Aa

Phát triển tín dụng tiêu dùng – xu thế tất yếu trong năm 2019

Thứ Sáu, 11/01/2019 - 00:15

Năm 2019 được nhận định là giai đoạn “vàng” để đẩy mạnh phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam.

Hàng loạt yếu tố giúp thị trường tài chính phát triển mạnh

Với dân số khoảng 95 triệu người, đáng chú ý, trong số đó có hơn một nửa là người trẻ có mức tiêu dùng cao nên các chuyên gia nhận định việc phát triển tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam sẽ là một trong những xu thế tất yếu trong thời gian tới.

Ngoài việc có dân số trẻ, thu nhập đang tăng theo sự phát triển của nền kinh tế cùng với xu hướng sẵn sàng vay nợ để chi tiêu phục vụ cho nhiều nhu cầu của đời sống cùng khả năng tiếp cận các khoản vay trở nên dễ dàng hơn chính là những yếu tố thuận lợi giúp tài chính tiêu dùng “cất cánh”.

Những công ty tài chính ra đời giúp nhiều đối tượng có thể tiếp cận vốn từ các kênh chính thức

Thời gian gần đây, tín dụng tiêu dùng đã tăng trưởng rất mạnh song dung lượng thị trường vẫn còn rất lớn. Thực tế cho thấy, so với 95 triệu dân, lượng khách hàng các công ty tài chính khai thác còn rất nhỏ. Điều này cũng chính là điều kiện lý tưởng khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn thâm nhập thị trường nước ta.

Theo ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước, tài chính tiêu dùng luôn song hành cùng sự phát triển của nền kinh tế.

Nếu như cuối năm 2012, tổng dư nợ cho vay tiêu dùng khoảng 230.000 tỷ đồng, chiếm 8% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế) thì đến cuối năm 2017, dư nợ tín dụng tiêu dùng đạt khoảng 1,1 triệu tỷ đồng (gấp 4,8 lần năm 2012), chiếm khoảng 18% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Như vậy, chỉ trong 5 năn, tín dụng tiêu dùng đã tăng gần gấp 5 lần.

Hoạt động tài chính tiêu dùng phát triển sẽ là động lực thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, hợp lý hóa quá trình luân chuyển hàng hóa trên thị trường, giúp tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính thức của người dân và hộ gia đình.

Các chuyên gia tài chính ngân hàng chia sẻ, với nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng, tài chính tiêu dùng mang lại lợi ích rất lớn cho sự phát triển xã hội. Đáng chú ý, những công ty tài chính ra đời đã giúp nhiều đối tượng có thể tiếp cận vốn từ các kênh chính thức hơn, hiện phục vụ khoảng gần 30 triệu khách hàng, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người.

Điều gì giúp các công ty tài chính thành công?

Hiện có 18 công ty tài chính đang hoạt động tại thị trường Việt, trong đó có 6 công ty nước ngoài, 4 công ty TNHH MTV do tập đoàn, tổng công ty nhà nước là chủ sở hữu và 8 công ty cổ phần có các cổ đông là tập đoàn, tổng công ty nhà nước chiếm tỷ lệ trên 25%.

Có thể kể tới các công ty tài chính có thị phần lớn nhất như FE Credit, HD Saison, Home Credit với nguồn lợi nhuận lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, được ví như "con gà đẻ trứng vàng" cho ngân hàng mẹ.

Dù cho vay tiêu dùng phát triển rất nhanh trong thời gian qua nhưng vẫn còn khá nhỏ so với tiềm năng của thị trường.

Không những cần phải có nguồn vốn mạnh, sản phẩm linh hoạt và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng, các công ty tài chính muốn thành công phải có đội ngũ nhân sự tốt, mạng lưới phân phối rộng, chính sách hợp lý, hệ thống quản trị rủi ro một cách hiệu quả.

Ngoài những yếu tố then chốt trên, các công ty tài chính đều chú ý đến việc đầu tư công nghệ 4.0 để đưa ra quyết định cho vay nhanh chóng, tiện lợi. Điều này không những làm tăng tính cạnh tranh, thu hút khách hàng mà còn giúp giảm chi phí về nhân sự.

Nói về tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng còn rất lớn, ông Kalidas Ghose - Tổng giám đốc FE Credit nhận định, dù cho vay tiêu dùng phát triển rất nhanh trong thời gian qua nhưng vẫn còn khá nhỏ so với tiềm năng của thị trường. Theo ông Kalidas Ghose, tiềm năng khai thác thị trường vẫn còn lớn bởi xu hướng cho vay tiêu dùng là tất yếu trên thế giới. Tỷ lệ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ ở Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 11,4%, trong khi con số phổ biến ở các nước phát triển là 40 - 50%.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top