Aa

NƠXH: Xây dựng không có "tâm" tạo ra những "lò thiêu" chết người

Thứ Sáu, 16/11/2018 - 23:30

Ở các đô thị, khi quỹ đất cho nhà ở trở nên eo hẹp thì sự ra đời của các khu nhà ở xã hội cao tầng dần trở nên quen thuộc. Nhưng sự hạn chế về kinh phí xây dựng có thể biến những tòa nhà này trở thành "bẫy tử thần" dưới thời tiết nóng bức và cướp đi mạng sống của người sống trong các tòa nhà đó.

Các cơn sóng nhiệt trên khắp Bắc bán cầu vào mùa hè vừa qua đã giết chết rất nhiều người ở các thành phố khác nhau như Montreal, Tokyo hay Lisbon. Ở London, tỉ lệ tử vong đột ngột tăng cao do nóng bức, ước tính lên tới khoảng 100 người. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người già là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi cái nắng nóng mùa hè.

Xu hướng tử vong do sốc nhiệt diễn ra ngày một thường xuyên hơn và nắng nóng ngày càng dữ dội hơn. Cùng với đó, một nguyên nhân ít ai ngờ lại xuất phát từ chính nơi đang che chở cho con người - những ngôi nhà. Do thiếu tính an toàn từ khâu chọn nguyên vật liệu xây dựng, ngôi nhà vô hình trung lại trở thành "bẫy tử thần" dưới thời tiết nắng nóng. 

Khi các nhà phát triển thiết kế và xây dựng đô thị thì đôi khi người cư trú lại phải trả giá trong cuộc sống của họ.

Khi các nhà phát triển thiết kế và xây dựng đô thị bỏ qua yếu tố "phòng nhiệt" thì chính người cư trú phải "trả giá".

Những ngôi nhà như trên có thể sẽ trở nên nguy hiểm hơn trong những thập kỷ tới. Một báo cáo năm 2016 của Ủy ban Biến đổi khí hậu đã cảnh báo nhiều ngôi nhà mới được xây dựng cũng như những ngôi nhà xưa cũ của Vương quốc Anh đã thực sự trở nên tồi tệ hơn dưới nắng nóng và không thể so sánh với các tòa nhà hiện đại. Bằng chứng là 20% ​​nhà ở London của nước Anh quá nóng ngay cả khi mùa hè tương đối mát mẻ.

Những căn hộ từ tầm giữa của tòa nhà trở lên được xây vào thập niên 1990 đang gặp phải vấn đề. Cụ thể, đó là thiếu sự thông gió và bị rọi nắng thẳng vào nhà. Tuy nhiên, việc trang bị thêm cho những ngôi nhà cũ để làm cho chúng cách nhiệt tốt hơn và tiết kiệm năng lượng hơn cũng có thể làm tăng nguy cơ nóng bức, đặc biệt nếu nó làm cho tòa nhà kín khí hơn và giảm thông gió thụ động.

Với những thị trường mà nhu cầu nhà ở luôn ở mức cao như Vancouver, Amsterdam hay Hồng Kông, tình trạng "nhà nguy hiểm" càng có nguy cơ tăng đột biến khi mà lượng cầu tăng dẫn đến nguồn cung phải nhanh chóng xuất hiện, kéo theo nguy cơ nhà giá rẻ không an toàn được xây dựng chóng vánh và chúng sẽ ít có khả năng chịu nhiệt trong thời tiết nắng nóng kéo dài.

Việc đầu tư cho thiết bị làm mát tất nhiên nhà xây dựng nào cũng biết, tuy nhiên, không phải ai cũng sẵn sàng làm bởi nó dẫn đến tăng chi phí. Trong khi, họ muốn giảm thiểu chi phí hết mức để đáp ứng nhu cầu thuê nhà giá bình dân của đại đa số khách hàng. Còn về phía khách hàng, túi tiền hạn chế là yếu tố cản trở mong muốn một căn nhà "mát mẻ" với điều hòa, quạt gió... Thậm chí, nhiều người còn không biết rằng, một biện pháp đơn giản và có tác dụng để giảm nắng nóng là lắp cửa chớp phù hợp.

