tại một dự án ma thuộc quận Bình Tân. Dự án này vốn là đất quy hoạch cây xanh cấm phân lô, bán nền nhưng một chủ đầu tư vẫn rao bán và cam kết ra sổ.

“Tôi bị lừa mà không hay biết. Chỉ đến khi đọc báo thấy thông tin nhiều người khác kêu cứu mới tá hỏa mình cũng là nạn nhân. Giờ tôi không dám đầu tư vào đất nền nữa, nhất là đất nền giá rẻ”, chị Thanh nói.

Theo chị Thanh dù báo chí khuyến cáo, mách nước các biện pháp kiểm chứng nhưng thực tế người mua nhỏ lẻ khó có thể đi chứng thực như cảnh báo. “Mua đất trước giờ vẫn luôn là kiểu tin nhau thì mua, không tin thì thôi, mấy ai thật sự lôi hồ sơ lên chính quyền kiểm chứng, mà nhìn vào mấy cái bản đồ quy hoạch gì đó cũng mấy ai hiểu”, chị Thanh chia sẻ.

Xem chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top