Aa

Ga Hà Nội và các tòa nhà 70 tầng được đề xuất quy hoạch như thế nào?

Thứ Ba, 26/09/2017 - 14:01

Ga Hà Nội và các tòa nhà 70 tầng được đề xuất quy hoạch như thế nào; Cấm sử dụng chung cư làm văn phòng: Đừng để doanh nghiệp hụt hẫng; Định hướng hạ tầng kỹ thuật đô thị: Cần được quan tâm sâu sát; … là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Ga Hà Nội và các tòa nhà 70 tầng được đề xuất quy hoạch như thế nào

Hà Nội đang quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và phụ cận với mục tiêu đưa nơi này thành cửa ngõ mới của Thủ đô, gồm ba chức năng "đầu mối giao thông", "trung tâm thương mại - văn phòng" và "đầu mối giao lưu cấp vùng". 

Theo phân loại sử dụng đất, trong diện tích tổng cộng 98 ha của quy hoạch, sẽ có 27 ha làm văn phòng, nhà ở; 30 ha thương mại; 3,6 ha công viên; 21 ha cho giao thông...

Phối cảnh khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận.

Phối cảnh khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận.

Trong quy hoạch do Công ty Nikken Sekkei Civil Engineering Ltd-Nhật Bản lập, ga Hà Nội được đề xuất trở thành điểm trung chuyển đa phương thức; quảng trường trước ga là đầu mối giao thông đảm nhiệm chức năng khớp nối tổng hợp nhiều phương tiện, nơi hội tụ các hoạt động của người dân thành phố.

Nhà ga Hà Nội ở vị trí hiện tại sẽ được bảo tồn nguyên trạng với mặt tiền nằm trên đường Trần Hưng Đạo, do đây là công trình lịch sử quan trọng trong ký ức người Hà Nội. Thậm chí, theo đề nghị của tư vấn, bề ngoài nhà ga cần được khôi phục theo đúng nguyên mẫu kiến trúc từ thời Pháp.

Quy hoạch tầng ngầm trong ga Hà Nội.

Quy hoạch tầng ngầm trong ga Hà Nội.

Tại khu vực ga sẽ tạo dựng hệ thống mạng lưới đỗ xe ngầm, cầu đi bộ trên cao, đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ và kết nối với tàu điện ngầm.

Tư vấn đưa ra ba phương án quy hoạch ga Hà Nội và đường Trần Hưng Đạo, trong đó có hai phương án giữ  nguyên nhà ga ở vị trí hiện tại, không kéo dài đường Trần Hưng Đạo về phía Tây. Tuy nhiên, xây dựng đường trục Đông Tây ở phía bắc nhà ga hoặc kéo dài đường Quốc Tử Giám về phía Đông để liên kết với đường Lý Thường Kiệt.

Phương án khác là nhà ga di chuyển về phía nam và bảo tồn; đường Trần Hưng Đạo kéo dài về phía Tây để kết nối với đường Quốc tử Giám.

Xem chi tiết tại đây.

Định hướng hạ tầng kỹ thuật đô thị: Cần được quan tâm sâu sát

Theo ông Nguyễn Trúc Anh - Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, việc cung cấp thông tin cao độ nền xây dựng và cao độ thoát nước thải TP, do Viện Xây dựng Hà Nội là trọng tâm khớp nối và cung cấp hệ thống thông tin quy hoạch, trong đó đặc biệt là số liệu về hạ tầng kỹ thuật và cao độ nền của tất cả các dự án, riêng đối với công trình nhỏ lẻ, nhà dân, Viện chỉ cung cấp chỉ giới xây dựng.

Được biết, Hà Nội có cao độ nền chuẩn, nhưng có bất cập sau khi Hà Nội được mở rộng. Hà Nội trước đây dùng hệ tọa độ HN72, sau đó chuyển sang hệ tọa độ VN2000. Trong khi đó, tước khi sáp nhập vào Hà Nội, Hà Tây quản lý không có chỉ giới xây dựng, không có một đầu mối cung cấp số liệu kết nối hạ tầng kỹ thuật. Cho nên, trong khi toàn bộ khu vực Hà Nội cũ hoàn toàn có thể khống chế và xác định cao độ nền tương đối chuẩn, khu vực Hà Tây trước đây thì không.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mặt khác, sau khi được sáp nhập vào Hà Nội và việc ban hành Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, địa bàn Hà Tây trước đây sử dụng hệ tọa độ HN72 là chủ yếu, cho nên khi chuyển sang sử dụng hệ tọa độ VN2000, toàn bộ phần hạ tầng khớp nối trước đây không có số liệu, dẫn đến các dự án nhỏ lẻ không thể khớp nối với nhau.

