Aa

Mua nhà cho thuê: "Miếng bánh" không dễ "xơi"

Thứ Ba, 24/10/2017 - 14:01

Biệt thự, chung cư ở Sài Gòn liên tiếp bị ngân hàng siết nợ; Chủ đầu tư đề xuất phá 150 căn hộ tái định cư 10 năm không người nhận; Vụ Dự án 34 Cầu Diễn, cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc; Mua nhà cho thuê: "Miếng bánh" không dễ "xơi";… là những tin tức nổi bật về BĐS 24 giờ qua.

Mua nhà cho thuê: "Miếng bánh" không dễ "xơi"

Như mọi hình thức đầu tư khác, đừng đầu tư vào những lĩnh vực mà bạn không am hiểu. “Biết mình biết ta” là chiến lược an toàn cho các nhà đầu tư, vì thế hãy nhận định đúng về những hiểu biết của mình để có những quyết định hợp lý.

Là những người có nhiều năm kinh nghiệm cho thuê nhà như chị Thủy và anh Tuấn Anh đã chia sẻ thì mọi việc đều nằm trong kế hoạch đã định và không quá phức tạp.

Với chị Đặng Thị Huế có căn hộ 76m2 với tổng giá trị 2,1 tỷ đồng. Tích góp cả chục năm giờ mua được căn hộ này, những tưởng chị sẽ dễ dàng cho thuê coi như có một khoản thêm thắt cho con học hành, nhưng thực tế lại không như chị nghĩ.

Đầu tư nhà cho thuê sẽ sinh lời nhưng bắt buộc phải kiên trì trong thời gian dài.

Đầu tư nhà cho thuê sẽ sinh lời nhưng bắt buộc phải kiên trì trong thời gian dài.

Chị Huế cho biết: “Căn hộ mình cho thuê nằm trên đường Nguyễn Trãi - Hà Đông, mức thuê là 6 triệu đồng/tháng, tuy nhiên tháng vừa rồi kết thúc 6 tháng hợp đồng khách đã trả phòng”.

Được biết, khách không thuê nữa với lý do nơi làm việc cách xa chỗ ở trong khi tuyến đường Nguyễn Trãi quá đông, không tiện cho việc đi lại mỗi ngày.

“Trước đây, để tìm được khách thuê mình phải qua trung gian với mức phí tương đương 1 tháng thuê nhà (6 triệu). Giờ đây nhà đã để không gần 1 tháng rồi, mình tiếc tiền lắm nhưng có lẽ lại phải nhờ trung gian tìm khách thuê giúp cho nhanh, nếu không nhà để đó chẳng biết đến bao giờ”.

Theo các chuyên gia, bất động sản luôn là kênh đầu tư lý tưởng mang lại lợi nhuận cao và cũng khá an toàn. Số liệu của CBRE cũng cho thấy, trong các dự án bất động sản luôn có tới 30% là nhà đầu tư mua với mục đích đầu tư cho thuê. Vấn đề là nhà đầu tư nên cân nhắc thời điểm thích hợp để xuống tiền đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp với mình.

Xem chi tiết tại đây.

Vụ Dự án 34 Cầu Diễn, cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc

Trong số báo trước, Đầu tư Bất động sản đã phản ánh câu chuyện cả trăm khách hàng gửi đơn cầu cứu liên quan tới dự án nhà ở chung cư tại tổ 34 Cầu Diễn (gọi tắt là Dự án 34 Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Dù quy mô không lớn như Dự án B5 Cầu Diễn ngay gần đó, nhưng nhiều khách hàng cho rằng, hai vụ việc này có nhiều điểm tương tự nhau.

