Aa

Phía sau “sức hút” của thị trường BĐS Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài

Thứ Tư, 04/01/2017 - 13:00

Kết quả của cuộc nghiên cứu khảo sát lần thứ 11 do Grant Thorton Việt Nam tiến hành dựa trên quan điểm và triển vọng của lĩnh vực đầu tư tư nhân tại Việt Nam đã cho thấy rằng BĐS, du lịch và khách sạn là các ngành có mức độ hấp dẫn đối với nhà đầu tư nhất hiện nay tại Việt Nam, chỉ đứng sau ngành bán lẻ và thực phẩm và đồ uống.

“Nam châm” hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

Tính từ 1988 đến cuối tháng 10/2016, Việt Nam đã tiếp nhận 22.115 dự án FDI với số vốn đăng ký 290 tỷ 682 triệu USD, trong đó có 562 dự án BĐS với vốn đăng ký 55 tỷ 973 triệu USD; khoảng 50% vốn đăng ký đã được thực hiện.

Cục Đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đang dẫn đầu FDI vào thị trường địa ốc Việt Nam, trong đó Hàn Quốc là số 1 với số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 5,62 tỷ USD, chiếm 31,9%. Nhật Bản ở vị trí thứ 2 với 1,92 tỷ USD chiếm 10,9% và Singapore ở vị trí số 3 với 1,73 tỷ USD, chiếm 9,8% tổng vốn đầu tư.

Hàng chục khách sạn cao cấp, văn phòng cho thuê hiện đại, khu du lịch, nghỉ dưỡng, nhà ở đã được xây dựng. Hai khu đô thị khang trang được quy hoạch và xây dựng đồng bộ theo hướng đô thị sinh thái là Ciputra tại Hà Nội và Phú Mỹ Hưng tại TP. HCM đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo của thủ đô và thành phố mang tên Bác.

GS.TSKH Nguyễn Mại đánh giá, những nhà đầu tư ngoại khá nhanh nhạy với thị trường. Họ không chỉ tham gia vào phân khúc cao cấp và hạng sang như trước đây mà còn đẩy mạnh hợp tác phát triển dòng sản phẩm trung bình khá và nhà ở xã hội

GS.TSKH. Nguyễn Mại đánh giá, những nhà đầu tư ngoại khá nhanh nhạy với thị trường. Họ không chỉ tham gia vào phân khúc cao cấp và hạng sang như trước đây mà còn đẩy mạnh hợp tác phát triển dòng sản phẩm trung bình khá và nhà ở xã hội.

Năm 2016 với 66 dự án gần 1 tỷ USD vốn đăng ký, BĐS đứng thứ 2 sau lĩnh vực chế tạo. Mặc dù con số đó thấp hơn năm 2015 nhưng nhìn chung các dự án có chất lượng hơn và tỷ lệ vốn FDI thực hiện cao hơn.

Đã có một số dự án FDI lớn tại TP. HCM như Creed Group đầu tư vào City Gate 500 triệu USD, dự án River City với Phát Đạt và An Gia Investment, Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad hợp tác với Nam Long.

Gần đây, Toshin Development đã đề xuất đầu tư dự án Trung tâm thương mại ngầm Bến Thành. Văn phòng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết, Nhật Bản giúp Việt Nam đầu tư dự án chống ngập ở TP. HCM trị giá 211 triệu USD, bắt đầu thực hiện vào năm 2017, nhà đầu tư sẽ được nhận khu đất trị giá ngang với tổng mức đầu tư của dự án để phát triển chung cư 20 tầng.

GS.TSKH Nguyễn Mại đánh giá, những nhà đầu tư ngoại khá nhanh nhạy với thị trường. Họ không chỉ tham gia vào phân khúc cao cấp và hạng sang như trước đây mà còn đẩy mạnh hợp tác phát triển dòng sản phẩm trung bình khá và nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của đại bộ phận người dân Việt Nam theo tiêu chuẩn nhà ở của Nhật, Hàn Quốc, Singapore.

Đặc biệt, thị trường BĐS Việt Nam vừa đón nhận tin vui khi các nhà đầu tư, công ty quản lý địa ốc chuyên nghiệp từ Nhật Bản sau nhiều năm nghiên cứu đã bắt đầu “đổ bộ” vào Việt Nam. Đơn cử ngày 5/9/2016 vừa qua, Công ty CP Nhà Mơ đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện với Tập đoàn The Global Group – Nhà đầu tư, phát triển và quản lý BĐS hàng đầu Nhật Bản. Một thương vụ khác cũng vừa diễn ra giữa Công ty CP Nhà Hòa Bình với hai tập đoàn của Nhật Bản là Okamura Home và Sanyo Homes.