Nhiều người thậm chí còn không nhận thức được những biện pháp đơn giản để ngăn chặn và làm giảm tình trạng quá nóng nguy hiểm

Nhiều người thậm chí còn không nhận thức được những biện pháp đơn giản để ngăn chặn và làm giảm tình trạng nắng nóng nguy hiểm

Ngay cả khi chúng ta tránh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu cực đoan bằng cách cắt giảm khí thải nhà kính, chúng ta vẫn phải đối mặt các sóng nhiệt khác, tăng tần suất và cường độ trong 3-4 thập kỷ tới. Nhưng dường như, sự gia tăng nhiệt độ và vấn đề nắng nóng quá mức đang bị các nhà phát triển và quy hoạch đô thị bỏ qua. Không chỉ ở các nước đang phát triển mà ngay cả tại những nước phát triển như Anh, vấn đề nắng nóng cũng chưa được quan tâm đúng mực. 

Lấy ví dụ, trong báo cáo của Ủy ban Biến đổi khí hậu năm 2016, khung chính sách Quy hoạch Quốc gia của Chính phủ Anh thời điểm đó thậm chí còn không đề cập đến sức nóng. Khung này cuối cùng đã được bổ sung vấn đề nắng nóng nhưng vẫn chưa rõ việc lập kế hoạch cụ thể tại các địa phương sẽ bị ảnh hưởng là như thế nào. Hay như hồi mùa thu năm ngoái, thị trưởng London, ông Sadiq Khan, công bố một dự thảo chiến lược nhà ở. Suốt 233 trang, chỉ duy nhất một lần đề cập đến nguy cơ bị sốc nhiệt. Về sau, các nhà chính sách cũng đưa ra gợi ý giải pháp cho tình trạng nắng nóng ảnh hưởng đến con người bằng cách đề xuất một hệ thống phân cấp làm mát với 6 biện pháp chính, bắt đầu từ việc tạo nhiệt nội bộ thông qua thiết kế tiết kiệm năng lượng.

Tuy nhiên, những gợi ý này vẫn chỉ nằm trên giấy chứ chưa được đưa vào thực tế. Một đề xuất khác được đưa ra là trao quyền cho chủ nhà cũng như người thuê nhà, nhằm chống lại việc các nhà xây dựng phát triển nên những ngôi nhà không an toàn, nơi có thể biến thành "lò nướng" chết người trong mùa hè nóng bức.

“Tôi mong rằng những hậu quả khủng khiếp của vụ cháy tháp Grenfell sẽ đưa đến những cuộc trò chuyện hiệu quả hơn về nhà ở - nơi thực sự phù hợp để sống. Nó không chỉ là giảm nguy cơ hỏa hoạn mà còn giảm tất cả rủi ro có thể xảy ra. Đó là việc xây dựng nơi ở mà mọi người cảm thấy an toàn khi sống. Sẽ không thể nào ngăn chặn được những cái chết báo trước do nhiệt nếu con người không nâng cao nhận thức của bản thân”, ông Bob Ward, Phó Chủ tịch Quan hệ đối tác biến đổi khí hậu London, kiêm Giám đốc Chính sách và Truyền thông tại Trung tâm ESRC về Kinh tế và Chính sách Biến đổi khí hậu (Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London), chia sẻ.

Vụ cháy tháp Grenfell xảy ra vào ngày 14/6/2017. Đây là tòa nhà cao 24 tầng, một chung cư thuộc diện nhà ở xã hội ở Bắc Kensington, phía Tây London, Anh. Có ít nhất 200 nhân viên cứu hỏa và 45 xe cứu hỏa đã đến hiện trường, nhưng đã không chế ngự được đám cháy. Ít nhất 72 người đã chết trong vụ hỏa hoạn.

Người ta tin rằng không chỉ vật liệu mà cả cấu trúc xây dựng của tháp Grenfell khiến vụ cháy trở nên nghiêm trọng không thể dập tắt. Những trụ cột bê tông hình tam giác của Grenfell Tháp đã tạo ra khoảng chân không, và ngọn lửa nhanh chóng bốc lên cao. Khi khe hở càng lớn thì hiệu ứng ống khói càng mạnh. Toàn bộ mặt ngoài của tòa nhà và hệ thống cách nhiệt cũng đã không đáp ứng thông số yêu cầu tuân thủ tiêu chuẩn về an toàn cháy nổ.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top