Trải nghiệm

Mênh mang giữa “chốn huyền không” Yên Tử

Trải nghiệm - 23:30, 22/02/2019 G2T+7 - Phóng sự ảnh: Trọng Chính

Gắn với đỉnh núi mang tên Phù Vân từ bài hát “Trên đỉnh phù vân” của nhạc sĩ Phó Đức Phương, danh sơn Yên Tử với hệ thống hơn 800 di tích, chủ yếu là các công trình kiến trúc chùa chiền góp phần làm danh xưng đệ nhất Phật sơn.

Bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế tham thiền nhập định giữa bao la hùng vĩ của núi rừng Yên Tử có trọng lượng 138 tấn, là pho tượng đồng nguyên khối trên núi lớn nhất Việt Nam.

Bảo tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông trong tư thế tham thiền nhập định giữa bao la hùng vĩ của núi rừng Yên Tử có trọng lượng 138 tấn, là pho tượng đồng nguyên khối trên núi lớn nhất Việt Nam.

Là ngọn núi thiêng gắn với câu chuyện về “Phật hoàng” Trần Nhân Tông, Yên Tử nổi tiếng với hệ thống chùa chiền và trường phái thiền Trúc Lâm, dòng thiền mang đặc sắc văn hóa Phật giáo của người Việt.

Vườn tháp Huệ Quang, nơi có Tháp Tổ lưu giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông cùng hơn 40 bảo tháp đặt dưới chân chùa Hoa Viên.

Vườn tháp Huệ Quang, nơi có Tháp Tổ lưu giữ xá lị của Phật hoàng Trần Nhân Tông cùng hơn 40 bảo tháp đặt dưới chân chùa Hoa Viên.

Chùa Một Mái nép mình bên sườn núi ở vị trí cao giữa lưng trời, một nửa chùa ẩn sâu trong hang núi, nửa còn lại phô ra bên ngoài chỉ có một phần mái, đúng như tên gọi của chùa.

Chùa Một Mái nép mình bên sườn núi ở vị trí cao giữa lưng trời, một nửa chùa ẩn sâu trong hang núi, nửa còn lại phô ra bên ngoài chỉ có một phần mái, đúng như tên gọi của chùa.

Để lên tới đỉnh non thiêng này, khách hành hương phải vượt qua cung đường khá gian nan bởi hàng nghìn bậc đá quanh co để rồi ngỡ ngàng khi đặt chân đến một nơi như hư, như thực, khiến lòng người cảm thấy mênh mang giữa “chốn huyền không”.

Suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối liền hai bờ suối, nơi theo truyền thuyết xưa vua Trần Nhân Tông đặt tên để tỏ lòng thương cảm những cung nữ đã gieo mình xuống suối tự vẫn khi khuyên vua hồi cung không được.

Suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối liền hai bờ suối, nơi theo truyền thuyết xưa vua Trần Nhân Tông đặt tên để tỏ lòng thương cảm những cung nữ đã gieo mình xuống suối tự vẫn khi khuyên vua hồi cung không được.

Toàn bộ tượng cũng như đồ thờ tự khác trong chùa Một Mái được chế tác từ nguyên liệu đá trắng, kích thước trung bình khoảng 34 - 62cm, có niên đại vào khoảng thời Lê, đầu Nguyễn.

Toàn bộ tượng cũng như đồ thờ tự khác trong chùa Một Mái được chế tác từ nguyên liệu đá trắng, kích thước trung bình khoảng 34 - 62cm, có niên đại vào khoảng thời Lê, đầu Nguyễn.

Hành trình lên đỉnh Phù Vân bắt đầu từ suối Giải Oan, nơi có cây cầu làm bằng đá xanh bắc ngang qua suối. Con suối có tên bắt nguồn từ truyền thuyết về vua Trần Nhân Tông. Khi tìm đến cõi Phật, đã có rất nhiều cung tần và mỹ nữ theo đến đây để cầu xin nhà vua hồi cung. Bởi một lòng theo Phật, ông đã từ chối nên các cung nữ gieo mình xuống suối tự vẫn. Thương cảm tấm lòng của họ, vua Trần Nhân Tông cho xây một ngôi chùa siêu độ để giải oan và từ đó con suối được mang tên này.

Chùa Vân Tiêu (có nghĩa là trên mây) tọa lạc ở phía Tây núi Yên Tử, ở độ cao 724m so với mực nước biển. Ngôi chùa như bức tường chắn ngang luồng gió biển thổi vào, hơi nước ngưng tụ bồng bềnh tựa mây.

Chùa Vân Tiêu (có nghĩa là trên mây) tọa lạc ở phía Tây núi Yên Tử, ở độ cao 724m so với mực nước biển. Ngôi chùa như bức tường chắn ngang luồng gió biển thổi vào, hơi nước ngưng tụ bồng bềnh tựa mây.

Tháp Vọng Tiên Cung bên dưới chùa Vân Tiêu.

Tháp Vọng Tiên Cung bên dưới chùa Vân Tiêu.

Qua suối Giải Oan là tới chùa Hoa Yên, nơi còn có các tên gọi khác là chùa Phù Vân, chùa Vân Yên nằm trên độ cao 543m với hàng cây tùng xanh rờn bao quanh. Phía trên chùa Hoa Yên, chùa Vân Tiêu nằm ở độ cao 700m, nơi quanh năm ẩn hiện trong mây trắng.

