Aa

BĐS 24h: Doanh nghiệp địa ốc ồ ạt tăng vốn đầu tư nhiều dự án mới

Chủ Nhật, 26/03/2017 - 21:02

Chính phủ yêu cầu giám sát chặt hoạt động của Vinacomin; Nhờ đường sắt trên cao, nhiều dự án BĐS "một bước lên mây”; TP. HCM quy hoạch 221ha phố đi bộ ở trung tâm, đường nào bị cấm xe?; Đại gia Hà Nội bỏ 100 tỷ 'ôm' 15 căn biệt thự tỉnh lẻ… là một số tin tức nổi bật trên thị trường BĐS 24 giờ qua.

TP. HCM quy hoạch 221ha phố đi bộ ở trung tâm, đường nào bị cấm xe?

Mới đây, Sở GTVT TP. HCM đã giao cho Khu quản lý giao thông đô thị só 1 làm chủ đầu tư dự án hình thành các khu vực đi bộ ở trung tâm thành phố. Khu phố đi bộ này được định hình có chu vi 7,35km; tổng diện tích là 221ha.

Trong đó, bao gồm một số đoạn trên các tuyến đường: Lê Duẩn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Pasteur, Hai Bà Trưng, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Lý Tự Trọng, Lê Lợi và một số đường nhỏ khác ở Quận 1.

Đặc biệt, sau khi đưa vào hoạt động, phố đi bộ sẽ không cho các xe cá nhân đi vào khu vực này. Vì vậy, trên các tuyến đường xung quanh như Nguyễn Thị Nghĩa, Lê Lai, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Hữu Cảnh sẽ có các bãi đỗ xe phục vụ nhu cầu của người dân.

Xem chi tiết tại đây

Không để thất thoát “đất vàng”

Bàn về vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong đó có việc xử lý đất đai và xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị DN cổ phần hóa; xử lý các vấn đề về tài chính trước và trong quá trình cổ phần hóa được tăng cường bảo đảm ngăn chặn thất thoát vốn và tài sản nhà nước; TS Lê Đạt Chí, Phó trưởng Khoa Tài chính Trường ĐH Kinh tế TP HCM, cho rằng chuyện đấu giá đất đai của DNNN có nhiều vấn đề phải bàn tính. Thực tế, tài sản của DNNN chưa cổ phần hóa phần lớn là đất.

 

Khu “đất vàng” số 23 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM (trụ sở cũ của Công ty XSKT TP HCM) mới được bán đấu giá đến 1.430 tỉ đồng so với giá khởi điểm là 558 tỉ đồng Ảnh: Tấn Thạnh

Khu “đất vàng” số 23 Lê Duẩn, quận 1, TP HCM (trụ sở cũ của Công ty XSKT TP HCM) mới được bán đấu giá đến 1.430 tỉ đồng so với giá khởi điểm là 558 tỉ đồng Ảnh: Tấn Thạnh

 

 

Nếu không có tài sản này thì sẽ không hấp dẫn nhà đầu tư. Tuy nhiên, đất này nếu để mãi ở DNNN mà không cổ phần hóa thì vẫn không thể là “đất vàng”. Nó chỉ thành “đất vàng” khi có tiền của các tổ chức tư nhân trong và ngoài nước đầu tư vào. Chưa kể, nhiều DNNN có công ty con đã liên doanh với các công ty khác nên rất khó tách phần đất ra để định giá mà phải định giá thông qua giá trị sổ sách.

Theo TS. Chí, thì đó cũng là khe hở có thể gây thất thoát tài sản nhà nước nhưng không dễ quản lý.

Xem chi tiết tại đây

Chính phủ yêu cầu giám sát chặt hoạt động của Vinacomin

Phó thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có chỉ đạo liên quan đến tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh năm 2015, 2016 của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - Vinacomin (TKV).

