Aa

Dịch bạch hầu lan rộng, thêm một học sinh tử vong tại Quảng Nam

Thứ Năm, 12/10/2017 - 09:01

Sáng ngày 11/10, tỉnh Quảng Nam đã ghi nhận thêm một ca tử vong do dịch bệnh bạch hầu. Từ đầu năm đến nay, địa phương này đã ghi nhận ca thứ 3 tử vong do dịch bệnh này.

Các y bác sĩ đang khám bệnh cho người dân vùng dịch bạch hầu tại xã Trà Vân, Nam Trà My

Các y bác sĩ đang khám bệnh cho người dân vùng dịch bạch hầu tại xã Trà Vân, Nam Trà My

Sáng 11.10, Sở y tế tỉnh Quảng Nam cho biết vừa phát hiện một ổ dịch bạch hầu tại Trường tiểu học xã Trà Vân (H.Nam Trà My) với 7 em học sinh mắc bệnh, trong đó có 1 trường hợp đã tử vong.

Qua điều tra dịch tễ và khám đã ghi nhận có ổ dịch nghi bạch hầu tại Trường Tiểu học xã Trà Vân với 7 trường hợp mắc bệnh với các dấu hiệu sưng hạch cổ và có giả mạc hầu họng, đã lấy 10 mẫu dịch ngoáy họng gửi Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm.

Kết quả xét nghiệm sơ bộ của Viện Pasteur Nha Trang cho thấy tất cả ca nghi ngờ đều dương tính với vi khuẩn bạch hầu. Trong đó, 2 ca mắc ngày 27/9 (phát hiện ngày 29/9), 5 ca ngày 30/9 (phát hiện 2 ca ngày 2/10 và 3 ca ngày 3/10).

Đầu năm, ở Quảng Nam cũng đã phát hiện 3 trường hợp bị dịch bệnh này và tử vong. Sau đó liên tiếp hàng chục ca phát hiện nhiễm căn bệnh này và được sở y tế kiểm soát thành công. Cho đến nay, nó bùng phát trở lại.

Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Nguyễn Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Tây Giang đã trả lời phỏng vấn báo chí cho biết, hầu như những bệnh nhân mắc bệnh bạch hầu đều chưa được tiêm chủng đầy đủ do vậy rất khó để kiểm soát dịch bệnh.

Dù cho Ngành y tế dự phòng đang triển khai tiêm và uống vắc xin dự phòng nhưng toàn huyện có đến 1000 người chưa được tiêm chủng.

Hiện nay, Trung tâm y tế huyện đang tiến hành rà soát để tiêm vét ngăn chặn dịch vệnh này lây lan. Sở Y tế Quảng Nam cũng cho khoanh vùng, hướng dẫn cách ly xử lý tại ổ dịch hộ gia đình, trường học và BV huyện Nam Trà My. 

Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Căn bệnh này từng là nỗi kinh hoàng của toàn châu Âu thế kỷ 17.

Bệnh bạch hầu thường xảy ra ở trẻ em, có hệ thống miễn dịch yếu kém, nhất là trẻ dưới 15 tuổi.

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng.

Bệnh bạch hầu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh kết với huyết thanh kháng độc tố bạch hầu. Tuy nhiên, trong các giai đoạn nặng của bệnh, bệnh bạch hầu có thể gây tổn thương tim, thận và hệ thần kinh.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top