Aa

Cửu Long Trại Thành: Ký ức "đau thương" của hơn 300 khu tập thể không biết đến ánh nắng mặt trời

Chủ Nhật, 16/04/2017 - 06:00

Ít ai biết được rằng trước khi trở thành một công viên rộng lớn, sạch đẹp thì Cửu Long Trại Thành lại là thành phố của hơn 300 khu tập thể chen chúc, vươn mình trong vô vọng với những con đường không hề có ánh nắng mặt trời.

Thống kê năm 1987 cho thấy trên diện tích chỉ 2,6 ha của Cửu Long Trại Thành đã có tới 33.000 người cư ngụ, với mật độ dân số gần 1.3 triệu người/km2, từng được xem là nơi có mật độ dân số cao nhất thế giới. Trong suốt khoảng thời gian từ những năm 1950 tới 1970, Cửu Long Trại Thành gần như nằm dưới sự kiểm soát của các băng nhóm xã hội đen và có tỉ lệ mại dâm, cờ bạc và nghiện hút rất cao.

Thành phố của những khu tập thể xuống cấp Cửu Long Trại Thành

Thành phố của những khu tập thể xuống cấp Cửu Long Trại Thành

Về mặt kiến trúc, Cửu Long Thành Trại là một tổ hợp kiến trúc lộn xộn với 350 tòa nhà cao tầng kết nối với nhau bằng các mê cung ngõ hẻm và hành lang, được xây dựng không theo bất kỳ một quy hoạch nào về kiến trúc.  

Nó đã chứng kiến nhiều hoạt động xây dựng tu bổ lớn trong giai đoạn thập niên 1960 và 1970, tuy nhiên không vì thế mà sự nhếch nhác và xuống cấp nặng nề của thành phố tràn ngập khu tập thể này lại có thể mất đi.

Các khu tập thể của thành phố xuống cấp, xập xệ, nhếch nhác

Các khu tập thể của thành phố xuống cấp, xập xệ, nhếch nhác

Mật độ nhà tập thể cao tầng ở đây lớn tới mức một số con đường được thắp sáng cả ngày vì ánh sáng mặt trời hiếm khi rọi được xuống đến những tầng dưới cùng. Đối với những người dân sống ở tầng cao của “thành phố” đặc biệt này, mái nhà quả là một ân huệ vô giá. Đó là nơi họ có thể hít thở khí trời, thoát khỏi không gian chật chội, tù túng bởi phần lớn các căn hộ bên trong tòa nhà không có cửa sổ.

Những con đường không có ánh sáng của Cửu Long Trại Thành

Những con đường không có ánh sáng của Cửu Long Trại Thành

Lúc này, cả chính quyền Anh đang chiếm đóng tại đây và Trung Quốc đều nhận thấy rằng điều kiện sống ở đây là không thể chấp nhận được. Do đó, họ bắt đầu lên kế hoạch phá bỏ khu vực này sau Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984.

Chỉ có phần sân thượng của các khu tập thể trong thành phố mới nhận được ánh năng từ

Chỉ có phần sân thượng của các khu tập thể trong thành phố mới nhận được ánh nắng từ "ông trời"

Ngày 14/1/1987, chính quyền Hồng Kông công bố kế hoạch dỡ bỏ Cửu Long Trại Thành. Khoảng 350 triệu USD được chi ra để đền bù cho 33.000 dân Cửu Long Trại Thành. Một số người không bằng lòng với khoản đền bù và nhất quyết không chịu di dời bằng cách ngồi “ăn vạ” trước đường phố khi cảnh sát có đợt truy quét. Tuy nhiên, họ vẫn buộc phải dời đi trong khoảng thời gian từ tháng 11/1991 tới tháng 7/1992 với một số những biện pháp dứt khoát của chính quyền.

Một người đàn ông không muốn di dời khỏi thành phố xuống cấp này nhưng cuối cùng ông cũng phải thực hiện việc mình không muốn

Một người đàn ông không muốn di dời khỏi thành phố xuống cấp này nhưng cuối cùng ông cũng phải thực hiện việc mình không muốn

Sau quá trình di dân phức tạp, việc phá hủy Cửu Long Trại Thành kéo dài hơn một năm từ tháng 3/1993 - 4/1994. Tuy nhiên, ngay từ 3/1993, việc phá hủy Cửu Long Trại Thành được bắt đầu ở những khu vực đã di dời xong và đảm bảo là không gây ảnh hưởng tới các khu vực dân cư chưa di dời. Sau đó, công viên lớn cùng tên Cửu Long Trại Thành đã được mở cửa tại đây từ tháng 12/1995, bên trong công viên vẫn còn lưu giữ một số di tích cũ của Cửu Long Trại Thành.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top