Trên cơ sở báo cáo giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 đối với TKV của Bộ Tài chính, Phó thủ tướng yêu cầu TKV tiếp thu, xây dựng báo cáo tổng thể, đầy đủ và hoàn chỉnh về tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, đầu tư, dòng tiền, cơ chế quản lý tập đoàn và các công ty con, quản trị; sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đến thời điểm 31/12/2016.

Đặc biệt, Phó thủ tướng giao các Bộ: Công Thương, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường giám sát hoạt động của TKV; nghiên cứu, xử lý kịp thời các kiến nghị của TKV và Tổng công ty Đông Bắc.

Xem chi tiết tại đây

Đại gia Hà Nội bỏ 100 tỷ 'ôm' 15 căn biệt thự tỉnh lẻ

Thị trường bất động sản các tỉnh đang thu hút nhiều nhà đầu tư Hà Nội, mới đây tại một dự án đã có đại gia xuống tiền mua 15 căn biệt thự, với tổng số tiền lên tới hơn 100 tỷ đồng.

Theo tiết lộ của giám đốc một sàn bất động sản, danh tính vị đại gia này không được tiết lộ. Chỉ trong ngày mở bán đầu tiên tại một dự án ở Quảng Ninh, ông đã đặt mua 15 căn biệt thự ngay trung tâm Hạ Long. Trung bình mỗi căn của dự án này giá từ 7-15 tỷ đồng, tổng số tiền mà đại gia Hà Nội bỏ ra cũng lên tới hơn 100 tỷ đồng.

Xem chi tiết tại đây

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Nhờ đường sắt trên cao, nhiều dự án BĐS "một bước lên mây"

CBRE Việt Nam cho rằng, tuyến đường sắt trên cao sẽ hỗ trợ về giá trị đối với các BĐS chạy dọc tuyến đường, bởi vì lượng phương tiện cá nhân đang áp đảo, là thách thức không nhỏ cho các đô thị Đông Nam Á. Lĩnh vực phản ứng mạnh nhất đối với các mạng lưới tàu trên cao được dự báo là các căn hộ chung cư.

Theo đó, tuyến đường sắt trên cao tại Hà Nội được hoàn thành sẽ kết nối khu vực dân cư đông đúc Hà Đông với cửa ngõ vào trung tâm Cát Linh, cho phép lưu thông nội đô dễ dàng, tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển.

Tại Hà Nội, dọc tuyến Cát Linh – Hà Đông có thể đếm được hàng chục dự án, còn tại TP. HCM, tại quận 2, khu Thảo Điền, CBRE thống kê có tới hàng trăm dự án gồm đủ loại cao cấp trung cấp... CBRE dự kiến trong 3 năm tới, thị trường sẽ đón nhận thêm 310 nghìn m2 nguồn cung mới. Riêng năm 2017 đón 135 nghìn m2. Còn 2 năm tiếp theo, nguồn cung đạt 175 nghìn m2, trong đó chiếm 2/3 là tòa tháp Vietinbank Tower tại khu đô thị Ciputra (khoảng 100 nghìn m2).

Xem chi tiết tại đây

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 

Đầu mùa ĐHĐCĐ 2017: Doanh nghiệp địa ốc ồ ạt tăng vốn đầu tư nhiều dự án mới

Các chuyên gia tài chính nhận định nhiều khả năng nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản sẽ suy giảm từ ngân hàng thương mại và khách hàng trong thời gian tới. Các doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực huy động vốn để triển khai dự án nhằm thu hút khách hàng và thực hiện kế hoạch kinh doanh.

Và một trong nhiều cách huy động vốn của các doanh nghiệp địa ốc ở thời điểm hiện tại, đó là phát hành cổ phiếu để tăng vốn.

Hàng loạt các công ty đã công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ và phát hành thêm cổ phần như Long Điền, Vạn Phát Hưng, Đất Xanh Group, Năm Bảy Bảy…

Xem chi tiết tại đây 

 

 

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top