Aa

Hết gói ưu đãi, doanh nghiệp trả lại dự án nhà ở xã hội

Thứ Hai, 28/08/2017 - 15:22

Người dân tranh thủ mua nhà tránh thuế; Nhà giá rẻ khan hiếm nguồn cung; Hết gói ưu đãi, doanh nghiệp trả lại dự án nhà ở xã hội; Đốt vía "cô hồn", căn hộ cao cấp giảm giá cả tỷ đồng;… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Đốt vía "cô hồn", căn hộ cao cấp giảm giá cả tỷ đồng

Mới đây, một chủ đầu tư một dự án chung cư cao cấp tại Mỹ Đình 1 (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) vừa tung chính sách khuyến mại ôtô trị giá hơn một tỷ đồng đối với khách hàng mua căn hộ.

Theo đó, những khách hàng mua căn hộ trong thời gian trên với loại 4 phòng ngủ sẽ được tặng xe ôtô trị giá hơn một tỷ đồng, căn hộ loại 3 phòng ngủ được tặng gói nội thất 550 triệu đồng và gói nội thất 300 triệu với căn hộ 2 phòng ngủ. Ngoài ra, còn các gói khuyến mại phí dịch vụ trị giá hàng chục triệu. Điều quan trọng là, với những khách hàng không nhận quà tặng sẽ được trừ trực tiếp vào giá bán. Căn hộ đã giảm giá cả tỷ đồng so với trước đó.

Tại Hà Nội, nhiều chủ đầu tư chạy đua khuyến mại giảm giá cả tỷ đồng, nhà đầu tư thứ cấp cũng “cắt lỗ” căn hộ (Ảnh minh họa).

Tại Hà Nội, nhiều chủ đầu tư chạy đua khuyến mại giảm giá cả tỷ đồng, nhà đầu tư thứ cấp cũng “cắt lỗ” căn hộ (Ảnh minh họa).

Hay tại một dự án chung cư đang xây dựng ở khu Dương Nội, quận Hà Đông (Hà Nội) mở bán ra thị trường với những chính sách khá hút khách. Tất cả khách hàng đặt mua thành công trước tháng 8 sẽ được tặng mức chiết khấu lên đến 6,89% giá trị căn hộ.

Xem chi tiết tại đây.

Hết gói ưu đãi, doanh nghiệp trả lại dự án nhà ở xã hội

Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT Công ty địa ốc Hoàng Quân, cho biết theo kế hoạch công ty này triển khai hơn 20 dự án nhà ở xã hội (NOXH) trên cả nước, tuy nhiên do không còn gói tín dụng nào hỗ trợ cho doanh nghiệp (DN) cũng như người mua nhà nên công ty đã phải giãn tiến độ các dự án.

Dự án nhà ở xã hội HQC Hóc Môn bị trễ tiến độ do thiếu vốn.

Dự án nhà ở xã hội HQC Hóc Môn bị trễ tiến độ do thiếu vốn.

Nhiều dự án đã chậm bàn giao căn hộ rất lâu so với cam kết trong hợp đồng cũng do thiếu tiền xây dựng. Để có tiền triển khai tiếp, công ty này phải đi vay vốn theo lãi suất thương mại, huy động vốn từ thị trường chứng khoán cộng với một phần vốn tự có nhưng hầu hết các dự án NOXH của công ty đều chậm tiến độ.

Tại hội thảo “Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng BĐS cuối năm 2017” do Báo Thanh Niên tổ chức mới đây, ông Vũ Văn Phấn, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), thừa nhận có DN đã xin trả lại dự án NOXH.

Xem chi tiết tại đây.

Nhà giá rẻ khan hiếm nguồn cung

Hầu hết các nhà đầu tư, kinh doanh BĐS đều thừa nhận, phân khúc nhà ở thương mại có quy mô vừa và nhỏ (1-2 phòng ngủ) có giá bán trên dưới 1 tỷ đồng vẫn là phân khúc phát triển bền vững, trụ cột của thị trường, đáp ứng nhu cầu thật của đại bộ phận người dân. Vậy nhưng, hiện nay người dân có “đỏ mắt” cũng không tìm được dự án nào có loại căn hộ này.