Ông Nguyễn Trúc Anh cũng cho biết, sau Quyết định 1259, Hà Nội đang thực hiện khớp nối tất cả các dự án. Các hiện tượng ngập úng xảy ra trên địa bàn Hoài Đức, Hà Đông… phần lớn do chênh cốt san nền, Hà Nội đang phải chỉnh sửa, còn địa bàn Hà Nội cũ cơ bản không có vấn đề.

Xem chi tiết tại đây.

Ông chủ Hồ Tràm: "Nhiều công ty Mỹ muốn tăng nguồn vốn vào VN"

"Sau gần một thập kỷ đầu tư vào Việt Nam, tôi đã thấy Việt Nam có những bước chuyển mình đáng kể. 

Năm 2006-2007, lúc tôi bắt đầu dự án, có rất ít nhà đầu tư chú ý vào phân khúc nghỉ dưỡng hạng sang tại Việt Nam. Hiện nay, theo quan điểm của tôi, thị trường du lịch Việt khá phát triển và theo hướng tạo điều kiện cho giới đầu tư ngoại tiếp cận nhiều dự án.

Philip Falcone - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Quỹ đầu tư Harbinger Capital.

Philip Falcone - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Quỹ đầu tư Harbinger Capital.

Điều này có được là nhờ sự phát triển chung của nền kinh tế. Trong đó, ngành du lịch đóng một phần vai trò trong tăng trưởng GDP khi ngày càng gia tăng lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước đến Việt Nam thời gian gần đây. Hướng đi này tôi nghĩ hoàn toàn phù hợp với lợi thế, tiềm năng ngành du lịch mà Việt Nam đang có.

Sau này, khi dự án The Grand Hồ Tràm Strip dần dần hoàn thiện - càng chứng minh cho nhận định của tôi hoàn toàn đúng đắn. Và đến nay, Việt Nam trở thành một trong những điểm đến du lịch hàng đầu thế giới"...

Xem chi tiết tại đây.

Cấm sử dụng chung cư làm văn phòng: Đừng để doanh nghiệp hụt hẫng

Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ BĐS Hà Nội chia sẻ: 

"Thử hình dung khi đất nước phát triển, sẽ có thêm hàng triệu doanh nghiệp mới được thành lập, cho nên nhu cầu văn phòng làm việc là rất lớn. Đa số trong đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, mới hình thành và xuất phát điểm chỉ từ 3-5 người. Thậm chí chỉ với 2 người cũng có thể thành lập công ty và mô hình officetel hoàn toàn phù hợp khi vừa ở, vừa làm việc với rất nhiều tiện ích.

Nhu cầu văn phòng làm việc là rất lớn.

Nhu cầu văn phòng làm việc là rất lớn.

Đặc biệt, với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc kinh doanh qua mạng sẽ hưởng trọn những ưu thế của sản phẩm này. Khi chúng ta không cho phép kinh doanh ở các chung cư thì phải mở ra một con đường khác là officetel để đón đầu nhu cầu của thị trường.

Chính vì chưa có sản phẩm lai giữa nhà ở và văn phòng khiến khách hàng gặp nhiều khó khăn khi chọn mua căn hộ. Bởi, nếu xếp officetel là loại hình văn phòng cho thuê thì khách hàng không thể đăng ký hộ khẩu thường trú, còn nếu xếp vào dạng nhà ở thì việc đưa căn hộ này làm văn phòng là sai luật. Hơn nữa, officetel chỉ được sử dụng trong 50 năm, sau 50 năm số phận của tài sản Office-tel sẽ ra sao thì chưa ai biết cả"...

Xem chi tiết tại đây.

Những điều cần chú ý khi "chốt" mua đất nền

Nhìn chung, tâm lý người Việt Nam truyền thống thích nhà đất, nên đất nền vẫn là phân khúc quan trọng. Đối với đất nền trong các dự án, do có quy mô lớn nên pháp luật đã có những điều chỉnh nhất định nhằm đáp ứng các mục tiêu chung trong xã hội, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Các dự án thường được kiểm soát chặt chẽ hơn được quy định ở Luật Nhà ở 2014, Luật Đất đai 2013, Luật Kinh doanh BĐS 2014. Sơ bộ và cơ bản như sau:

Chủ đầu tư cần mua đất từ người dân hoặc xin Nhà nước giao đất để thực hiện dự án (tùy thuộc vào chủ thể thực hiện dự án và loại đất bị thu hồi mà có các trình tự thủ tục khác nhau đối với người thực hiện dụ án và các chủ đất bị lấy đất thực hiện dự án).

Chủ đầu tư phải lập dự án và được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện dự án đầu tư. Sau khi được phép thực hiện dự án và có quyết định về việc cho phép bán lô, nền thì chủ dự án công bố thông tin, giới thiệu đến người dân hoặc bán đấu giá theo quy định của pháp luật theo quy định tại điều 119 Luật Đất đai.

Việc giao dịch với người dân dưới hình thức hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật phải bằng văn bản và có hiệu lực pháp luật.