Với hệ thống cáp treo Yên Tử, từ trên cao, du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh quan Yên Tử với những công trình chùa, am, tháp cổ kính nằm thấp thoáng ẩn mình trong những cánh rừng nguyên sinh xanh ngút ngàn

Với hệ thống cáp treo Yên Tử, từ trên cao, du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh quan Yên Tử với những công trình chùa, am, tháp cổ kính nằm thấp thoáng ẩn mình trong những cánh rừng nguyên sinh xanh ngút ngàn.

Chùa Đồng nằm trên đỉnh, ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển, là điểm cuối của hành trình lên núi trẩy hội Yên Tử. Trước đây, khi chưa có hệ thống cáp treo 2 chặng lên chùa Đồng, khách hành hương phải leo 17 km đường núi để được đứng trên đỉnh núi thiêng và chạm tay vào ngôi chùa linh diệu.

Chùa Đồng nằm trên đỉnh, ở độ cao 1.068m so với mặt nước biển, là điểm cuối của hành trình lên núi trẩy hội Yên Tử. Trước đây, khi chưa có hệ thống cáp treo 2 chặng lên chùa Đồng, khách hành hương phải leo 17km đường núi để được đứng trên đỉnh núi thiêng và chạm tay vào ngôi chùa linh diệu.

Điểm cuối cùng của hành trình là chùa Đồng, nằm trên đỉnh cao nhất 1.068m. Chùa Đồng còn mang tên khác là Thiên Trúc Tự (chùa Cõi Phật) được xây dựng vào thời Hậu Lê. Đây từng là nơi tu hành của vua Trần Nhân Tông xưa kia. Vào năm 1740, bão lớn làm đổ chùa và nơi đây chỉ còn lại dấu tích các hố chôn cột trên mỏm đá.

Hai bên đường đi bộ lên chùa Đồng là những vạt trúc xanh mướt và là loài cây độc đáo của Yên Tử. Xưa kia Phật hoàng Trần Nhân Tông lấy tên Trúc Lâm, tức “rừng trúc”, để đặt tên cho dòng Thiền của mình.

Hai bên đường đi bộ lên chùa Đồng là những vạt trúc xanh mướt và là loài cây độc đáo của Yên Tử. Xưa kia Phật hoàng Trần Nhân Tông lấy tên Trúc Lâm, tức “rừng trúc”, để đặt tên cho dòng Thiền của mình.

Đường đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh Yên quanh co, hiểm trở, đi liên tục theo hàng nghìn bậc đá len lỏi qua các cánh rừng hoang sơ phải mất khoảng 6 giờ liền mới lên được đến nơi.

Đường đi bộ từ chân núi lên đến đỉnh Yên quanh co, hiểm trở, đi liên tục theo hàng nghìn bậc đá len lỏi qua các cánh rừng hoang sơ phải mất khoảng 6 giờ liền mới lên được đến nơi.

Mùa đông năm 1930, một vị thủ nhang chùa Long Hoa (Uông Bí) đã tái tạo lại chùa Đồng bằng bê tông cốt đồng ở vị trí chùa cũ. Nhiều năm sau, các Phật tử công đức dựng lại ngôi chùa mới bằng đồng quy mô nhỏ, đặt bên cạnh ngôi chùa bằng bê tông. Đến năm 2007, chùa Đồng hiện nay mới được hoàn thành, đúc hoàn toàn từ đồng nguyên chất, có chiều cao gần 4m, rộng 12,2m, nặng 60 tấn và lấy theo mẫu chùa Dâu Keo (Thuận Thành, Bắc Ninh).

Trúc là loài cây độc đáo của Yên Tử, thân mọc thẳng tắp tượng trưng cho sức sống dẻo dai và vẻ đẹp thanh cao, tao nhã. Có lẽ vì thế mà xưa kia Phật hoàng Trần Nhân Tông đã chọn nơi đây để tu hành và lấy tên Trúc Lâm, tức “rừng trúc”, để đặt tên cho dòng Thiền của mình.

Trúc là loài cây độc đáo của Yên Tử, thân mọc thẳng tắp tượng trưng cho sức sống dẻo dai và vẻ đẹp thanh cao, tao nhã. Có lẽ vì thế mà xưa kia Phật hoàng Trần Nhân Tông đã chọn nơi đây để tu hành và lấy tên Trúc Lâm, tức “rừng trúc”, để đặt tên cho dòng Thiền của mình.

Đứng ở độ cao 1068m trên đỉnh đỉnh “non thiêng” Yên Tử có thể bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn.

Đứng ở độ cao 1068m trên đỉnh đỉnh “non thiêng” Yên Tử có thể bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn.

Lên được đến chùa Đồng cũng chính là hành trình cuối cùng trong khu danh thắng Yên Tử. Trên đỉnh “non thiêng” Yên Tử, phóng tầm mắt nhìn cả vùng Đông Bắc rộng lớn với núi rừng mênh mông ẩn chìm trong làn mây trắng bềnh bồng nhẹ trôi, khiến lòng người cảm thấy nhẹ nhàng, phiêu diêu như đang ở chốn thần tiên.

Bạn đang đọc bài viết Mênh mang giữa “chốn huyền không” Yên Tử tại chuyên mục Trải nghiệm của Đô thị mới. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ, xin vui lòng gửi về hòm thư toasoan.reatimes@gmail.com
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Cùng chuyên mục