Aa

Kiến trúc Sài Gòn nên thể hiện thời đại hôm nay, không phải quá khứ

Thứ Hai, 22/05/2017 - 06:31

Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ: trong thời kì thuộc địa, các kiến trúc sư được đào tạo về quy tắc và trật tự của kiến trúc cổ điển, bao gồm tỷ lệ, tính đối xứng và sử dụng đúng công nghệ xây dựng giải quyết vấn đề chịu tải của thời kì đó. Tuy nhiên, sau những năm 1930 việc đào tạo kiến trúc sư có sự chuyển biến, không còn dựa trên các quy tắc này nữa. Kết quả là thiết kế cổ điển của các kiến trúc sư đương đại dễ rơi vào tình trạng kém về hình thức và chất lượng.

Dựa trên quá khứ hấp dẫn của mình, Sài Gòn mang một nét đặc trưng với tất cả những gì thuộc về thành phố này, từ những ngôi nhà, công trình đại diện cho từng thời kỳ quá khứ. Tuy nhiên một số tòa nhà đã và đang được xây theo lối thuộc địa gần đây gây ra không ít vấn đề cũng như sự nhầm lẫn cho việc nhận diện thành phố Sài Gòn.

Kiến trúc mang lại cái nhìn sâu sắc về những giá trị đời sống cũng như những khát vọng của người dân cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Ở thời kì Hy Lạp cổ đại, có rất nhiều ngôi đền thờ các vị thần ở Pathenon, Athens là một biểu tượng hoàn hảo của kiến trúc cổ điển, làm nổi dật sự tôn kính của người Hy Lạp đối với những vị thần của họ. Các nhà thờ Gothic thời kỳ trung cổ được xây dựng và hoàn thiện với những kiến trúc hoàn hảo để giúp con người tìm đến Chúa.

Ngay cả chùa Một Cột ở Hà Nội, được xây dựng vào thế kỷ thứ XI cũng là tượng trưng cho lòng biết ơn của vùa Lý Thánh Tông với đức Phật Quan Âm. Bên cạnh những vị thần trong truyền thuyết, kiến trúc của các ngôi chùa, đền đài, thành quách ở Việt nam thường biểu hiện những giá trị Phật giáo và Khổng giáo qua từng thời đại.

Trong thời kỳ thuộc địa, kiến trúc đã chuyển đổi từ biểu hiện tôn giáo sang thể hiện sức mạnh và sự ưu việt về văn hóa của chính quyền chiếm đóng. Thẩm mỹ Pháp đã ảnh hưởng đến nhiều ngôi nhà ở Sài Gòn, được các kiến trúc sư áp dụng thiết kế của nước ngoài theo phương thức phù hợp với khí hậu địa phương.

Khi chủ nghĩa thực dân chấm dứt vào giữa thế kỉ XX, kiến trúc đã chuyến sang chủ nghĩa hiện đại để thể hiện sự bứt phá hoàn toàn khỏi quá khứ. Phong cách kiến trúc mới sáng tạo đại diện cho thời đại công nghiệp cũng như chủ nghĩa tư bản.

Trong mỗi thời đại, kiến trúc là một phần phản ánh những khát vọng của xã hội: Lý Thái Tông bày tỏ lòng tôn kính Quan Âm, người Pháp hy vọng khẳng định sự thống trị về văn hóa của họ trong giai đoạn của chủ nghĩa thực dân, những người Việt Nam của thế kỷ XX đã cố gắng tạo ra các cấu trúc mới, mở ra kỷ nguyên công nghiệp trong nước. Bởi lẽ kiến trúc được xây dựng ở hiện tại nhưng lại được sử dụng trong tương lai, đại diện cho một nền văn minh hướng đến nên kiến trúc luôn thay đổi trong suốt chiều dài lịch sử để đáp ứng nguyện vọng này.

Nhưng một khi kiến trúc quay trở lại quá khứ, nó đã lật đổ những mong muốn hướng tới tương lai. Do đó, những tòa nhà cổ điển thời hiện đại của Sài Gòn là một sự lộn xộn trong việc phát triển đô thị. Năm 2013, bộ Xây Dựng đã ghi nhận điều này bằng cách ban hành một nghị định yêu cầu các cơ quan, chính phủ “tuân thủ nguyên tắc kế thừa kiến trúc, điều kiện tự nhiên và các đặc trưng phù hợp với phong tục và văn hóa địa phương để bảo vệ bản sắc khu vực.” Điều này được hiểu rộng rãi là không sao chép các phong cách cổ điển châu Âu hoặc kiến trúc thuộc địa.

