Khám phá

 “Hoàng cung” trong lòng đất

Khám phá - 06:02, 28/08/2022 G8T+7 - Tùng Dương

Theo đánh giá của Hiệp hội Nghiên cứu hang động Anh Quốc, hang động Thiên Đường to lớn và đẹp hơn cả động Phong Nha, nơi đây là địa hình cattơ cổ, có niên đại được hình thành cách đây khoảng 350 - 400 triệu năm.

Được mệnh danh là “Hoàng cung trong lòng đất”, động Thiên Đường ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, là một trong những kỳ quan tráng lệ và huyền ảo bậc nhất thế giới. Động được phát hiện năm 2005 và đưa vào khai thác phục vụ du lịch từ năm 2010. Động nằm trong lòng lõi núi đá vôi của di sản thiên nhiên giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, nằm cách Thành phố Đồng Hới khoảng hơn 60km về phía hướng Tây Bắc.

Kỳ quan này được phát hiện bởi một người dân tên là Hồ Khanh, trong một lần vào rừng đốn củi, trú mưa đã phát hiện ra. Dựa vào thông tin quý báu của anh Khanh về một hang động đẹp trong rừng sâu, đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh kết hợp với trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội đã lên đường khám phá, đo đạc, nghiên cứu động vào năm 2005. Từ đó vẻ đẹp của hang động sau hàng trăm triệu năm, chìm trong bóng tối đã hiện ra. Ước tính với diện tích 17 ngàn ha, động Thiên Đường chứa đựng những điều tuyệt vời của núi rừng và hang động.

Cầu gỗ dẫn du khách xuống lòng hang

Từ chân núi, du khách đi bộ gần 600m với 524 bậc thang để lên đến cửa động. Cửa vào động nằm lừng chừng một quả núi đá khổng lồ và chỉ nhỏ vừa đủ một người xuống, nằm dưới lèn đá cao hơn trăm mét trông rất ngoạn mục. Bước chân vào động, một làn khí mát lạnh làm dịu lòng du khách khi vừa leo hàng trăm bậc đá lên động. Nhiệt độ trong hang luôn duy trì trên dưới 20 độ C. Hang động Thiên Đường cao hơn 100m, bề rộng hơn 200m, chiều dài của hang này ước tính 31km nhưng hiện nay mới chỉ khai thác được hơn 1,1km phục vụ du khách.

Đoạn hang dài 1km đầu hang động được mệnh danh “Hoàng cung trong lòng đất”. Đoạn đầu này được chia làm 6 cung: Cung Thạch Hoa Viên; cung Giao Trì; cung Quảng Hàn; Quần Tiên Hội Tụ; Đại Thánh Đường; Thần Trụ Trời. Các khối thạch nhũ hiện lên, lung linh dưới ánh điện với muôn hình dạng, có cột cao tới 80m. Mỗi cung có một nét đẹp riêng của nó, dưới nhiều góc nhìn. Các bạn sẽ có những hình dung riêng về hình dáng các khối thạch nhũ. Có cột giống nàng tiên đang xõa tóc; cột Thần Trụ Trời; ngôi nhà Rông của dân tộc Ba Na, … Một điều đặc biệt chỉ có ở động Thiên Đường là hang động duy nhất ở Việt Nam có thạch nhũ xám, loại thạch nhũ quý trên thế giới.

Hệ thống thạch nhũ kiến tạo trong hang vô cùng đa dạng và phong phú về hình hài. Đặc biệt ở động có những hình ảnh giống biểu tượng văn hóa các vùng miền. Vào sâu hơn trong động có nhiều thớ đá xoài mình ra thành bậc thang, hình sóng biển uyển chuyển, dài hun hút và phân bậc như ruộng bậc thang. Trên vách động, thạch nhũ tuôn trào như những rèm cửa sặc sỡ đủ màu. Giữa động xuất hiện những cột thạch nhũ hình ô như biểu trưng của văn minh lúa nước, nhiều cột thạch nhũ hình tháp Chăm, hình nhà rông vô cùng lạ mắt. Mỗi khối thạch nhũ đẹp mỗi vẻ, không khối nào giống khối nào, đã tạo nên một thiên đường huyền hoặc.

