Aa

"Cơn sốt" đất nền lan đến phía Tây TP. HCM?

Thứ Hai, 15/05/2017 - 13:31

SonKim Land huy động thành công 100 triệu USD từ đối tác nước ngoài; Vì sao ngân hàng “lười” chia cổ tức tiền mặt?; Đến lượt phía Tây TP. HCM nóng chuyện đất nền... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

SonKim Land huy động thành công 100 triệu USD từ đối tác nước ngoài

Công ty Cổ phần BĐS Sơn Kim (SonKim Land) và EXS Capital - tập đoàn đầu tư độc lập tại thị trường châu Á - vừa công bố hoàn tất việc huy động vốn đầu tư từ thị trường quốc tế trị giá 100 triệu USD.

Cùng hợp tác với SonKim Land và EXS Capital trong dự án lần này còn có sự góp mặt của ACA Investments - công ty quản lý quỹ hàng đầu của Nhật Bản có văn phòng tại Singapore với bề dày kinh nghiệm trong đầu tư vào các dự án tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. ACA cũng là đơn vị có nhiều kinh nghiệm đầu tư tại Việt Nam với các khoản đầu tư vào Bibo Mart hay Cùng Mua trước đây.

“Đây là khoản đầu tư thứ 5 của chúng tôi tại Việt Nam. Chúng tôi đã phải nghiên cứu hơn 100 cơ hội đầu tư tại Việt Nam và kết quả là chúng tôi đã tìm thấy SonKim Land - một trong số ít các doanh nghiệp có tầm nhìn chiến lược dài hạn và một đội ngũ kỷ luật, chuyên nghiệp” - ông Hiroyuki Ono, ACA Investment cho biết.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Vì sao ngân hàng “lười” chia cổ tức tiền mặt?

Năm 2016, kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng được đánh giá là có nhiều khởi sắc hơn. Nhưng qua kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 của một số ngân hàng, có thể nhận thấy diễn biến rằng, tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận không tỷ lệ thuận với mức chi trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt.

Cụ thể, LienVietPostBank dự kiến mức cổ tức là 10%, trong đó chỉ có 4% tiền mặt, 6% là cổ phiếu. Ngân hàng Quốc tế VIB được Đại hội cổ đông phê duyệt tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức rất cao là 44,6%. Tuy nhiên, cổ tức bằng tiền mặt chỉ là 5%, còn lại là chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu (39,6%).

Trong khi đó, Ngân hàng VPBank thậm chí còn không có kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt mà dành toàn bộ phần lợi nhuận chưa phân phối để tăng vốn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

20% vốn Thép Tisco đã "vào tay" Thái Hưng

Đầu tháng 5 (ngày 3/5), CTCP Thương Mại Thái Hưng đã mua vào 4,5 triệu cổ phiếu TIS của CTCP Gang Thép Thái Nguyên (Tisco). Với giao dịch này, Thái Hưng đã nâng lượng sở hữu cổ phiếu TIS lên 36,8 triệu cổ phiếu tương ứng tỷ lệ 20% vốn điều lệ của Tisco.

Dự đoán, số lượng cổ phiếu TIS mà Thái Hưng mua vào giá thỏa thuận 11.300 đồng/cổ phiếu. Hiện chưa có thông tin về bên bán. Trước đó không lâu, Thái Hưng cũng đã chi 200 tỷ đồng để mua vào hơn 18 triệu cổ phiếu TIS, 17,81 triệu cổ phiếu trong số đó được mua thỏa thuận.

Trong nhiều tháng từ cuối năm 2016, đầu năm 2017, CTCP Thương mại Thái Hưng liên tục mua vào một lượng lớn cổ phiếu TIS. Ngày 21/2/2017, Thái Hưng mua 14,1 triệu cổ phiếu TIS và trở thành cổ đông lớn khi nắm 5% vốn điều lệ, việc này khiến giá cổ phiếu TIS tăng mạnh

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đến lượt phía Tây TP. HCM nóng chuyện đất nền

Mặc dù “ít ồn ào” hơn các điểm sốt đất đang diễn ra tại TP.HCM như tại huyện Cần Giờ, quận 9, quận 2 và Thủ Đức, nhưng khu Tây cũng đã nóng lên với loại hình “đất nền khu dân cư” hoặc nền “đất đô thị”.

Anh Giang, chủ một khu đất tại tỉnh lộ 10, huyện Bình Chánh, cho biết giá đất tại khu vực này tăng mạnh trong 2 năm gần đây, tốc độ tăng còn tùy thuộc vào vị trí. Khu đất diện tích 230 m2 anh đang rao bán với mức 700 triệu đồng.

Quảng cáo đất nền phân lô được treo đầy khu vực gần các khu công nghiệp khu vực cửa ngõ TPHCM và Đức Hòa, Long An với giá chỉ vài trăm triệu một nền. Ảnh: Võ Văn.

Quảng cáo đất nền phân lô được treo đầy khu vực gần các khu công nghiệp khu vực cửa ngõ TPHCM và Đức Hòa, Long An với giá chỉ vài trăm triệu một nền. Ảnh: Võ Văn.

Một số “cò đất” tại Bình Chánh cho biết giá đất đã tăng gấp 1,5-3 lần trong vòng 5 năm trở lại và tăng mạnh nhất trong 2 năm nay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cận cảnh nút giao thông gần 3000 tỷ đồng "đổi" 475 ha đất ở Hà Nội

Nằm ở cửa ngõ phía Bắc Thủ đô, nút giao Long Biên - Nguyễn Văn Cừ được hoàn thiện đồng bộ gồm: Cầu vượt thép lớn nhất Việt Nam, hầm chui đường sắt... với tổng mức đầu tư trên 2.800 tỷ đồng theo theo hình thức hợp đồng BT.

Dự án Nút giao thông Long Biên dài hơn 800m do Công ty CP Him Lam làm nhà đầu tư với tổng mức đầu tư 2.847 tỷ đồng. Đây là dự án trọng điểm của thành phố Hà Nội được khởi công ngày 6/5/2014, thực hiện theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao).

Để thu hồi vốn cho dự án, UBND TP. Hà Nội tạo điều kiện nhà đầu tư khai thác quỹ đất đối ứng bao gồm 20 ha tại xã Dương Xá (huyện Gia Lâm), 320 ha tại các phường Long Biên, Cự Khối (quận Long Biên) và bổ sung thêm 135 ha ngoài bãi sông Hồng có khả năng khai thác.

Hạng mục chính gồm xây cầu vượt 6 làn xe cơ giới theo hướng đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5), tổng chiều dài cầu vượt là 809,7m, trong đó cầu chính dài 310m, cầu dẫn dài 499,7m, có dải phân cách cứng ở giữa. Tốc độ thiết kế của cầu vượt hướng Đông Trù - Nguyễn Văn Linh và đường nội đô hai bên cầu vượt khác nhau. Trên cầu vượt là 80 km/giờ, còn đường nội đô phía dưới là 50 km/giờ.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top