Tại thị trường Hà Nội, thời gian qua nguồn cung căn hộ được tung ra thị trường vẫn rất lớn, chủ yếu nằm ở địa bàn quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông… chiếm đến 63% tổng nguồn cung mới. Căn hộ trung cấp nguồn cung lớn, rất nhiều dự án BĐS được chào bán như Việt Hưng Green Park, Ecolake View, Imperial Plaza… Tổng quan về thị trường BĐS, nhiều đơn vị tư vấn đều đưa ra nhận định, nguồn cung mới có khoảng gần 7 nghìn căn hộ được mở bán, tuy nhiên thị trường không có thêm các dự án nhà ở giá rẻ, nhà ở xã hội mới.

Thời gian qua không xuất hiện dự án nhà giá rẻ nào.

Thời gian qua không xuất hiện dự án nhà giá rẻ nào.

Lý giải vì sao khan hiếm nhà giá thấp, đại diện một công ty chuyên phân phối dự án có giá trên dưới 1 tỷ đồng cho rằng, do lợi nhuận của phân khúc này thấp nên không thu hút nhiều chủ đầu tư. Trong khi đó, từ khi bắt đầu một dự án, hoàn thành thủ tục phải mất một thời gian khá dài, có khi đến vài năm, bỏ ra rất nhiều chi phí nhưng lợi nhuận thu về thấp nên nhiều doanh nghiệp ngại không muốn tham gia.

Bên cạnh đó còn là việc nhiều người lo ngại vì tình trạng kém chất lượng của những chung cư giá rẻ. Một nguyên nhân nữa  khiến các dự án nhà ở giá rẻ khan hiếm trong thời gian vừa qua là do sự tác động của các chính sách, đặc biệt là chính sách tín dụng. Trong đó, có việc gói 30 nghìn tỷ đồng bị tạm ngừng giải ngân và dừng ký vay mới đã ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý chung của cả nhà đầu tư, lẫn người mua nhà.

Theo nhận định của Hiệp hội BĐS Việt Nam thì nhà giá rẻ hiện vẫn luôn là phân khúc được săn đón nhiều nhất trong bối cảnh hiện nay. “Nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp ở các đô thị dự báo tới năm 2020 là 1 triệu căn, trong khi hiện tại mới chỉ đáp ứng hơn 10.000 căn/năm. Phân khúc nhà ở giá rẻ hiện nay đang thiếu hụt trầm trọng”, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết.

Xem chi tiết tại đây.

Người dân tranh thủ mua nhà tránh thuế

Mới đây, trong báo cáo định hướng sửa đổi 5 luật thuế, Bộ Tài chính đã đưa ra đề xuất 2 phương án tăng thuế VAT lên 12% để phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, phương án 1 sẽ là tăng mức thuế suất giá trị gia tăng từ 10% lên 12% từ ngày 1/1/2019. Phương án 2 sẽ tăng theo lộ trình lên 12% từ ngày 1/1/2019 và 14% từ ngày 1/1/2021. Trong đó, Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1.

Bộ Tài chính cho biết, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, trong bối cảnh nợ công tăng cao, nhiều quốc gia, kể cả các nước phát triển, có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu.

Các sàn giao dịch bất động sản tại TP.HCM thu hút nhiều khách hàng quan tâm hơn hẳn trong tuần qua, dù đang là tháng Ngâu.

Các sàn giao dịch BĐS tại TP.HCM thu hút nhiều khách hàng quan tâm hơn hẳn trong tuần qua, dù đang là tháng Ngâu.

Trước thông tin này, giới chuyên gia kinh tế cho rằng, nhiều ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có thị trường BĐS.

Ngay sau thông tin này, ghi nhận của phóng viên Đầu tư BĐS tại nhiều sàn giao dịch BĐS tại TP.HCM cho thấy, lượng khách hàng đã rục rịch tăng. Nhân viên sàn giao dịch cho biết, nguyên nhân chính của việc người dân đi mua nhà vì sợ thuế tăng.

