Aa

Sau 5 năm, tồn kho bất động sản giảm 80%

Thứ Ba, 12/12/2017 - 14:00

Cắt lỗ tới nửa tỷ đồng vẫn chưa bán được nhà; Khoảng 3 tỷ USD vốn FDI chảy vào bất động sản Việt Nam năm 2017; Thị trường bất động sản 2018 vẫn tiếp đà khả quan; Sau 5 năm, tồn kho bất động sản giảm 80%;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Thị trường bất động sản 2018 vẫn tiếp đà khả quan

Nhận định này được TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế đưa ra tại hội thảo "Thị trường Bất động sản Việt Nam 2017 - 2018: Toàn cảnh & Dự báo".

Để dẫn chứng, ông Lực cho biết, trong năm qua, số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới tăng mạnh. 11 tháng đầu năm 2017, có 4.500 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản được thành lập mới (tăng 60% về số doanh nghiệp và số vốn, tăng 18,6% về lao động); 155.300 doanh nghiệp xây dựng thành lập mới (tăng 9% về số vốn và 28% về vốn).

Về quy mô vốn cũng tăng mạnh, từ mức khoảng 20 tỷ đồng/doanh nghiệp trước đây lên đến 68 tỷ đồng/doanh nghiệp trong năm 2017. Mức độ minh bạch thông tin đang cải thiện với số doanh nghiệp bất động sản niêm yết tăng từ 11 doanh nghiệp lên đến gần 60 doanh nghiệp hiện nay.

“Kết quả kinh doanh khả quan. Hết tháng 9/2017, doanh nghiệp bất động niêm yết có doanh thu tăng 40%, lợi nhuận tăng 6%. Trên thị trường, giá cả tăng từ 5 - 10% ở các phân khúc văn phòng cho thuê, căn hộ khép kín, căn hộ để bán, mặt bằng bán lẻ...”, TS. Cấn Văn Lực cho hay.

Xem chi tiết tại đây

Khoảng 3 tỷ USD vốn FDI chảy vào bất động sản Việt Nam năm 2017

Năm 2017 sắp kết thúc, nhìn lại năm vừa qua có thể thấy nhiều dấu ấn thành công trong thu hút FDI, trong đó dấu ấn của các dự án bất động sản có vốn FDI đầu tư (bất động sản FDI) mang một nét sâu đậm đặc biệt.

Có thể nói, bất động sản FDI đã đem đến sự hiện đại, tiện nghi, cùng kiến trúc phù hợp, thiết kế đẹp, dịch vụ tốt... vô hình chung trở thành một nửa của phép so sánh với các dự án trong nước.

Trong bản tổng hợp kết quả thu hút FDI 11 tháng năm 2017 (theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch & Đầu tư), trong 19 ngành lĩnh vực thu hút FDI đến từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, lĩnh vực bất động sản đứng ở thứ hạng cao (thứ 3) trong bảng xếp hạng các ngành nghề thu hút FDI.

Xem chi tiết tại đây

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tồn kho bất động sản đã giảm 80% sau 5 năm

Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng nhận định: Điểm sáng đầu tiên có thể nhìn thấy trên thị trường đó là tồn kho bất động sản đang trên đà giảm. Tính đến ngày 20/11/2017 tồn kho bất động sản giảm còn hơn 25.700 tỷ đồng. “So với con số 102.800 tỷ đồng trong quý I năm 2013, hàng tồn kho đã giảm gần 80%. So với tháng 12/2016 thì đã giảm 5.300 tỷ đồng, tức hơn 17%.

Theo nhận định của TS. Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế cho rằng thị trường bất động sản năm 2018 sẽ có nhiều yếu tố tốt hơn năm 2017, trong đó có “đòn bẩy” từ những chính sách mới. Đó là chính sách tín dụng đối với thị trường bất động sản sẽ được nới lỏng hơn;...

Xem chi tiết tại đây

Bán toàn bộ phần vốn Nhà nước tại “ông lớn” bất động sản Hà Nội Hapro

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) với hình thức kết hợp vừa bán toàn bộ phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa phát hành thêm để tăng vốn điều lệ.
Vốn điều lệ của Tổng công ty Thương mại Hà Nội - Công ty cổ phần (Hapro) là 2.200 tỷ đồng với 220 triệu cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần.

Về cơ cấu vốn điều lệ, Nhà nước không nắm giữ cổ phần; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 1.074.000 cổ phần, chiếm 0,49% vốn điều lệ; 75.926.000 cổ phần bán đấu giá công khai, chiếm 34,51% vốn điều lệ; 143 triệu cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược, chiếm 65% vốn điều lệ. Giá khởi điểm chào bán cổ phần lần đầu khi thực hiện cổ phần hóa Hapro là 12.800 đồng/1 cổ phần.

Xem chi tiết tại đây

Cắt lỗ tới nửa tỷ đồng vẫn chưa bán được nhà

Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản EZ Việt Nam cho biết, so với những giai đoạn khác trong năm, quý IV vẫn là thời điểm thanh khoản tốt nhất và năm nay cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, theo ông, so với cùng kỳ năm ngoái, giao dịch năm nay có dấu hiệu giảm nhẹ khoảng 15%.

Ông cũng cho hay, thị trường có sự phân hóa, chuyển dịch rõ rệt giữa phân khúc cao cấp, trung cấp và bình dân. Nếu như năm ngoái, cuối năm, nhiều dự án cao cấp vẫn được chủ đầu tư tung ra thị trường thì năm nay, số lượng dự án trong phân khúc này giảm đáng kể và thực tế thanh khoản cũng giảm. Trong khi đó, số dự án có giá dưới 25 triệu đồng mỗi m2, vị trí tốt giao dịch khả quan và người mua thường là có nhu cầu thực.

Chính vì thế, lãnh đạo EZ Việt Nam cũng cho hay, tình trạng cắt lỗ của nhà đầu tư thứ cấp xuất hiện chủ yếu ở những dự án cao cấp và số ít là trung cấp nếu tòa nhà nằm ở vị trí xấu, hoặc chủ đầu tư ấn định giá bán chưa chính xác.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top