Lý giải “sức hút”

Ông Hidekazu Nagashima, Chủ tịch Tập đoàn The Global cho biết, tập đoàn này bắt đầu quan tâm đến thị trường BĐS Việt Nam từ những năm 2008 – 2009, bởi vì đây là thị trường mới phát triển, có nhiều tiềm năng và sự tương đồng với Nhật Bản ở nhiều thập niên trước. Khoảng ba năm gần đây, tập đoàn này tiếp tục tìm hiểu sâu về thị trường BĐS TP. HCM.

GS. Nguyễn Mại cho rằng, nếu như trước đây Nhật Bản đầu tư vào BĐS chủ yếu dưới dạng đầu tư tài chính, thì hiện nay một số tập đoàn BĐS hàng đầu của Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào dự án sẽ có tác động nâng cao chất lượng của thị trường Việt Nam, nhất là ở những khu đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Tri Nhân, Chủ tịch HĐQT Nhà Mơ cho rằng với kinh nghiệm từng trải ở đô thị đẳng cấp thế giới như Tokyo, mang theo nhiều giá trị và tinh thần Nhật Bản, các đối tác đến từ xứ sở mặt trời mọc được kỳ vọng sẽ góp phần giúp thị trường BĐS thay vì phát triển “nóng” sẽ đi theo hướng bền vững. Chính sác đối tác này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam quản lý, vận hành các sản phẩm BĐS và các dịch vụ gia tăng khác hỗ trợ cuộc sống của cư dân.

GS. Nguyễn Mại cho rằng, nếu như trước đây Nhật Bản đầu tư vào BĐS chủ yếu dưới dạng đầu tư tài chính, thì hiện nay một số tập đoàn BĐS hàng đầu của Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào dự án sẽ có tác động nâng cao chất lượng của thị trường Việt Nam, nhất là ở những khu đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng.

GS. Nguyễn Mại cho rằng, nếu như trước đây Nhật Bản đầu tư vào BĐS chủ yếu dưới dạng đầu tư tài chính, thì hiện nay một số tập đoàn BĐS hàng đầu của Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào dự án sẽ có tác động nâng cao chất lượng của thị trường Việt Nam, nhất là ở những khu đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng.

Ngoài những nguyên nhân về môi trường đầu tư của Việt Nam được cải thiện rõ rệt theo thời gian, tạo nên lợi thế so sánh hơn các nước trong khu vực, theo GS. Nguyễn Mại, còn có hai nhân tố gắn với thị trường BĐS: một là dự báo tầng lớp trung lưu của Việt Nam tăng nhanh trong những năm sắp đến, mà theo Ngân hàng HSBC nhận định thì tốc độ nhanh nhất Đông Nam Á, từ 12 triệu vào năm 2012 tăng lên 33 triệu người vào năm 2020.

Hai là việc Chính phủ Việt Nam cho người nước ngoài sở hữu nhà đang tạo nên sự khác biệt trên thị trường nhất là phân khúc cao cấp, vì khi họ đầu tư thì được hưởng tỷ suất sinh lợi 7 – 8% tại thị trường Việt Nam, trong khi ở nước họ chỉ 1 – 2%. Điều này sẽ thu hút một lượng lớn vốn FDI vào thị trường BĐS Việt Nam, đặc biệt là những dự án có vị trí, thiết kế đẹp, pháp lý minh bạch và môi trường sống tốt.

Ông Marc Townsend, Tổng giám đốc Công ty Tư vấn, quản lý BĐS CBRE Việt Nam cho biết, trong thời gian tới những nhà đầu tư Châu Á đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines tiếp tục chiếm phần lớn trên thị trường. Ngày càng nhiều nhà đầu tư là những gia đình giàu có và các tập đoàn đầu tư trong khu vực Châu Á. Thỉnh thoảng cũng có một số tập đoàn đến từ Nga mặc dù những vấn đề về tiền tệ vào năm ngoái làm đồng Rúp bị mất giá. Một vài nhà đầu tư Úc đầu tư vào Hà Nội từ những nhà đầu tư vào công ty gia đình đến những nhà đầu tư phát triển khu đô thị.

“Tôi nghĩ 95% nhà đầu tư sẽ đến từ châu Á, họ sẽ chiếm lĩnh những thị trường đang nổi và những thị trường mới nổi. Từ năm 1991, nhiều nhà đầu tư châu Á đã đầu tư vào các nước khu vực Đông Âu như Hungary, Rumania, Phần Lan và Đông Đức. Việt Nam có nhiều đặc tính giống với các các quốc gia này. Nếu họ có kinh nghiệm đầu tư tại Cộng hòa Séc hay Ba Lan, họ sẽ thấy nên đầu tư vào Việt Nam”, ông Marc Townsend nhận định.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top