Aa

Quản lý “đất vàng” còn lỏng lẻo

Thứ Sáu, 10/11/2017 - 14:00

Mới chỉ có 70 người nước ngoài mua được nhà tại Việt Nam; Điểm mặt 10 doanh nghiệp nợ tiền thuê, sử dụng đất lên tới 375 tỷ đồng; Hàng nghìn chỗ ở cho công nhân đang bị bỏ hoang; Vỡ giấc mộng đầu tư đón đầu dự án tỷ đô; Quản lý đất vàng còn lỏng lẻo… là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Mới chỉ có 70 người nước ngoài mua được nhà tại Việt Nam

Theo báo cáo của các địa phương gửi đến, tính đến cuối 2016, chỉ có 70 người nước ngoài mua và được sở hữu nhà tại Việt Nam. Còn số lượng người Việt định cư ở nước ngoài mua nhà tại Việt Nam khoảng 80 căn.

Số liệu trên được ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) đưa ra tại Họp báo thông tin về Diễn đàn Bất động sản Việt Nam thường niên lần thứ nhất, dự kiến tổ chức vào ngày 15/11 tới.

"Đó là những con số do các địa phương báo cáo, còn thực tế số lượng người nước ngoài mua được nhà tại Việt Nam có thể cao hơn", ông Hưng nói.

Theo ông Hưng, chủ trương và chính sách cho người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam là một chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, sau 2 năm triển khai, chủ trương này vẫn gặp phải một số vướng mắc nhất định về thủ tục, hồ sơ… do đó, sức mua vẫn chưa được như kỳ vọng.

Xem chi tiết tại đây

Điểm mặt 10 doanh nghiệp nợ tiền thuê, sử dụng đất lên tới 375 tỷ đồng

Trong danh sách 133 đơn vị nợ thuế, phí, các khoản về đất, Cục Thuế thành phố Hà Nội đã “điểm mặt” 10 doanh nghiệp nợ tiền thuê, sử dụng đất đã có số nợ lên tới hơn 375 tỷ đồng.

Đứng đầu trong danh sách 10 doanh nghiệp trên là Công ty trách nhiệm hữu hạn Đá quý Thế giới có địa điểm đất thuê là Toà nhà hỗn hợp AZ SKY tại lô đất CN1 khu đô thị mới Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai nợ tiền sử dụng đất hơn 97 tỷ đồng.

Xếp thứ 2 trong danh sách là Công ty cổ phần Quốc tế CT Việt Nam với số nợ trên 95,5 tỷ đồng có địa điểm thuê đất là Khu nhà ở cán bộ chiến sỹ Vụ Tổ chức cán bộ - Tổng cục III - Bộ Công An tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai.

Xếp thứ 3 là Công ty CP ĐT và XNK Mỹ Sơn có địa chỉ thuê đất là Khu chung cư cao tầng và DV Phương Đông 62 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân.

Một số doanh nghiệp khác có số nợ tiền sử dụng đất lớn cũng được nhắc tới như: Công ty cổ phần Đồng Tháp nợ 31,5 tỷ đồng; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cầu 1 Thăng Long nợ gần 27,5 tỷ đồng; Công ty TNHH Nam Thanh nợ 26,1 tỷ đồng...

Xem chi tiết tại đây

Vỡ giấc mộng đầu tư đón đầu dự án tỷ đô

Sau thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư có công văn phúc đáp, bác bỏ đề xuất vốn cho siêu dự án “Đại lộ ven sông Sài Gòn” thực hiện theo hình thức BT của Tập đoàn Tuần Châu, thực trạng giao dịch liên quan đến việc mua bán đất vườn, đất nông nghiệp... dọc tuyến sông Sài Gòn từ quận 12 đến huyện Củ Chi trở nên hiu hắt.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trở lại khu vực này một chiều cuối tháng 10 vừa qua, phóng viên ghi nhận một khung cảnh đìu hiu. Dọc theo sông Sài Gòn là tuyến bờ bao ngăn thủy triều rộng khoảng 5m, mặt đường lầy lội, đi lại rất khó khăn. Hai bên bờ bao cỏ mọc um tùm, xen kẽ có vài ngôi nhà của người dân. Cảnh tưởng này khác hẳn với khung cảnh náo nhiệt săn đất như đi hội hồi đầu năm, khi ý tưởng về dự án tỷ đô “Đại lộ ven sông Sài Gòn” được Tập đoàn Tuần Châu đề xuất, nhịp sống của người dân tại trung tâm của dự án đã quay về với khung cảnh yên bình vốn có.

