Aa

Biểu tượng vô giá của thành phố Cape Town và "mối lương duyên" thế kỷ

Thứ Năm, 28/09/2017 - 06:11

Ngày nay, khi đến với địa danh nổi tiếng núi Table - biểu tượng của thành phố Cape Town - Nam Phi, hơn 24 triệu du khách chọn cách thưởng ngoạn phong cảnh bằng cáp treo. Thế nhưng ít ai biết rằng hệ thống cáp treo và ngọn núi này đã gắn kết với nhau cả thế kỷ.

 Ở Nam Phi, núi Table được coi như người mẹ luôn che chở, bảo vệ cho thành phố Cape Town khỏi những tác động của biển cả. Nó cũng là biểu tượng không tuổi của lịch sử địa phương, nơi mở ra những cảnh đẹp hiếm có cùng nhiều loài động, thực vật đặc trưng vùng.

Tuy nhiên, vào thời điểm trước những năm 1870, cách duy nhất để lên được đến đỉnh ngọn núi, nơi mở ra quang cảnh đẹp nhất, lại chỉ là đi bộ. Do đó, không phải ai trong số những người dân ở Cape Town cũng có đủ sức khỏe để đạt “cơ hội ngàn vàng” là đứng trên đỉnh núi ngắm nhìn bức tranh tuyệt đẹp của trời đất. Đặc biệt, phải mãi đến năm 1870 mới có người phụ nữ đầu tiên của thành phố - quý cô Anne Barnard - đặt chân đến được đỉnh ngọn núi này.

Chính vì thế, bước sang cuối những năm 1870, người ta bắt đầu đưa ra ý tưởng và kế hoạch xây dựng một hệ thống cáp treo để giúp các cư dân của thành phố đạt được ước mơ thưởng ngoạn phong cảnh của núi Table. Tuy nhiên, cuộc chiến Anglo-Boer I bắt đầu nổ ra vào năm 1880 đã khiến kế hoạch này bị trì hoãn.

Cáp treo và núi Table, một

Cáp treo và núi Table, một "mối tình" đã hơn 100 năm

Đến năm 1912, người dân ở Cape Town đề xuất lại ý tưởng xây dựng cáp treo và việc xây dựng được bắt đầu, mặc dù chi phí xây dựng dự kiến vào thời điểm đó cũng không hề rẻ, khoảng 100 nghìn GB EUR (tương đương 38.8 triệu EUR vào năm 2011)

17 năm sau, ngày 4/10/1929, hệ thống cáp treo công cộng chính thức mở cửa và đưa hệ thống cáp treo núi Table trở thành một trong ba hệ thống cáp treo ra đời sớm nhất thế giới. Tổng chi phí xây dựng chỉ là 60 nghìn GB EUR, tương đương 11.4 triệu EUR vào năm 2011.

Từ sau khi mở cửa, hàng chục triệu người đã có thể đến thăm ngọn núi và được “say” trong vẻ đẹp của nó. Trong đó, có cả những người nổi tiếng như Oprah Winfrey hay “kẻ hủy diệt” Arnold Schwarzenegger.

Ngày 25/3/2010, hệ thống cáp treo này đón chào hành khách thứ 20 triệu của mình, chính là nhà làm phim người Columbia Federico Velasquez. Năm 2011, núi Table lọt vào danh sách bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới của UNESCO. Như vậy, đến nay, sau nhiều lần nâng cấp và trùng tu, hệ thống cáp treo núi Table đã 105 tuổi.

Điều đáng nói ở đây là hệ thống cáp treo và núi Table đã song song tồn tại trong suốt hơn 100 năm.

Giả sử nếu hệ thống cáp treo núi Table không được xây dựng thì người dân thành phố Cape Town khó mà được “thưởng thức” món “đặc sản” của chính địa phương mình, chưa nói đến khách du lịch trong và ngoài nước.

Rõ ràng, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng tồn tại, phát triển và trở thành biểu tượng vô giá, không tuổi của lịch sử thành phố Cape Town.

Bài viết có sử dụng thông tin từ Tablemountain.net và Sun International.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top