Aa

Nhà xanh ở Nhật Bản: Vững từ móng, kiệm từ nóc

Chủ Nhật, 03/12/2017 - 06:30

Ngôi nhà vừa hiện đại, vừa an toàn lại vừa tiết kiệm năng lượng này chính là điển hình cho mẫu nhà ở xanh đang ngày càng phổ biến tại Nhật Bản.

Số liệu thống kê tại Nhật đã cho thấy, mỗi năm nước này phải gánh chịu hàng ngàn trận động đất với cường độ lớn nhỏ khác nhau. Vì vậy, các nhà thiết kế tại đây luôn xây dựng nhà ở theo tiêu chí an toàn và có khả năng chống chịu trước các thảm họa thiên nhiên.

Bên cạnh đó, với xuất phát điểm là một nước khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên, người dân Nhật Bản cũng rất ưa chuộng những công trình kiến trúc tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

Đơn giản, tiện nghi, tiết kiệm và an toàn là những tiêu chí hàng đầu được người Nhật Bản vô cùng chú trọng khi xây dựng các công trình kiến trúc, trong đó có nhà ở.

Và ngôi nhà hiện đại dưới đây chính là mẫu nhà ở hiện đại điển hình đáp ứng đủ hàng loạt những tiêu chí kỹ càng trên.

Trước khi được thi công xây mới, ngôi nhà này có tuổi đời đã 30 năm. Sở hữu diện tích khiêm tốn, căn nhà cũ trước kia khó có thể đáp ứng được tiện nghi sinh hoạt cũng như khả năng chống chịu thiên tai và tiêu chí tiết kiệm năng lượng.

Vì vậy, chủ nhà đã quyết định phá bỏ căn nhà cũ để xây dựng một ngôi nhà ở phù hợp và thoải mái hơn cho các thành viên trong gia đình.

Ngôi nhà cũ với tuổi đời 30 năm đã bộc lộ nhiều hạn chế rõ rệt. 

Ngôi nhà cũ với tuổi đời 30 năm đã bộc lộ nhiều hạn chế rõ rệt. 

Để có thể thi công xây mới, đội ngũ công nhân xây dựng đã huy động máy san, máy xúc linh động cỡ nhỏ để tiến hành loại bỏ cơ sở hạ tầng cũ. Công việc này kéo dài một ngày, rác thải xây dựng cũng được đem đi phân loại cẩn thận để đáp ứng tiêu chí tiết kiệm và thân thiện với môi trường.

Quá trình làm móng của căn nhà diễn ra tương đối kỳ công và cẩn thận. Phía thi công sẽ tiến hành đo dạc diện tích một cách tỉ mỉ, sau đó sử dụng hàng loạt thiết bị công nghệ cao gồm máy dò, máy siêu âm, máy kiểm tra địa chất...

Sau khi thu về kết quả địa chất tương đối tốt, phía thi công mới tiến hành các bước đóng cọc làm móng. Lớp móng hoàn tất sẽ tiến hành san lấp và xây tường móng.

Lớp tường móng còn được trải lên một tầng nilon chống thấm để hạn chế các mạch nước ngầm thấm vào nền nhà gây ảnh hưởng tới độ bền của nội thất.

Tiếp đó là hàng loạt công đoạn như đổ vữa xi măng, tiến hành gia cố, phòng tránh lớp nền phát sinh xê dịch…

Một số hình ảnh về công đoạn làm móng tỉ mỉ của căn nhà.

Một số hình ảnh về công đoạn làm móng tỉ mỉ của căn nhà.

Không chỉ tỉ mỉ trong công đoạn làm móng, lát nền, các nhà xây dựng tại Nhật Bản còn đặc biệt chú trọng tới khâu lắp đặt hệ thống điện nước cho ngôi nhà.

Khung của ngôi nhà chủ yếu được làm từ vật liệu gỗ có kèm thêm vật liệu cách điện và chống thấm nước.

Đặc biệt, mái nhà được thiết kế sử dụng tấm pin mặt trời. Ngày nay, việc tận dụng năng lượng mặt trời đang ngày càng phổ biến tại Nhật nhờ tính chất sạch, xanh, có khả năng tái tạo của loại nguyên liệu thân thiện này.

Những tấm pin mặt trời được lắp kiên cố trên mái nhà. 

Những tấm pin mặt trời được lắp kiên cố trên mái nhà. 

Khả năng chống nước của ngôi nhà cũng hết sức được chú trọng. Ở phần mái cũng như phần tường trong nhà, phía thi công sử dụng sợi thủy tinh FRP (còn được biết tới với tên gọi “thủy tinh thép”) để tăng khả năng chống thấm nước.

…và hình ảnh ngôi nhà sau khi đã hoàn thiện. 

…và hình ảnh ngôi nhà sau khi đã hoàn thiện. 

Toàn bộ quá trình thi công và hoàn thiện ngôi nhà này không chỉ kỳ công, tỉ mỉ mà còn thể hiện sự thông minh, cẩn trọng, tiến bộ, cùng với đó là đức tính tiết kiệm của người dân đến từ đất nước mặt trời mọc.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top