Theo chia sẻ của các khách hàng, vào thời điểm ra mắt thị trường cách đây 6 năm, Dự án 34 Cầu Diễn cũng có sức hút rất lớn với người mua nhà. Ngoài vị trí tương đối đắc địa, thì với việc ông Nguyễn Hữu Quân, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Quân Thư (đơn vị có tư cách đồng chủ đầu tư) - người từng làm việc ở một số sàn giao dịch bất động sản có tiếng trước đó, được xem là nhân tố khiến khách hàng yên tâm nộp tiền, dù chưa rõ về pháp lý của dự án.

Do dự án chưa đủ điều kiện mở bán, nên khách hàng muốn mua nhà tại Dự án 34 Cầu Diễn phải ký hợp đồng vay vốn với Công ty Quân Thư. Tại hợp đồng vay vốn, đơn vị này cam kết, người cho vay sẽ được hưởng quyền mua căn hộ Dự án 34 Cầu Diễn với giá mua bán căn hộ tương ứng với tổng số tiền vay dự kiến và lãi suất được hưởng bằng 0%, hoặc hưởng lãi suất theo quy định hợp đồng 8%/năm nếu khách hàng không thực hiện quyền mua căn hộ (mức giá quy định trong hợp đồng là 17,5 triệu đồng/m2 với căn 80 m2, đã bao gồm thuế VAT). Thời điểm dự kiến khởi công dự án là quý II/2011 và hoàn thành quý II/2012.

Xem chi tiết tại đây.

Chủ đầu tư đề xuất phá 150 căn hộ tái định cư 10 năm không người nhận

Nguồn tin từ Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, Công ty cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco3) vừa đề xuất thành phố cho phép phá bỏ toàn bộ 3 toà nhà tái định cư xây dựng xong cách đây hơn 10 năm thuộc khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên). Sau khi phá dỡ, chủ đầu tư sẽ xây dựng nhà thương mại phục vụ tái định cư theo đặt hàng của thành phố. 

Đây là dự án nhà tái định cư tại chỗ của dự án giải phóng mặt bằng mở rộng tuyến phố Sài Đồng nằm trong Khu đô thị Sài Đồng do Hanco3 làm chủ đầu tư được triển khai từ năm 2001-2006. Do một số hộ dân không đồng ý việc nhận tái định cư bằng căn hộ mà phải là đất nền nên dẫn đến tính trạng khiếu kiện, người dân không nhận nhà. Vì thế, cả 3 tòa đều bị bỏ hoang từ khi xây dựng đến nay. 

Theo lý giải của Sở Xây dựng, dự án triển khai từ khi chưa thành lập quận Long Biên. Trong khi đó, quy định việc bồi thường của một dự án thuộc quận khác với huyện nên dẫn đến sự không thống nhất được giữa chủ đầu tư và người dân. Vì vậy người dân không đến nhận bàn giao nhà nên dự án bị bỏ hoang. 

"Hơn nữa, dự án được xây dựng từ lâu, cao 6 tầng nhưng không có thang máy. Bây giờ nếu sử dụng thì phải có phương án như nào cho thích hợp. Còn trong trường hợp phá dỡ thì phải có kiểm định, báo cáo cụ thể", phía Sở Xây dựng Hà Nội cho biết.

Xem chi tiết tại đây.

Biệt thự, chung cư ở Sài Gòn liên tiếp bị ngân hàng siết nợ

Dự án khu dân cư 584 Tân Kiên tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh bao gồm một nền đất có diện tích 174,5 m2, quyền sử dụng đất 41.242,1 m2 và tài sản gắn liền với đất là 2 khối chung cư cao 15 tầng với 712 căn hộ. 

Công trình đã đưa vào sử dụng 1 block vào giữa năm 2011, song có rất ít khách đến nhận nhà và hiện một số căn hộ đang cho thuê. Sau đó, Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Khai thác Công trình Giao thông 584 (NTB) hợp tác với Công ty Đầu tư Y tế chuyển đổi công năng từ chung cư thành bệnh viện. Tuy nhiên, do phản ứng từ khách mua nhà cộng với không đủ năng lực tài chính để bồi thường, chủ đầu tư phải ngừng việc chuyển đổi công năng công trình cuối năm 2011.

