Aa

Quy tắc không thể bỏ qua khi "mua nhà trên giấy"

Thứ Hai, 31/07/2017 - 06:00

Chậm phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế Việt Nam khó duy trì mức tăng trưởng hiện tại; Thị trường BĐS nào hấp dẫn nhất châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai?; Ở giữa khu đô thị hiện đại bậc nhất Thủ đô, vẫn phải "nhịn" tắm vì mất nước; "Mua nhà trên giấy" cần lưu ý những vấn đề gì… là một số tin tức nổi bật trên thị tường BĐS 24h qua.

Chậm phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế Việt Nam khó duy trì mức tăng trưởng hiện tại

Lượng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang tăng ở mức cao nhất từ trước tới nay, mang lại nhiều nguồn lợi quý, tuy nhiên nếu không cơ cấu lại phương hướng và cách thức đầu tư cơ sở hạ tầng thì việc nắm bắt được những nguồn lợi này là rất khó. Đó là những phân tích của trang Asean Today về tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời gian sắp tới.

Cụ thể, theo Asean Today, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào giai đoạn “bùng nổ” kể từ năm 2000. Tuy nhiên, sự thiếu hụt về đầu tư cơ sở hạ tầng đã kìm hãm sự tăng trưởng của quốc gia. Nếu không nhận thức rõ và đưa ra cách giải quyết hợp lý, Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong việc duy trì mức tăng trưởng kinh tế như hiện tại trong những năm tới.

Chính phủ Việt Nam ước tính rằng Ngân sách chỉ có thể đáp ứng được 1/3 trong tổng nhu cầu vốn trên, phần còn lại chắc chắn phải dựa vào khu vực tư nhân.

Hiện tại đóng góp của khu vực tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng mới chỉ ở mức 10%. Việc đẩy mạnh hợp tác hơn nữa giữa khu vực này và Nhà nước sẽ là vô cùng cần thiết để Việt Nam hoàn thành và cung cấp một hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, làm nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Xem chi tiết tại đây

Thị trường BĐS nào hấp dẫn nhất châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai?

Báo cáo “Các thị trường trọng điểm tiếp theo của châu Á - TBD” được Cushman & Wakefield công bố gần đây đã dự báo Sydney, Tokyo, Hong Kong, Thượng Hải và Seoul là những thị trường BĐS chiếm ưu thế nhất khu vực trong 5 - 10 năm tới.

Ảnh minh họia

Ảnh minh họa

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và thị trường lao động, Australia là thị trường trọng điểm hoạt động tốt nhất trong khu vực, giành được điểm số cao nhất theo công cụ phân tích SLI của Cushman & Wakefield.

“Điểm nóng” hàng đầu là thành phố Sydney với những khoản đầu tư cực lớn để nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, đáp ứng sự bùng nổ dân số và nhu cầu nhà ở trong tương lai. Ngoài ra, các nhà đầu tư cũng ngày càng quan tâm đến thị trường văn phòng ở Brisbane.

Xem chi tiết tại đây

Bán nhà đất lên chung cư: Hối hận thì quá muộn

Bán ngôi nhà hơn 40m2 ở Hà Đông để mua căn chung cư Linh Đàm, ông Vũ tỏ ra hối tiếc bởi quyết định của mình. Cuộc sống trên cao phát sinh nhiều vấn đề mà trước đó ông chưa lường trước được.

Ngôi nhà mặt đất ông Vũ bán được hơn 2 tỷ, sau khi mua căn hộ này 1,5 tỷ đồng, ông còn dư 500 triệu cho con trai mua thêm trả góp một căn hộ khác cũng cùng toà nhà. Theo ông Vũ từ khi dọn về ở chung cư, nhiều vấn đề ông gặp phải. Sự thiếu chuyên nghiệp, đầu tư bài bản của các chủ đầu tư đã khiến cho người dân rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan.

Tòa nhà HUD3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội) dù mới vận hành hơn 1 năm nhưng tình trạng mất nước diễn ra thường xuyên, thời gian ngày càng kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của toàn bộ cư dân.
Hàng nghìn người dân đang sinh sống tại các tòa chung cư của khu đô thị Tây nam Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) đang phải đối mặt với cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Tình trạng mất nước tương tự còn xảy ra tại các tòa Bắc, Trung và Nam Rice City do Công ty CP Bic Việt Nam làm chủ đầu tư.

Xem chi tiết tại đây

Hai quy tắc không nên bỏ qua khi "mua nhà trên giấy" 

Phó tổng giám đốc Công ty bất động sản Him Lam, Ngô Quang Phúc chia sẻ, hiện nay pháp luật đã quy định khá nhiều cơ sở pháp lý bảo vệ người mua nhà hình thành trong tương lai.

Trong một rừng pháp lý này, có 2 loại giấy tờ đơn giản và hiệu quả nhất là văn bản thông báo dự án đủ điều kiện bán nhà do Sở Xây dựng cấp và chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Khách hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu được kiểm tra 2 loại giấy tờ được xem là chuẩn mực hiện nay. Nếu thiếu một trong 2 loại "giấy thông hành" này, khách hàng cần thận trọng khi quyết định bỏ tiền mua nhà.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh hoiaj

Ảnh minh họa

Ở giữa khu đô thị hiện đại bậc nhất Thủ đô, vẫn phải "nhịn" tắm vì mất nước

Nhiều năm nay, câu chuyện thiếu nước sạc đã trở thành nỗi "đau đầu" của nhiều người dân Hà Nội. Sống giữa Thủ đô nhưng điệp khúc “mất nước”, “hết nước” đã trở thành nỗi ám ảnh quen thuộc của không ít khu dân cư, thậm chí là chung cư hiện đại.

Mới đây, theo phản ánh của người dân tại khu đô thị mới Đại Kim – Định Công (Hoàng Mai), khu nhà liền kề từ B1 đến B5 của KĐT cũng như các chung cư B15, B9 luôn trong tình trạng cạn bể nước, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng gần tháng qua.

“Từ tháng 5/2016, toàn bộ khu đô thị mới Đại Kim - Định Công 1, trong đó bao gồm tổ dân phố 2A, tổ 47, tổ 42, tổ 2C luôn trong tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt. Sau đó, nhiều hộ dân viết đơn đề nghị lên cơ quan chức năng và việc thiếu nước dần dần được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, đến tháng 4/2017, tình trạng mất nước lại tiếp tục tái diễn ở đây. Như thành thông lệ, cứ mất nước khoảng 15 - 20 ngày thì lại tiếp tục có nước sinh hoạt”, bà Đàm Thị Loan tổ trưởng tổ dân phố 2A cho biết.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top