Tại sàn giao dịch dự án Him Lam Phú An (quận 9, TP.HCM), anh Hồ Thanh Tuấn, nhân viên mô giới BĐS của Công ty Him Lam Land cho biết, kể từ ngày 18/8 tới nay, lượng khách hàng tới xem căn hộ và chọn mua nhà bắt đầu tăng, ngày thường chỉ khoảng 5 tới 7 khách, thì nay đã lên hơn 10 khách.

Xem chi tiết tại đây.

Ham đất rẻ Đà Nẵng, đại gia nguy cơ chết chìm

BĐS Đà Nẵng đang phải chịu nhiều tác động của thị trường nhà đất “giá bèo” nằm ở phía nam Đà Nẵng và bắc Quảng Nam. Đây được xem là vùng phát triển mạnh các khu công nghiệp tập trung. Chính vì vậy, những khu đô thị mới được các đại gia BĐS đầu tư hình thành đáp ứng nhu cầu của số đông người có thu nhập thấp.

Mở đầu cho xu hướng đất nền “giá bèo” là việc đầu tháng 7/2017, Công ty CP Đầu tư kinh doanh nhà Phú Gia Thịnh tổ chức Lễ giới thiệu dự án Khu đô thị Mỹ Gia với giá chỉ từ 290 triệu/nền.

Đất nền giá bèo được rao bán tại khu vực phía Bắc Quảng Nam và Nam Đà Nẵng.

Đất nền giá bèo được rao bán tại khu vực phía Bắc Quảng Nam và Nam Đà Nẵng.

Cùng với Phú Mỹ Gia, hàng loạt đại gia BĐS ồ ạt đổ về khu vực Bắc Quảng Nam thuộc xã Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn đầu tư theo trào lưu đất nền “giá bèo”. Hàng loạt dự án kinh doanh BĐS hình thành, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và khi khách hàng mua đều được trao tận tay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như dự án ở các khu 1A, 1B, khu số 3, 4, khu phố chợ, khu Thái Dương thuộc địa bàn Điện Nam - Điện Ngọc, Quảng Nam.

Mới đây, toàn bộ đất nền đô thị, do Tập đoàn Đất Quảng và CenInvest đầu tư tại khu vực này, được bán hết ngay trong phiên giới thiệu với mức giá dưới 700 triệu đồng/nền. Đây là khu vực có giá mềm, lại đầy đủ tiện ích nằm dọc ven sông Cổ Cò, gần các dự án lớn đã hình thành như FPT City, Sentosa City, Coco Riverside City, Green City,...

Xem chi tiết tại đây.

BĐS TP.HCM: Săn đất trung tâm, cuộc chiến của "nhà giàu"

Nhìn vào tổng thể thị trường, giới quan sát cho rằng, cửa cho nhà đầu tư địa ốc vào phân khúc trung tâm đang hẹp, đó là quỹ đất đủ rộng để phát triển dự án BĐS đã dần cạn kiệt. Tuy nhiên, cơ hội không phải đã hết với các doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Huy Vũ, Tổng giám đốc Banviet Land cho rằng, cơ hội ở đây đó là quỹ đất từ 28 khu đất “vàng” của TP.HCM đang được Thành phố đưa ra đấu giá hàng năm, trong đó có khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1).

Ngoài ra, TP.HCM hiện còn lượng quỹ đất lớn của tư nhân, trong đó năm 2016, Novaland đã mua thành công lô đất rộng 4 ha tại đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3)…

Đặc biệt, “cuộc săn” không chỉ có doanh nghiệp Việt Nam, mà còn có những doanh nghiệp nước ngoài như Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn tại CBRE Việt Nam cho biết, nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến BĐS Việt Nam, điển hình là Nhật Bản. Các nhà đầu tư Nhật không chỉ chú ý phân khúc cao cấp, mà còn lan sang các phân khúc trung cấp và bình dân. Ngoài ra, các quỹ đầu tư đến từ Singapore và Hồng Kông cũng tích cực tìm hiểu về thị trường đất sạch trung tâm thành phố để xây dựng văn phòng cho thuê và nhà ở cao cấp.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top