Trở lại với xã Trung An, huyện Củ Chi, nơi dự kiến Đại lộ ven sông đi qua và trung tâm của dự án New Sài Gòn, hiện giá đất tuy vẫn cao hơn khoảng 15 - 20% so với năm 2016 nhưng đã giảm so với lúc cao điểm. Giá đất nông nghiệp ở đây dao động từ 1 - 3 triệu đồng/m2 tùy từng vị trí, tùy diện tích lớn nhỏ, tuy nhiên người mua đầu tư làm dự án bất động sản không có, có chăng là mua để làm nhà vườn, trồng rau.

Xem chi tiết tại đây

Quản lý “đất vàng” còn lỏng lẻo

Hiện nay, tình trạng dự án “treo”, đất quy hoạch sử dụng sai mục đích vẫn còn tồn tại trên những vị trí đắc địa của TP. Vinh khiến dư luận bức xúc.

Trong khoảng gần 10 năm trở lại đây, diện mạo TP. Vinh đã có nhiều thay đổi đáng kể. Hàng loạt các công trình xây dựng cao tầng, trung tâm thương mại, tổ hợp khách sạn… mọc lên đã làm thay đổi diện mạo của đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An.

Thế nhưng, tình trạng dự án “treo” trên các vị trí đắc địa của trung tâm TP. Vinh đang tồn tại hàng chục năm qua không chỉ gây lãng phí quỹ đất mà ảnh hưởng rất lớn tới mỹ quan đô thị. Thậm chí, nhiều dự án được chấp thuận đầu tư trên diện tích hàng nghìn m2 giữa lòng thành phố nhưng xây xong phần thô rồi để đó cho đến nay vẫn chưa hoàn thiện, đưa vào sử dụng.

Xem chi tiết tại đây

Hàng nghìn chỗ ở cho công nhân đang bị bỏ hoang

Trong khi nhu cầu về chỗ ở của công nhân lao động Khu công nghiệp (KCN) Bắc Thăng Long rất lớn thì hàng nghìn chỗ ở thuộc 3 tòa nhà 15 tầng trong Khu Nhà ở cho công nhân xã Kim Chung (huyện Đông Anh, Hà Nội) lại bị bỏ hoang nhiều năm nay.

TP. Hà Nội đã đầu tư dự án thí điểm xây dựng nhà ở công nhân tại xã Kim Chung (huyện Đông Anh) nhằm giải quyết nhu cầu nhà ở công nhân, giúp họ yên tâm làm việc tại nhiều doanh nghiệp lớn KCN Bắc Thăng Long. Dự án có diện tích 20ha, gồm 24 đơn nguyên nhà 5 tầng, 4 tòa nhà 15 tầng, đáp ứng khoảng 11.520 chỗ ở cho công nhân. Đến nay, công nhân đã thuê 5.874 chỗ ở, chiếm 64%, nhưng 3 đơn nguyên cao 15 tầng đang bị bỏ hoang nhiều năm nay.

Được biết, giai đoạn 2 của dự án thí điểm xây dựng nhà ở cho công nhân lao động đầu tiên ở Việt Nam này gồm 4 tòa nhà cao 15 tầng, với gần 550 căn hộ, đáp ứng hơn 2.350 chỗ ở đã được xây dựng xong cách đây hơn 3 năm. Thế nhưng, hiện nay mới chỉ có 1/4 tòa nhà được đưa vào khai thác.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top