Aa

Đề xuất bổ sung điều tra xã hội học vào công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Thứ Ba, 09/10/2018 - 14:01

Bổ sung điều tra xã hội học vào công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Hà Nội kỳ vọng sớm có Luật PPP; Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm ở Phú Quốc bị phát hiện sai phạm; "Quy mô dự án lớn không quan trọng bằng thời gian hấp thụ";... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Bổ sung điều tra xã hội học vào công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Sở Tài Nguyên Môi trường TP.HCM vừa trình UBND TP dự thảo "Quy định về quy chế phối hợp thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất".

Góp ý về dự thảo này HoREA kiến nghị bổ sung quy định điều tra xã hội học vào công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

Theo HoREA, trong những năm qua, khi Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại một số dự án đã xảy ra việc người dân không hợp tác trong quá trình đo đạc, kiểm đếm; không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ; không bàn giao đất thu hồi; không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Một số trường hợp khiếu kiện, thậm chí dẫn đến khiếu kiện kéo dài. Có nhiều trường hợp không nhận nền nhà hoặc nhà tái định cư dẫn đến dư thừa.

Xem chi tiết tại đây

Khu tái định cư Vĩnh Lộc B (Bình Chánh, TP.HCM) dư thừa hơn 1.000 căn do người dân thay đổi trong quá trình bồi thường tái định cư

Khu tái định cư Vĩnh Lộc B (Bình Chánh, TP.HCM) dư thừa hơn 1.000 căn do người dân thay đổi trong quá trình bồi thường tái định cư

Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm ở Phú Quốc bị phát hiện sai phạm

Hàng loạt dự án xây dựng đường giao thông lớn tại Phú Quốc vừa bị Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ nhiều sai phạm về khối lượng, đơn giá.

Cụ thể, theo Kiểm toán Nhà nước (KTNN), phát hiện tình trạng sai 38,7 triệu đồng chi phí khảo sát khi lập dự án đường cơ động phía Bắc đảo Phú Quốc; phải giảm 4,8 tỷ đồng chi phí xây lắp do làm sai khối lượng. Kết luận còn nêu rõ, hướng tuyến trong dự án đường cơ động phía Bắc đảo Phú Quốc được duyệt không đúng theo quy hoạch tại Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.

Kiểm toán buộc chủ đầu tư phải cắt giảm 849 triệu đồng do phải giảm chi phí tư vấn và chi phí khác do phải xác định lại tỷ lệ định mức và giảm trừ theo giá trị xây lắp giảm.

Xem chi tiết tại đây

"Quy mô dự án lớn không quan trọng bằng thời gian hấp thụ"

Theo bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc CBRE Hà Nội, thị trường Hà Nội và TP.HCM có vẻ đang chờ đợi những dự án nhà ở có quy mô gần như lớn nhất trên thị trường. Tuy nhiên, những dự án như vậy, nếu so sánh trong cùng khu vực thì dường như không phải quá lớn, chỉ có thể là lớn so với quy mô ở Việt Nam. Ở Hà Nội có Ecopark, Ciputra là những khu đô thị cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm và cũng mất một thời gian phát triển dài từ 10 - 20 năm.

Theo đó, những khu đô thị khác sắp tới cũng phải mất thời gian như vậy. Tuy nhiên, vấn đề ở đây sẽ là thời gian hấp thụ chứ không phải quy mô. Việt Nam cũng là thị trường tương đối mới, người dân nói chung vẫn thích sản phẩm mới để ở, đầu tư, nghỉ dưỡng. Vẫn còn nhiều cơ hội giới thiệu dự án mới vào thị trường.

Xem chi tiết tại đây

Hiện chưa có quy định và chế tài cụ thể đối với vi phạm khi thực hiện dự án PPP. Ảnh: Nhã Chi

Hiện chưa có quy định và chế tài cụ thể đối với vi phạm khi thực hiện dự án PPP. Ảnh: Nhã Chi

Hà Nội kỳ vọng sớm có Luật PPP

Trong báo cáo về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) gửi Văn phòng Chính phủ mới đây, UBND TP. Hà Nội đã chỉ ra một số vướng mắc giữa quy định về PPP với pháp luật chuyên ngành khác, gây khó khăn cho quá trình đấu thầu, triển khai dự án PPP.

Thành phố thể hiện sự đồng tình, mong chờ sớm có Luật Đầu tư theo hình thức PPP để có thể tháo gỡ những vướng mắc hiện tại.

Tuy đã triển khai nhiều dự án PPP, nhưng UBND TP. Hà Nội vẫn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt xuất phát từ sự chưa đồng bộ về chính sách liên quan đến PPP.

Từ những vướng mắc về chính sách, UBND TP. Hà Nội đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) sớm nghiên cứu, tham mưu, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Đầu tư theo hình thức PPP. Trong Luật PPP quy định rõ trình tự thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt dự án, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án, quản lý hoạt động kinh doanh khai thác công trình và các quy định chuyên ngành trong quản lý quy hoạch, xây dựng, đất đai đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP nói chung, theo loại hợp đồng BT nói riêng.

Xem chi tiết tại đây

 

Dự án 317 Trường Chinh: “Ngân hàng Quốc dân NCB giải ngân cho dự án khi chưa có GPXD là vi phạm”

Liên quan đến vụ việc “Tranh chấp “đồng chủ đầu tư” ở dự án 317 Trường Chinh: Khách hàng nhận trái đắng, ngân hàng Quốc dân NCB có vô can?”, phóng viên tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes.vn) đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Văn Tú, Giám đốc Công ty luật Fanci – Hà Nội, đoàn luật sư tỉnh Bắc Giang.

Đề cập đến vấn đề Dự án đang được thế chấp tại ngân hàng NCB nhưng khách hàng ký HĐMB lại đóng tiền ở ngân hàng MB. Điều này sẽ có vi phạm, ảnh hưởng gì tới quyền lợi khách hàng,
Luật sư Nguyễn Văn Tú cho rằng: Trước tiên phải khẳng định việc dự án được ngân hàng Quốc dân NCB nhận thế chấp và cấp bảo lãnh nhưng khách mua nhà lại đóng tiền vào ngân hàng MB là sai phạm của dự án và sai phạm đó có khởi nguồn từ vi phạm của Công ty ICC (Chủ đầu tư) và Công ty Tân Hồng Hà (Tổng thầu thi công).

Công ty ICC là chủ thể ký HĐ thế chấp dự án để vay vốn với Quốc dân NCB. Trên cơ sở đó, NCB ký HĐ cấp bảo lãnh cho dự án chung cư của ICC làm chủ đầu tư. Như vậy, NCB chỉ giao dịch trực tiếp với ICC. Việc mua bán căn hộ trong dự án đã được thế chấp tại NCB bắt buộc phải thông qua NCB. Việc ICC tự ý chuyển giao cho Tân Hồng Hà quyền ký HĐMB căn hộ với khách hàng mà không thông báo cho NCB là vi phạm các HĐTC, HĐBL mà ICC ký với ngân hàng NCB.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top