Hệ thống thạch nhũ này vẫn đang tiếp tục kiến tạo nhờ những dọt nước rơi xuống từ trần hang. Trong động còn có các hồ nước trong vắt, xen lẫn vào hệ thống thạch nhũ là những giếng cạn.

Hang động Thiên Đường có tổng chiều dài là 31,4km, hang dài nhất châu Á. Do vẻ đẹp của nhũ đá và măng đá trong hang, họ đã đặt tên hang này là Thiên Đường. Theo đánh giá của Hiệp hội Nghiên cứu hang động Anh Quốc, hang động Thiên Đường còn to lớn và đẹp hơn cả động Phong Nha, nơi đây là địa hình cattơ cổ, có niên đại được hình thành cách đây khoảng 350 - 400 triệu năm.

Động Thiên Đường là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha. Theo kết quả khảo sát sơ bộ của các nhà khoa học, so với động Phong Nha thì động Thiên Đường có chiều dài và quy mô lớn hơn nhiều. Trong hang động Thiên Đường có nhiều khối thạch nhũ và măng đá kỳ ảo. Phần lớn nền đất trong động này là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm. Nhiệt độ bên trong động Thiên Đường luôn chênh lệch so với bên ngoài khoảng 16 °C.

Nhũ đá trong động Thiên Đường
Động Thiên Đường mới đưa vào khai khác được 1,1km đầu tiên trong số 31km
Tất cả các lối đi trong động được làm bằng gỗ
Quần thể nhũ đá trong động
Nhiều nhũ đá với hình thù lạ mắt
Có nhũ đá vươn cao lên tận trần hang
Đoạn hang dài 1km đầu hang động được mệnh danh “Hoàng cung trong lòng đất”
Nhiệt độ bên trong động Thiên Đường luôn chênh lệch so với bên ngoài khoảng 16 °C.
Phần lớn nền đất trong động này là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận tiện cho việc tham quan và thám hiểm
Ước tính với diện tích 17 ngàn héc - ta, động Thiên Đường chứa đựng những điều tuyệt vời của núi rừng và hang động
Trên vách động, thạch nhũ tuôn trào như những rèm cửa sặc sỡ đủ màu
Nhũ đá hình đụn gạo
Động Thiên Đường là một động khô, không có sông ngầm chảy qua như động Phong Nha.
Hệ thống thạch nhũ này vẫn đang tiếp tục kiến tạo nhờ những dọt nước rơi xuống từ trần hang.
Trong động còn có các hồ nước trong vắt, xen lẫn vào hệ thống thạch nhũ là những giếng cạn
Động Thiên Đường sở hữu những dải nhũ đá, măng đá với vẻ đẹp lung linh, huyền ảo được đánh giá là đẹp nhất châu Á
Hệ thống cầu gỗ dài 1000m được đánh giá là cầu gỗ trong hang động dài nhất châu Á hiện nay
 Tham quan động Thiên Đường Quảng Bình, phần đông du khách chọn thời gian khởi hành trong khoảng từ đầu tháng 4 - cuối tháng 8. Lúc này đang là mùa khô tại đây, nên tiết trời sẽ khô ráo, hanh nắng, thuận tiện cho việc di chuyển và trải nghiệm 
Từ chân núi, du khách đi bộ 570m hoặc vượt qua 524 bậc thang để lên đến của động
Nơi đây là địa hình cattơ cổ, có niên đại được hình thành cách đây khoảng 350 - 400 triệu năm

 

Bạn đang đọc bài viết  “Hoàng cung” trong lòng đất tại chuyên mục Khám phá của Đô thị mới. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư toasoan.reatimes@gmail.com
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục