Aa

"Khát" nguồn cung, nhiều người Mỹ không thể mua được căn nhà mơ ước

Thứ Hai, 04/06/2018 - 06:01

Việc giá nhà liên tục tăng đang khiến nhiều người tìm mua nhà ở Mỹ phải xem xét lại lựa chọn của mình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Số hợp đồng mua nhà được ký kết thành công tại Mỹ đã giảm 1,3% trong tháng Tư vừa rồi, theo số liệu của Hiệp hội Bất động sản Quốc gia (NAR). Lý do chính được đưa ra là cả mức giá nhà lẫn lãi suất trả góp đều tăng khiến người tiêu dùng Mỹ ngần ngại ký vào hợp đồng mua nhà.

So với cùng kỳ năm ngoái, khi mà thị trường bất động sản Mỹ chưa phải hứng chịu cơn khát nguồn cung nhà như hiện nay, số hợp đồng mua bán nhà thành công đã giảm 2,1%. Theo bà Lawrence Yun, chuyên gia kinh tế của NAR: "Các số liệu thực tế đều cho thấy nhu cầu mua nhà trong dân hiện vẫn ở mức rất cao. Hiện có rất nhiều nhà được rao bán chưa dưới một tháng đã có một hay nhiều khách hàng tìm đến hỏi mua. Tuy vậy, vấn đề là người có nhu cầu không thể tiếp cận được nguồn cung nhà đang ở mức thấp kỷ lục như hiện nay."

Việc giá nhà tăng cao và phân khúc nhà ở giá rẻ thu hẹp lại là hai đặc điểm chính của cuộc khủng hoảng nguồn cung nhà ở tại Mỹ hiện nay. Nếu xu hướng này còn tiếp tục, sẽ còn hàng trăm nghìn cá nhân và hộ gia đình sẽ không thể nào mua được ngôi nhà mơ ước của mình.

Trong khi đó, lãi suất vay trả góp cũng tăng mạnh trong tháng 4. Lãi suất vay mua nhà trả lãi trong 30 năm hiện ở mức cao kỷ lục trong vòng bảy năm qua. Đấy là chưa kể việc giá dầu tại Mỹ đã tăng lên gần đây, kéo theo hàng loạt các chi phí sinh hoạt khác.

"Chi phí cho xăng dầu hàng tháng tăng đang khiến nhiều người Mỹ cân nhắc lại việc có nên vay mua nhà trả góp hay không", Lawrence Yun trả lời phỏng vấn.

Khu vực giảm ít nhất về số hợp đồng mua nhà thành công trong tháng 4 là vùng Đông Bắc nước Mỹ, giảm 0%/tháng và giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tiếp theo là hai khu vực miền Nam (giảm 1% theo tháng và tăng 2,7% theo năm) và miền Tây (giảm 0,4% tháng và giảm 4,6% năm). Khu vực trung tâm nước Mỹ là nơi có số hợp đồng mua bán nhà dao động lớn nhất, giảm 3,2% tháng và giảm 5,1% năm.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top