Aa

Những bệnh nguy hiểm mùa xuân và cách phòng tránh

Thứ Hai, 13/03/2017 - 05:55

Mùa xuân cũng là mùa phấn hoa phân tán nhiều nhất, nấm mốc phát triển, các vi sinh vật gây bệnh cũng đua nhau tăng số lượng, gây ra rất nhiều bệnh như: đường hô hấp, viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân, thủy đậu, viêm nhiễm bộ phận sinh dục

1. Bệnh đường hô hấp

Mùa xuân độ  ẩm cao, nhiệt độ thấp rất thích hợp cho các vi sinh vật phát triển. Khí hậu thất thường càng dễ  mắc các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là ở trẻ nhỏ. 

Mùa xuân cũng là mùa phấn hoa phân tán nhiều nhất, nấm mốc phát triển, các vi sinh vật gây bệnh cũng đua nhau tăng số lượng, gây ra rất nhiều bệnh

Mùa xuân cũng là mùa phấn hoa phân tán nhiều nhất, nấm mốc phát triển, các vi sinh vật gây bệnh cũng đua nhau tăng số lượng, gây ra rất nhiều bệnh

Hen phế quản

Đây là bệnh đứng đầu trong các bệnh hô hấp thường gặp vào mùa xuân. Sự thay đổi thời tiết khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Kết hợp với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm mốc, côn trùng… rất phát triển.

Nên khi người có thể trạng dị ứng hít phải những tác nhân trên sẽ gây co rút khí quản. Tạo ra các cơn hen. Khiến bạn khó thở, mặt mũi tím tái, nếu nặng có thể suy hô hấp.

Để phòng tránh các cơn hen khó chịu này! Bạn cần bảo vệ mình, trẻ nhỏ trước các tác nhân gây dị ứng, sử dụng khẩu trang hoạt tính, bổ sung vitamin C. Chú ý phải luôn mang theo bình xịt giãn khí quản.

Viêm khí - phế quản cấp

Bệnh này thường do các loại virus cúm gây ra. Triệu chứng đầu tiên là hắt hơi, sổ mũi, sau đó là ho, sốt, đau người, mệt mỏi, nặng có thể dẫn tới đau ngực khó thở.

Cách phòng tránh đơn thuần là phải giữ ấm, tránh lạnh, sử dụng nhiều các loại hoa quả để nâng cao thể trạng, uống nhiều nước. Khi mắc bệnh, phải điều trị kịp thời, dùng thuốc đủ liều lượng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

Viêm phổi

Bệnh thường gặp trong mùa xuân do vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp. Người bị viêm phổi thường có các triệu chứng như: sốt cao, ho, thở nhanh...

Nếu có các triệu chứng trên, cần phải đưa người bệnh tới cơ sở y tế khám và chữa trị kịp thời bằng thuốc kháng sinh.

Xem thêm: Dấu hiệu, triệu chứng, nguyên nhân viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và phương pháp điều trị hiệu quả, kịp thời

2. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có thể gặp quanh năm, nhưng cao nhất là vào mùa xuân

Viêm mũi dị ứng có thể gặp quanh năm, nhưng cao nhất là vào mùa xuân

Bệnh có thể gặp quanh năm, nhưng cao nhất là vào mùa xuân ở những người có cơ địa dị ứng. Nguyên nhân là vì mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí, gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi rất khó chịu.

Những người có cơ địa dị ứng cần tránh đến những nơi trồng nhiều hoa, không cắm hoa trong phòng, sử dụng khẩu trang khi đi ra đường. Khi hít phải phấn hoa, trước tiên có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi từ nước muối vô khuẩn để làm sạch phấn hoa. Sau đó, cần đến bác sỹ để được chỉ định dùng thuốc hợp lý.  

3. Trứng cá

Nhiều người cho rằng, chỉ có mùa hè mồ hôi tiết ra nhiều, tuyến bã chứa nhiều chất nhờn mới khiến trứng cá mọc nhiều.

Nhưng thực tế không phải vậy, mùa xuân với độ ẩm không khí cao, khiến vi khuẩn phát triển mạnh kết hợp da mặt luôn ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho các chất bã nhờn bít tắc lỗ chân lông, vi khuẩn phát triển, dẫn tới các mụn bọc, mụn mủ. Ngoài ra, tết là lúc mọi người ăn uống thất thường, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều bia, rượu càng khiến mụn nở nhiều hơn.