Hành lang các tầng nhiều nơi la - phông rơi rụng, nhiều mảng gạch nền bong tróc. Mới đây, Sở giao dịch 2 - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có thông báo bán đấu giá toàn bộ dư nợ gốc, lãi phát sinh của Công ty CP Đầu tư Y tế Việt Nam và NTB, với tổng giá trị 1.091 tỷ đồng (cả gốc và lãi phát sinh tính đến ngày 31/7).

Hành lang các tầng nhiều nơi la - phông rơi rụng, nhiều mảng gạch nền bong tróc. Mới đây, Sở giao dịch 2 - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có thông báo bán đấu giá toàn bộ dư nợ gốc, lãi phát sinh của Công ty CP Đầu tư Y tế Việt Nam và NTB, với tổng giá trị 1.091 tỷ đồng (cả gốc và lãi phát sinh tính đến ngày 31/7).

Từ đó dự án cũng “bất động” trên bảng cân đối kế toán của NTB, góp phần khiến doanh nghiệp lao đao trong gần một thập kỷ qua. Hiện bock B được đưa vào sử dụng nhưng khá vắng bóng cư dân.

Hành lang các tầng nhiều nơi la - phông rơi rụng, nhiều mảng gạch nền bong tróc. Mới đây, Sở giao dịch 2 - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có thông báo bán đấu giá toàn bộ dư nợ gốc, lãi phát sinh của Công ty CP Đầu tư Y tế Việt Nam và NTB, với tổng giá trị 1.091 tỷ đồng (cả gốc và lãi phát sinh tính đến ngày 31/7).  

Xem chi tiết tại đây.

TP. HCM: Không giao dự án mới cho chủ đầu tư nếu chậm quyết toán

UBND thành phố mới đây ra yêu cầu các sở ngành, quận huyện và các doanh nghiệp thành phố đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước, xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán các dự án hoàn thành.

Bên cạnh đó, thành phố yêu cầu thực hiện nghiêm việc lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành và xử lý vi phạm, không để xảy ra tình trạng vi phạm về thời gian quyết toán.

Theo UBND thành phố, các cơ quan, đơn vị khi báo cáo tổng hợp tình hình quyết toán dự án hoàn thành phải báo cáo chi tiết từng dự án, nêu rõ nguyên nhân chậm quyết toán, các biện pháp đã thực hiện, xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức liên quan; những khó khăn, vướng mắc (nếu có), đề xuất giải pháp khắc phục và kiến nghị.

Đồng thời, những đơn vị này cần kiểm tra, giám sát các chủ đầu tư, tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng, các nhà thầu trong việc chấp hành quy định về nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán khối lượng hoàn thành, lập hồ sơ quyết toán hợp đồng và quyết toán dự án hoàn thành.

Xem chi tiết tại đây.

Thay tên đổi họ, dự án có “hoá rồng”?

Từ năm 2013, khi kinh tế đi vào phục hồi, tình hình thị trường bất động sản tăng mạnh trở lại, nhiều doanh nghiệp chọn cách đổi tên dự án với mong muốn đổi được vận mệnh.

Việc đổi vận nhờ đổi tên phải nhắc đến Dự án Castle Plaza. Trước năm 2014, dự án này được mọi người biết đến với những tai tiếng về chậm tiến độ và nợ tiền sử dụng đất. Sau khi được TNR Hodings Việt Nam tham gia quản lý, phát triển và đổi tên thành Goldmark City. Chỉ sau chưa đầy 2 năm tái khởi động, siêu dự án với 5.000 căn hộ này đã cơ bản xây xong thô và đang trong quá trình hoàn thiện.

