Cảm lạnh
Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt là những triệu chứng thường gặp khi bị cảm lạnh.
Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa.
Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.
Viêm họng
Đau họng thường xảy ra vào mùa đông và phần lớn nguyên nhân là do nhiễm virus.
Có một số bằng chứng cho thấy sự thay đổi và chênh lệchnhiệt độ - chẳng hạn như đi từ một căn phòng ấm áp ra ngoài trời lạnh giá - cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng.
Một biện pháp khắc phục nhanh chóng và dễ dàng thực hiện khi bị đau họng là súc miệng với nước muối ấm. Mặc dù nước muối không chữa được khi bạn bị nhiễm trùng, nhưng nó có tính chống viêm và có tác dụng làm dịu cổ họng đang viêm rát.
Ảnh minh hoạ
Cúm
Cúm là căn bệnh nhiều người gặp phải, nhất là những người ở độ tuổi từ 65 trở lên và người bịtiểu đường, thận.
Cách tốt nhất để ngăn ngừa cảm cúm là sử dụng vắc xin phòng cúm (hoặc thuốc xịt mũi cho trẻ em từ 2 đến 18 tuổi).
Bệnh hen, suyễn
Thời tiết lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra những triệu chứng của bệnh hen, suyễn như khó thở. Những người bị hen, suyễn đặc biệt phải chú ý giữ sức khỏe vào mùa đông.
Trong những ngày lạnh giá, bạn nên ở trong nhà thì tốt hơn. Nếu phải ra ngoài, hãy quàng một chiếc khăn qua mũi và miệng để giữ ấm.
Norovirus
Norovirus là tên của một nhóm virus thường gây ra dịch viêm đường ruột do virus. Các triệu chứng thường bắt đầu đột ngột trong vòng 12 – 48 giờ sau khi phơi nhiễm với norovirus. Đa số mọi người sẽ khỏe lại trong vòng một hoặc hai ngày và bệnh không có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, mặc dù khi bệnh, người bệnh bị mất nước và có thể phải nhập viện. Bệnh này có thể gặp quanh năm nhưng phổ biến hơn vào mùa đông và những nơi như khách sạn hay trường học. Trẻ nhỏ và người già là nhóm có nguy cơ mắc bệnh này nhất.
Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy thì việc quan trọng đầu tiên là phải bổ sung nhiều nước để ngăn chặn sự mất nước.
Hạ thân nhiệt
Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát. Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh, đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo.
Theo các chuyên gia, nên tìm các biện pháp can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt, trước khi các triệu chứng trở nặng hơn. Cách tốt nhất để giúp những người bị hạ thân nhiệt là quấn chăn xung quanh người cho tới khi cơ thể họ ấm trở lại.
Đau nhức khớp tay, chân
Đau nhức các khớp cổ tay, chân hay khớp vai, khớp háng vào mùa đông là một trong những tình trạng thường gặp, đặc biệt là ở người già và những người phải thường xuyên lao động nặng nhọc.
Lí giải về mối quan hệ giữa bệnh đau khớp với thời tiết lạnh, các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe của Hoa Kỳ cho biết: Vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cho các gân cơ bị co rút, gây hạn chế trong việc vận động.
Một số bệnh nhân bị gút hay đang gặp các chứng bệnh về xương khớp thì thời điểm này sẽ càng làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Lí do là vì nhiệt độ xuống thấp khiến lượng axit uric trong máu bị kết tủa, lắng đọng và chèn ép vào các khớp.
Đặc biệt ở những người cao tuổi, lúc này các chức năng hoạt động của cơ thể đã bị suy yếu, khí huyết kém lưu thông nên dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp xương và gây nên hiện tượng đau nhức.
Để phòng chống hiện tượng đau nhức khớp trong mùa đông, mọi người nên giữ ấm cho cơ thể bằng cách đi tất, mang bao tay, quàng khăn cổ. Nên tập thể dục và vận động các khớp vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng như buổi sáng khi mới ngủ dậy.
Đau tim
Rất ít người biết rằng mùa đông chính là một trong những “thủ phạm” hàng đầu gây ra bệnh đau tim. Nguyên nhân là do nhiệt độ giảm mạnh khiến cho động mạch bị thu hẹp, máu không được lưu thông ổn định. Vì thế tim phải làm việc vất vả hơn để giữ ấm cho cơ thể.
Các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe khuyên rằng, bạn cần giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, nhất là những khi đi ra ngoài. Những người trên 30 tuổi cần tránh các hoạt động quá sức vào sáng sớm. Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn thay vì ăn quá nhiều thực phẩm trong một lúc.
Da khô
Vào mùa đông, do thói quen tắm bằng nước ấm cũng như lượng nước được nạp vào cơ thể ít hơn các mùa còn lại, cho nên da bạn rất dễ bị khô, thiếu độ ẩm. Một trong những việc làm tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này đó là dưỡng ẩm cho da.
Các bác sĩ da liễu cho biết rằng, thời gian tốt nhất để bôi kem dưỡng ẩm là sau khi tắm. Vì lúc này da vẫn còn ẩm, ngoài ra, bạn cũng có thể bôi thêm một lần nữa vào lúc trước khi đi ngủ. Khi tắm bạn nhớ không nên sử dụng nước quá nóng để hạn chế nguy cơ kích ứng và ngứa da.
Đau dạ dày do lạnh
Thời tiết lạnh thường hay bị đau bao tử và vết loét có vẻ đau nhiều hơn. Trong khi chưa có phương pháp hữu hiệu ngăn chặn viêm loét bao tử, bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách chăm sóc bản thân để tăng sức đề kháng.
Cách phòng tránh bàn cần làm là hàng ngày, làm những việc khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng như tắm nóng, đi bộ trong công viên hoặc xem một trong những bộ phim yêu thích của bạn.