Việc Nhà nước hoặc các pháp nhân thực hiện dự án đầu tư đa phần được công khai, minh bạch, có sự kiểm soát nhất định, bài bản và theo pháp luật, có quy hoạch, kế hoạch cụ thể, có căn cứ và mục đích rõ ràng vì vậy hạn chế được rất nhiều rủi ro cả về pháp lý lẫn thiệt hại về kinh tế.

Nhưng hiện nay có nhiều trường hợp các cá nhân bỏ vốn mua gom đất từ các hộ dân và tự tách thửa bán lại. Nếu thực hiện đúng các quy định pháp luật về đất đai thì cơ bản giao dịch vẫn đảm bảo tính pháp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động này đang được cảnh báo có nhiều phức tạp, rủi ro.

Việc phân lô bán nền này chủ yếu ăn theo các quy hoạch của Nhà nước hoặc các dự án khác, vì thế nó sẽ diễn ra một cách tự phát, không bài bản, thậm chí khi tự phát phân lô, bán nền xong thì không thể sử dụng được do vướng các quy hoạch, kế hoạch khác của Nhà nước đã có trước hoặc sắp triển khai vì thế có thể tiếp tục bị điều chỉnh.

Xem chi tiết tại đây.

Sự thất bại của một khu đô thị kiểu mẫu

Khu đô thị mới Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) tự hào là kiểu mẫu với sự đầu tư khá đồng bộ về hạ tầng và được hưởng một không gian mặt nước hiếm có. Thế nhưng, nhiều năm nay, hàng loạt cao ốc xây sai quy hoạch như những “vết chém” xẻ nát niềm tự hào về một khu đô thị kiểu mẫu.

Khu đô thị mới Linh Đàm do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư, được công nhận là đô thị kiểu mẫu với các tòa nhà chung cư dưới 20 tầng, xen giữa là thảm cỏ, vườn hoa, đường nội bộ rợp bóng cây. Tuy nhiên, từ năm 2009, khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên ở Việt Nam từng bước bị

Khu đô thị mới Linh Đàm do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) làm chủ đầu tư, được công nhận là đô thị kiểu mẫu với các tòa nhà chung cư dưới 20 tầng, xen giữa là thảm cỏ, vườn hoa, đường nội bộ rợp bóng cây. Tuy nhiên, từ năm 2009, khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên ở Việt Nam từng bước bị "băm nát" khi hàng chục tổ hợp chung cư cao tầng mọc lên xen lẫn với những khu nhà cũ do HUD xây dựng trước đây. Trong đó, không ít tổ hợp chung cư hiện nay vốn có chức năng nhà văn phòng đã được chuyển đổi thành nhà ở.

Theo số liệu thống kê, trước khi lên phường, Hoàng Liệt chỉ có khoảng 2.000 hộ, với gần 7.000 dân. Nhưng vài năm gần đây, chung cư “mọc” lên rầm rộ khiến dân số của phường Hoàng Liệt tăng đột biến. Tính đến cuối năm 2016, dân số của phường Hoàng Liệt đã đạt 60.000 người, tăng sức ép lên hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí...

Xem chi tiết tại đây.

Ngân hàng nào cho vay BĐS nhiều nhất?

Để hấp thụ được số lượng căn hộ bán ra ngày càng nhiều, các ngân hàng cũng đồng loạt tung các gói tín dụng tài trợ vốn vay cho chủ đầu tư và người mua nhà.

Thông thường các ngân hàng sẽ phát hành bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án với chủ đầu tư, mặt khác sẽ tài trợ vốn cho khách hàng mua nhà dự án đó. Không ít trường hợp, ngân hàng cho phép thời gian ân hoạn khoản vay từ 12 đến 24 tháng. 

Có thể kể đến hình thức hợp tác này được áp dụng giữa ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Hà Nội với chủ đầu tư là công ty TNHH Đầu tư C.T.L để phát triển dự án Pentstudio, ngân hàng Vietinbank chi nhánh Sông Nhuệ với công ty CP Đầu tư Hải Phát phát triển dự án nhà ở xã hội The Vesta, ngân hàng VPBank hợp tác với tập đoàn VinGroup trong dự án Vinhomes Riverside...

Thống kê số liệu từ 8 ngân hàng top đầu cho thấy, dư nợ bất động sản các ngân hàng tính đến hết năm 2016 lên tới hơn 153.000 tỷ đồng, trong đó đứng đầu là BIDV với số dư nợ ngành này là gần 37.500 tỷ đồng, chiếm gần 1/4 tổng dư nợ ở nhóm này.

Về tỷ lệ tín dụng trên tổng dư nợ, đứng đầu sổ phải kể đến VPBank và Sacombank với tỷ lệ lần lượt là 12,3% và 11,77%. Dư nợ bất động sản của BIDV đứng đầu về con số tuyệt đối nhưng số tương đối chỉ là 5,18% - thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top