Aa

Nhiều chủ chung cư chống lệnh chính quyền?

Thứ Năm, 12/07/2018 - 14:01

Nhiều chủ chung cư chống lệnh chính quyền?; "Thi gan với tử thần" tại khu tái định cư Đồng Tàu; TP.HCM: Khởi động dự án khu đô thị bán đảo Bình Quới – Thanh Đa sau nhiều năm "đắp chiếu"... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Căn hộ “giá mềm” sẽ dẫn dắt thị trường Hà Nội trong nửa năm tới?

Theo báo cáo thị trường quý II/2018 của JLL Việt Nam, tại thị trường Hà Nội, hơn 33.000 căn hộ dự kiến hoàn thành trong 2 quý còn lại của năm 2018, trong đó, 48% đến từ phân khúc trung cấp. Theo đó, lượng mở bán mới trong các tháng cuối năm tại thị trường Hà Nội dự kiến đạt hơn 15.000 căn, tương đương cùng kỳ năm ngoái, với khoảng 63% đến từ phân khúc trung cấp.

Đồng thời, giá bán cũng được cải thiện theo hướng tích cực đến cuối năm 2018. Trong đó, các dự án có mức giá trung bình, đáp ứng nhu cầu ở thực của số đông vẫn dẫn dắt lượng bán trong thời gian tới.

Báo cáo cũng ghi nhận trong quý II/2018, lượng mở bán căn hộ chỉ đạt gần 8.180 căn, giảm 8,0% theo quý. Phân khúc trung cấp chi phối thị trường, chiếm tới 57%. Các dự án mới đóng góp 76% tổng lượng mở bán. Trong đó, quận Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Xuân và Long Biên dẫn đầu thị trường, chiếm 72% tổng lượng mở bán.

Xem thông tin chi tiết tại đây

TP.HCM: Khởi động dự án khu đô thị bán đảo Bình Quới – Thanh Đa sau nhiều năm "đắp chiếu"

Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, TP vừa giao Sở Kế hoạch & Đầu tư tham mưu, chỉ đạo xúc tiến tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư triển khai nhanh dự án Bình Quới - Thanh Đa (phường 28, quận Bình Thạnh).

Theo đó, dự án được UBND TP.HCM phê duyệt từ năm 1992. Đến năm 2004, dự án này được giao cho Tổng công ty Xây dựng Sài Gòn, nhưng vì thiếu năng lực nên đơn vị này không triển khai được dự án.

Đến năm 2010, chính quyền thành phố thu hồi quyết định. Sau đó, một đơn vị trong nước khác được UBND TP.HCM giao thực hiện điều chỉnh quy hoạch dự án 1/2.000 với toàn bộ gần 427ha đất, tương đương diện tích toàn phường 28 (quận Bình Thạnh).

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Thi gan với tử thần" tại khu tái định cư Đồng Tàu

Khu TĐC Đồng Tàu được thiết kế gồm 10 tòa nhà, đánh số từ N1 đến N10 và đưa vào sử dụng từ năm 2006, với mục đích phục vụ di dân để nhường đất cho các dự án công ích của thành phố. Từng được chủ đầu tư hứa hẹn là nơi ở lý tưởng, đầy đủ những điều kiện thuận lợi để yên tâm “an cư lạc nghiệp”, thế nhưng từ năm 2011 cho đến nay, các tòa nhà khu TĐC Đồng Tàu bắt đầu xuống cấp nghiêm trọng.

Theo ghi nhận của PV Reatimes, tại khu tái định cư Đồng Tàu, phần lớn diện tích sân, vỉa hè nằm tiếp giáp móng các tòa nhà đều bị sụt, lún, gãy, vỡ,… Ngoài ra, hậu quả từ những lần sụt lún không được quan tâm, bảo trì kịp thời đã khiến hệ thống thoát nước và bể phốt ngầm bị ảnh hưởng, gây ra hệ lụy là toàn bộ nước thải phải xả thẳng ra môi trường xung quanh. Điều này đã khiến môi trường sống của cư dân bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhiều chủ chung cư chống lệnh chính quyền?

Mục tiêu đến cuối năm 2018, 100% chung cư có ban quản trị mà UBND TP HCM đưa ra khó hoàn thành khi còn khá nhiều chủ chung cư cố tình kéo giãn

Chủ đầu tư chung cư Era Town (quận 7, TP HCM) chia nhỏ các block ra để tổ chức hội nghị nhà chung cư hòng kéo dài thời gian hoạt động của ban quản lý do mình lập ra

Chủ đầu tư chung cư Era Town (quận 7, TP HCM) chia nhỏ các block ra để tổ chức hội nghị nhà chung cư hòng kéo dài thời gian hoạt động của ban quản lý do mình lập ra

Ở chung cư Topaz City (phường 4, quận 8) do Công ty CP Kinh doanh nhà Vạn Thái làm chủ đầu tư tình hình cũng chẳng khá hơn. Theo chị Hạnh (cư dân chung cư Topaz City), chủ đầu tư đưa cư dân vào ở từ tháng 4-2017 nhưng đến nay vẫn không tổ chức hội nghị nhà chung cư. Các cư dân bức xúc, yêu cầu làm việc với chủ đầu tư thì không có ai đứng ra nói chuyện mà chỉ đưa ban quản lý ra làm việc. Tiếp đó, người dân viết đơn khiếu nại lên phường thì phường trả lời chưa thể can thiệp.

Theo lý giải của UBND phường, 2 block B1 và B2 của chung cư có chung khối đế, trong khi block B2 mới đưa dân vào ở từ tháng 11-2017 nên phải chờ đến hết 1 năm, phường mới có trách nhiệm đứng ra can thiệp nếu chủ đầu tư cố tình không lập BQT. "Vậy sao lúc giao nhà, chủ đầu tư không chờ 2 block hoàn thành rồi mới đưa người vào ở. Ðây có phải là cách mà chủ đầu tư "câu giờ" để sử dụng tiền quỹ bảo trì chung cư của các cư dân?" - chị Hạnh bức xúc.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Chào sàn trong tâm bão, lộ rõ tình trạng "sức khỏe" của các ngân hàng

Năm 2017 có thể coi là năm thăng hoa của thị trường chứng khoán Việt Nam khi tăng vượt mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Đặc biệt là giai đoạn quý I/2018 đã thiết lập đỉnh cao mới ở vùng giá 1.200 điểm. Thành tích này có sự đóng góp không hề nhỏ từ cổ phiếu ngân hàng - một trong những nhóm cổ phiếu trụ cột của thị trường.

Trước đà tăng trưởng vượt bậc của Vn-index cùng nhiều yếu tố thuận lợi, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục được đánh giá khả quan trong năm 2018 khiến hàng loạt các ngân hàng lớn thi nhau niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) như HDB, TCB, TPB... Bên cạnh đó các ngân hàng Maritimebank, Seabank, OCB, ABBank, Saigonbank, Nam Á Bank, Việt Á Bank cũng dự kiến niêm yết trong thời gian tới.

Tuy nhiên, với những diễn biến bất lợi về tình hình kinh tề vĩ mô như lo ngại về việc tăng lãi suất của FED, chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung… đã khiến thị trường chứng khoán liên tục trồi sụt và giảm điểm mạnh trong thời gian gần đây.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top