Tuy nhiên, chưa đầy một tháng sau đó, chính quyền đã đảo ngược quyết định.

Trong một bài báo, một kiến trúc sư có uy tín ở Sài gòn ủng hộ sự đảo chiều, nói với truyền thông rằng: “Vấn đề cấm chính thức đối với các tòa nhà như thế là điều không thể chấp nhận, vì nó mâu thuẫn với sự sáng tạo nghệ thuật vô hạn.”
 

Cùng với đó, một kiến trúc sư Việt Kiều hành nghề ở Sài Gòn đã đưa ra ý kiến cụ thể hơn: “Lệnh cấm chỉ hợp lý đối với những tòa nhà mới méo mó và sao chép một cách không thích hợp kiểu dáng kiến trúc Pháp”

Mấu chốt của vấn đề là ở chỗ: trong thời kì thuộc địa, các kiến trúc sư được đào tạo về những quy tắc và trật tự của kiến trúc cổ điển, bao gồm tỷ lệ, tính đối xứng và sử dụng đúng công nghệ xây dựng giải quyết vấn đề chịu tải của thời kì đó. Tuy nhiên, sau những năm 1930 việc đào tạo kiến trúc sư có sự chuyển biến, không còn dựa trên các quy tắc này nữa. Kết quả là thiết kế cổ điển của các kiến trúc sư đương đại dễ rơi vào tình trạng kém về hình thức và chất lượng.

Ngoài vấn đề mâu thuẫn này, các công trình thiết kế theo lối cổ điển ngày nay thường là sự kết hợp của một vài phong cách mà phần lớn là những sự kết hợp không thành công.

Tuy nhiên, ngay cả khi đã có một thiết kế với một phong cách nhất quán thì tỉ lệ của các yếu tố xây dựng, đặc biệt là ở tầng trệt, vẫn thường được thực hiện chưa tốt chính bởi những cấu trúc không cân xứng, thiếu đi các yếu tố cổ điển tiêu chuẩn mà các tòa nhà này trở nên mất giá trị rất nhiều.

Vậy thì tại sao những công trình này vẫn được xây dựng? Một phần là do quan niệm những người Sài Gòn hiện nay nắm giữ ít nhiều nỗi lưu luyến với quá khứ: khi một nhà đầu tư quyết định xây một khách sạn hay những tòa nhà theo phong cách cổ điển, họ cho rằng thị trường này tồn tại dựa trên những con người hoài niệm ấy. Trên thực tế, người dân có rất nhiều sự lựa chọn trong việc đặt phòng khách sạn hay mua căn hộ chung cư, thị trường cung cấp sản phẩm theo lựa chọn của họ. Nếu mọi người không đặt phòng trong những khách sạn này, không mua căn hộ chung cư trong các tòa nhà này thì chúng sẽ không được xây dựng trong tương lai.

Đa số mọi người đều có ý thức về vấn đề tỷ lệ hay một yếu tố xây dựng dường như là không đúng theo một cách nào đó, ngay cả khi họ không thể hiểu và nói rõ về việc này. Ngoài vấn đề về thẩm mỹ, các tòa nhà phong cách cổ điển ở Sài Gòn còn dẫn đến sự nhầm lẫn về lịch sử và bản sắc. Khi mà lịch sử của Sài Gòn được gắn liền với các tòa nhà thời thuộc địa, tại sao lại mạo hiểm làm mất danh tính bởi những đồ giả mạo? Các tòa nhà cổ điển đẹp của thời thuộc địa  cần được tôn trọng, và quan trọng nhất, được bảo tồn chứ chúng hoàn toàn không cần phải được nhân rộng.

Điều này dẫn đến tương lai của kiến trúc Sài Gòn. Khi thành phố tiến lên phía trước, nó phải giữ lại quá khứ của mình bên cạnh việc bao quát tương lai với những khát vọng xã hội đi kèm. Trên khắp thế giới, các thành phố lớn và năng động quan tâm đến việc  bảo tồn các cấu trúc lịch sử và xây dựng các cấu trúc mới thể hiện sự sôi nổi của họ. Những thành phố này có sự pha trộn thú vị giữa  các cấu trúc đại diện cho từng giai đoạn lịch sử của họ. Tháng 1 năm ngoái, Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos đã đưa Sài Gòn trở thành thành phố năng động thứ hai trên thế giới. Thành phố và người dân cần quan tâm, bảo tồn những giá trị quý giá của mình khi nhìn về tương lai.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top