Aa

Cư dân các đô thị mới: Bao giờ thực sự an cư?

Thứ Sáu, 25/08/2017 - 14:00

M&A: Kênh an toàn cho FDI vào BĐS; Hậu Saigon One Tower: Còn bao nhiêu dự án BĐS “đắp chiếu” sẽ bị thu hồi?; Cư dân các đô thị mới: Bao giờ thực sự an cư?... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Giảm lãi suất – Đòn bẩy cho thị trường BĐS TP.HCM những tháng cuối năm?

Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, thị trường căn hộ từ cuối năm 2016 đến nay được dự báo không còn là cơ hội trong khi đất nền tăng rất mạnh. Tuy nhiên, tình hình lạc quan hơn cho thấy FDI vẫn ở mức ổn định tốt, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho thị trường BĐS đang có dư địa lớn khi Chính phủ tăng tín dụng lên 20%, tăng tỷ lệ tín dụng tiêu dùng vào BĐS… sẽ kích thích trực tiếp cho hoạt động giao dịch.

TS. Đinh Thế Hiển.

TS. Đinh Thế Hiển.

Cũng theo ông Hiển, BĐS vẫn duy trì là kênh đầu tư hấp dẫn, song sẽ có sự phân hóa mạnh dựa trên nhu cầu và năng lực tài chính của nhà đầu tư. Thị trường sẽ không có xu thế rõ rệt, cơ hội sẽ đến tùy theo từng dự án, đất nền có thể bị chững lại khi nhà đầu tư thấy khả năng khai thác khó.

Bên cạnh những yếu tố được coi là tích cực, TS. Đinh Thế Hiển cũng đưa ra nhiều dự báo thận trọng cho những tháng còn lại của năm 2017.

Xem thông tin chi tiết tại đây

M&A: Kênh an toàn cho FDI vào BĐS

Hình thức liên doanh đang trở nên phổ biến giữa các nhà đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp BĐS trong nước. Trong khi các nhà đầu tư ngoại có khả năng tài chính mạnh và giàu kinh nghiệm thì nhà đầu tư trong nước lại nắm giữ đất đai trên thị trường cũng như có mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền sở tại. Do đó cái bắt tay này sẽ khiến cho sản phẩm hợp tác khai thác hết được những lợi thế và hạn chế tối đa những bất lợi. M&A cũng được đánh giá là cánh cửa an toàn nhất đối với nhà đầu tư ngoại khi lần đầu muốn rót vốn đến một thị trường mới.

Theo số liệu của JLL, hiện có hàng trăm triệu đô la đang chờ đợi để đổ vào thị trường BĐS Việt Nam ở hầu hết các phân khúc, bao gồm nhà ở, văn phòng, bán lẻ, khách sạn và khu công nghiệp. Các nhà đầu tư hầu hết đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, và đang có sự tăng trưởng của các nhóm nhà đầu tư đến từ Trung Quốc như: CFLC, Country Garden, Jiayuan,…

Xem thông tin chi tiết tại đây

Hậu Saigon One Tower: Còn bao nhiêu dự án BĐS “đắp chiếu” sẽ bị thu hồi?

Mới đây, Công ty quản lý tài sản (VAMC) đã thu giữ tài sản bảo đảm là Dự án đầu tư Cao ốc phức hợp Sài Gòn M&C nhằm mục đích xử lý, thu hồi nợ. Việc thu giữ tài sản là dự án nói trên được VAMC được thực hiện theo Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 15/8/2017.

Trước khi thu giữ dự án, VAMC đã ký hợp đồng mua nợ có giá trị hơn 7.000 tỷ đồng của một số tổ chức tín dụng, trong đó có Công ty Sài Gòn One Tower, tiền thân là Công ty Địa ốc Sài Gòn M&C.

Đơn vị này cũng đã nhiều lần nhắc nhở Công ty Sài Gòn One Tower cũng như các công ty thực hiện nghĩa vụ trả nợ, tuy nhiên các doanh nghiệp này không đưa ra được phương án trả nợ khả thi.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Di dời trụ sở trên "đất vàng": Chủ trương đúng, vẫn thấy lo!

Việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp đứng chân trên địa bàn nội thành Hà Nội ra bên ngoài là chủ trương đúng, cần được gấp rút triển khai thực hiện. Hiện nay, Thủ đô của chúng ta đang quá tải về mọi mặt và nếu không có những biện pháp điều chỉnh, rất dễ xảy ra tình trạng "vỡ trận". Có lẽ, rất ít Thủ đô nào lại có kiểu "nồi lẩu thập cẩm", trong đó, chứa hỗn độn đầy đủ các loại cơ sở, đơn vị, dịch vụ của các thành phần như Hà Nội.

Tất nhiên, đó là vấn đề do lịch sử để lại, trong đó, có lỗi thiếu tầm nhìn của những người làm quy hoạch nhiều nhiệm kỳ trước. Ngoài ra, còn là do sự phát triển quá nhanh của Thủ đô khiến các con số cơ học dồn lên Hà Nội quá dồn dập. Những người làm quy hoạch Hà Nội những năm gần đây đã nhìn nhận ra vấn đề này, có điều, từ ý chí đến khi triển khai là cả một vấn đề. Có những vướng mắc mà chắc rằng, nếu không tìm hiểu kỹ, sẽ khó nhìn nhận, đánh giá được hết.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Cư dân các đô thị mới: Bao giờ thực sự an cư?

Nhìn nhận về hậu quả của các tranh chấp chung cư bùng nổ tại đô thị thời gian qua, các chuyên gia phân tích, BĐS là loại hàng hóa tương đối nhạy cảm, do đó những tranh chấp này ngay lập tức có thể ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ của dự án và đương nhiên, giá trị căn hộ vì thế cũng sẽ bị kéo giảm xuống, nhất là tại những dự án để tranh chấp, kiện tụng kéo dài.

Một loại tranh chấp phổ biến và đa dạng đó là tranh chấp liên quan đến phí dịch vụ chung cư.

Một loại tranh chấp phổ biến và đa dạng đó là tranh chấp liên quan đến phí dịch vụ chung cư.

Ông Trần Trọng Quân - giám đốc một sàn BĐS lớn tại Hà Nội cho biết, trong nghề môi giới, các nhân viên sàn giao dịch thường ngại nhất khi những sản phẩm của họ vướng vào các dự án có tranh chấp. Mặc dù đã cung cấp đầy đủ các thông tin, ngay trước ngày đặt cọc, vẫn có khách hàng hủy hợp đồng vì lo ngại tính pháp lý của dự án cũng như lo ngại những phiền phức đi kèm.

Thực tế, dù nghị định, thông tư và các văn bản pháp quy về quản lý chung cư đều đã có đầy đủ, nhưng lại không rõ ràng về chế tài và khung pháp lý, xử lý tranh chấp chung cư, dẫn đến kết quả là tranh chấp chung cư cứ thế bùng phát. Mà một khi để xảy ra những tranh chấp như vậy thì rõ ràng cả đôi bên chủ đầu tư và cư dân cũng sẽ đều phải chịu thiệt, nếu để tranh chấp càng kéo dài thì những thiệt thòi đó lại càng nhân lên.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top