Lúc này bạn cần phải dừng ngay các món cay nóng, bổ sung thêm rau, hoa quả. Chú ý rửa mặt trước khi đi ngủ, ngay khi ra đường về. Không tự nặn mụn trứng cá và chú ý sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của thầy thuốc.

4. Viêm kết mạc mùa xuân

Viêm kết mạc mùa xuân có thể liên quan tới các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa, các loại bụi, lông thú vật, côn trùng hoặc gió, ánh nắng...

Viêm kết mạc mùa xuân có thể liên quan tới các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa, các loại bụi, lông thú vật, côn trùng hoặc gió, ánh nắng...

Đây là một bệnh dị ứng ở mắt, có thể liên quan tới các tác nhân gây dị ứng bay trong không khí như phấn hoa, các loại bụi, lông thú vật, côn trùng hoặc gió, ánh nắng...

Triệu chứng của bệnh là, đỏ cả hai mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, cộm mi, sợ ánh sáng. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, do mùa xuân hoa nở nhiều, phấn hoa phát tán, phấn hoa hoặc bụi rơi vào mắt người có thể trạng dị ứng sẽ gây bệnh.

Thời tiết càng ẩm hay không khí càng ô nhiễm thì bệnh càng nặng. Những bệnh nhân có cơ địa dị ứng thường hay bị tái phát.

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng, trước tiên cần tránh dụi mắt. Nên nhỏ các loại thuốc rửa mắt, hoặc nước mắt nhân tạo cho trôi hết phấn hoa, bụi hoặc cũng có thể đắp gạc lạnh cho mắt bớt ngứa. Sau đó, đến gặp bác sỹ để có chỉ định sử dụng thuốc đúng đắn.

5. Thủy đậu

Khoảng 90% số người chưa chủng ngừa hoặc chưa từng bị thủy đậu sẽ bị lây bệnh nếu tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

Khoảng 90% số người chưa chủng ngừa hoặc chưa từng bị thủy đậu sẽ bị lây bệnh nếu tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

Sau Tết cũng là thời điểm dịch thuỷ đậu vào mùa. Đây là loại bệnh lây nhiễm nhưng thường ở thể nhẹ, do virus Varicella Zoster gây ra.

Người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, qua đường hô hấp (nước bọt, hắt hơi, dịch tiết từ mũi của người bệnh) hoặc qua tiếp xúc với mụn nước, tiếp xúc với quần áo, vải trải giường... dễ bị mắc bệnh.

Đặc biệt, thời gian lây bệnh thường kéo dài và người bị thuỷ đậu có khả năng lây nhiễm cho người khác từ 1 - 2 ngày trước khi phát ban.

Người bệnh thường có các triệu chứng: đầu tiên là xuất hiện các chấm nhỏ, ngứa ở mặt, cổ rồi đến bụng, ngực, chân... Sau đó, các chấm này hình thành nốt phồng lớn (đường kính 3 - 4mm), chảy nước và cả mủ. Các nốt này dần khô đi, trở thành vảy và khỏi sau 5 đến 7 ngày.

Thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng nếu gãi nhiều do ngứa, làm cho mụn bị vỡ ra gây nhiễm trùng để lại sẹo lõm. Nguy hiểm hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây biến chứng như: giảm tiểu cầu, viêm tủy cắt ngang, liệt thần kinh mặt, rối loạn tiểu não, viêm cơ tim, viêm màng não, viêm thần kinh…

Bệnh dễ lây thành dịch nếu không được phòng ngừa. Khoảng 90% số người chưa chủng ngừa hoặc chưa từng bị thủy đậu sẽ bị lây bệnh nếu tiếp xúc với người nhiễm bệnh.

Vì vậy, cách phòng tránh tốt nhất là tiêm phòng thủy đậu và tránh tiếp xúc với người bị bệnh. Khi bị mắc bệnh, cần đi khám để được chỉ định điều trị đúng.

6. Viêm nhiễm bộ phận sinh dục

Mùa xuân kèm theo những cơn mưa phùn ẩm ướt, khiến quần áo ẩm mốc tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển. Nhiệt độ ấm áp, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật và nấm mốc gia tăng số lượng.

Lúc này, các bạn nữ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm bộ phận sinh dục như nhiễm nấm, nhiễm khuẩn gây ngứa ngáy, khó chịu.

Để phòng ngừa, các bạn cần hong khô quần áo và với quần chip nên sấy khô hoặc là khô để tránh nấm phát triển. Thay băng vệ sinh 4 tiếng 1 lần và dùng dung dịch vệ sinh để làm sạch vùng kín.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top