Cũng tại Hà Nội, tòa CT3 cao 45 tầng, thuộc Tổ hợp căn hộ The Pride từng là tòa tháp cao nhất quận. Tuy nhiên, đến năm 2013, thời điểm dự án phải hoàn thành, tòa CT3 mới chỉ xây xong phần đế công trình và bị “đắp chiếu” trong thời gian dài. Đến khi tái khởi động trở lại, tòa CT3 được đổi sang cái tên khá Tây là HP Landmark Tower.

Sau khi đổi tên và có tiến độ thi công nhanh, những tai tiếng trước đó của tòa CT3 mờ dần. Cuối năm 2015, đầu năm 2016, Dự án HP Landmark Tower đã đổi vận khi hoàn thiện và bàn giao căn hộ cho khách mua nhà.

Ngoài ra, còn phải kể đến các dự án khác như Dự án CT Number One (đổi tên từ dự án tai tiếng AZ Vân Canh), Dự án Thăng Long Victory (đổi tên từ Dự án City Garden Nam An Khánh), Dự án Gemek Tower Khu đô thị Lê Trọng Tấn (đổi tên từ Dự án Mekong Tower)… 

Xem chi tiết tại đây.

Hà Nội có nên bán đấu giá "đất vàng" trụ sở sau di dời?

TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, nhấn mạnh 2 vấn đề khi Hà Nội có thể cho bán đấu giá các khu đất được coi là “đất vàng”.

Thứ nhất, ông Liêm nhấn mạnh đến cách thức đấu giá.

Trụ sở Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội trên đường Tràng Thi. Ảnh: Hiếu Công.

Trụ sở Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội trên đường Tràng Thi. Ảnh: Hiếu Công.

TS. Liêm nói Hà Nội nên giao cho một cơ quan độc lập tổ chức bán đấu giá các lô đất theo cơ chế thị trường một cách công bằng. Khi đó, UBND TP. Hà Nội chỉ giữ vai trò là người giám sát. Các cơ quan được ủy quyền có thể là một doanh nghiệp bán đấu giá, hoặc một tổ chức độc lập.

Cũng theo TS. Liêm, khi có cơ quan độc lập tổ chức bán đấu giá sẽ tránh được tiêu cực, cũng như những vấn đề phức tạp có thể xảy ra khi bán đấu giá.

“Tổ chức độc lập bán đấu giá đất sẽ tạo hiệu quả cao trong công tác đấu giá. Ngoài ra, nếu UBND TP. Hà Nội tự bán đấu giá, tự giám sát chính mình là điều không nên”, TS. Liêm nhấn mạnh.

Xem chi tiết tại đây.

Những con số gây “sốc” của “siêu” dự án mà Tập đoàn Tuần Châu muốn làm tại TP.HCM

Dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn có tổng mức đầu tư khoảng 63.500 tỷ đồng, thực hiện theo hình thức BT đổi đất lấy hạ tầng.

Tập đoàn đề xuất được phân bổ chi phí giải phóng mặt bằng, xây lắp, tư vấn, dự phòng với tổng giá trị là 57.568 tỷ đồng (chưa gồm lãi vay).

Tập đoàn này đề xuất TP.HCM bố trí quỹ đất 12.398ha, tương đương 5% tổng diện tích TP.HCM (209.600 ha), gấp hơn 10 lần diện tích của quận 1 (gần 800ha).

Đại lộ có chiều dài 59km, nối huyện Củ Chi về đến quận 1, từ điểm cầu Bến Súc (huyện Củ Chi) tới ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (quận 1).

Với vận tốc dự kiến 100km/h, khi dự án hoàn thành sẽ chỉ mất khoảng 20-30 phút di chuyển từ Củ Chi về trung tâm thành phố.

Dù dự án có tổng mức đầu tư rất lớn, gồm nhiều hạng mục phức tạp (kết hợp đại lộ, cầu vượt) nhưng chủ đầu tư dự kiến hoàn thành dự án sau 18 tháng thi công.

Xem chi tiết tại đây.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top