nhà tù phú quốc

Với tên gọi Trại giam tù binh chiến tranh Phú Quốc hay Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc, đây là nơi chế độ cũ xây dựng để giam giữ, tra tấn các chiến sĩ cách mạng không may bị địch bắt.

Tính đến đầu năm 1972, nhà tù Phú Quốc có 12 khu được đánh số từ 1 đến 12. Cuối năm 1972, có thêm hai phân khu 13 và 14 có khả năng giam giữ 3.000 tù nhân.
Tính đến đầu năm 1972, nhà tù Phú Quốc có 12 khu được đánh số từ 1 đến 12. Cuối năm 1972, có thêm hai phân khu 13 và 14 có khả năng giam giữ 3.000 tù nhân.
Nhà tù Phú Quốc
Chuồng cọp kẽm gai là một trong những “sáng chế” dã man nhất mà Mỹ và chính quyền Sài Gòn dùng để hành hạ, tra tấn tù binh tại nhà tù Phú Quốc. Bị nhốt vào đây là một cực hình vì người tù không thể nằm, ngồi hoặc cử động, mỗi cử động nhỏ là kẽm gai đâm thấu xương.

Trại giam tù binh Phú Quốc thuộc xã Dương Tơ (nay là An Thới), được Mỹ và chính quyền Sài Gòn xây dựng đầu năm 1967 trên diện tích khoảng 400ha với tên thường gọi là nhà lao Cây Dừa.

Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc
Cùng với chuồng cọp kẽm gai, chuồng cọp Catso cũng không kém phần man rợ khi được làm bằng sắt tấm bịt kín bốn mặt, có hình dáng giống chiếc container. Người tù binh bị giam vào đây, không có ánh sáng, thiếu không khí để thở, ăn uống khổ cực, tiêu tiểu tại chỗ.
Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc
Giữa năm 1968, khi phong trào đấu tranh của tù binh lên cao, Mỹ và chính quyền Sài Gòn cho xây dựng các biệt giam 2,4,5,6, trong đó biệt giam B2 là biệt giam khủng khiếp và ác liệt nhất với nhiều lớp bùng nhùng.

Được bố phòng rất nghiêm ngặt và nhiều người tù từng ví rằng “đến con ruồi muốn bay ra khỏi đảo cũng là chuyện không thể” bởi bốn tiểu đoàn quân cảnh trực tiếp canh giữ tù binh và lực lượng của vùng 4 hải quân đặt ngay ở An Thới. Ngoài ra, các đại đội cảnh sát, bảo an bố phòng khắp đảo và trên biển cũng như các tuần duyên tuần tra ngày đêm từ An Thới, Nam Du, Hòn Tre, Bắc Đảo...

Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc
Bên trong khu trại giam, Ban quản lý di tích đã cho phục dựng lại hiện vật về các tù binh từng bị giam tại đây cũng như các dụng cụ tra tấn đã được sử dụng. Tại đây, các tội ác không chỉ biểu hiện bằng dùi cui, báng súng, mũi giày… mà còn là những hành động tàn bạo như lộn vỉ sắt có mấu, đánh bằng chày vồ, đánh bằng roi cá đuối tôn…
Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc
Theo mô tả ở nhà tù Phú Quốc, khi đó đã áp dụng hơn 40 hình thức tra tấn tù binh từ thời trung cổ cho đến hiện đại với mục đích nhằm phát hiện tổ chức, người lãnh đạo, chủ trương vượt ngục và ép buộc tù binh vào trại sinh hoạt. Trong ảnh là tù nhân bị chúng dùng búa, thanh gỗ đục bánh chè đầu gối đầy đau đớn.

Hàng chục ngàn tù binh trên khắp các chiến trường đã bị đưa ra trại tù binh này và phải chịu những hình phạt tận cùng của sự tàn bạo giữa biển khơi. Theo những người tù Phú Quốc kể lại thì đã có hơn 40 hình thức tra tấn tù binh từ thời trung cổ cho đến hiện đại được áp dụng như đóng đinh vào tay, chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng, trùm bao bố chế nước sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống…

Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc
Cùng với hơn 4.000 tù binh bị sát hại, những hình thức tra tấn dã man này được minh chứng bằng những hố chôn tập thể hàng nghìn người và những chiếc đinh 8 đến 12 phân còn găm ở xương đầu, ống chân, bàn chân, đầu gối, cánh tay… trong các hài cốt được tìm thấy.
Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc
Hình thức tra tấn cho tù binh vào các bao bố, cho lên chảo đun nóng cho đến khi chết được phục dựng lại…
Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc
… nhiều tù binh đã chết và thương tật ở nhà tù và đây thực sự là “địa ngục trần gian” giữa biển khơi.

Ở Di tích Quốc gia đặc biệt này đã nhuộm thắm máu đào của hơn 4.000 chiến sĩ cách mạng ngã xuống và hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ cộng sản đã vượt qua cái chết, tiếp tục chiến đấu đến ngày chiến thắng 30/4/1975.

Trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốc
Diện tích biệt giam chỉ là 27m2, nhưng khi cao điểm chúng giam tới 180 người. Ngoài các hình thức tra tấn từng người dã man, địch còn áp dụng nhiều hình thức đánh đập tra khảo các nhóm tù nhân trong phòng biệt giam.

Hiệp định Paris được ký kết ngày 27/1/1973, tù binh được trao trả và những câu chuyện khủng khiếp về một “địa ngục trần gian” giữa biển khơi mới được tiết lộ. Sự tàn khốc diễn ra với số phận của hơn 40.000 người tù nơi đây mới được biết đến./.

Trọng Chính
Thế Công
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận