Aa

Thiết lập mối quan hệ cộng đồng bằng cách nào?

Thứ Tư, 18/04/2018 - 06:00

Xây dựng chung cư và nhà cao tầng đang là một đòi hỏi bức thiết của đô thị khi mật độ dân cư ngày càng tăng. Tuy nhiên, thời gian vừa qua chúng ta mới chú trọng mặt kiến trúc - diện mạo thành phố mà lãng quên đi việc phát huy những giá tinh thần, thiết lập những mối quan hệ xã hội - cộng đồng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người dân..

Xây dựng chung cư và nhà cao tầng đang là một đòi hỏi bức thiết của đô thị khi mật độ dân cư ngày càng tăng. Tuy nhiên, thời gian vừa qua chúng ta mới chú trọng mặt kiến trúc - diện mạo thành phố mà lãng quên đi việc phát huy những giá trị tinh thần, thiết lập những mối quan hệ xã hội - cộng đồng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người dân..

Văn hóa chung cư chưa từng có trong lịch sử

Một ngày ở chung cư bạn có thể được nghe, chứng kiến thậm chí trở thành “nạn nhân” của 1001 chuyện phiền toái. Ban ngày mòn mỏi túc trực chờ thang máy đi làm. Chiều về qua chợ, đen đủi dính đòn “vật thể lạ” từ trên trời rơi xuống. Đó có thể là non bia, nước ngọt, bỉm tã, sữa, cốc thủy tinh, dao thớt thậm chí là đồ vệ sinh cá nhân. Đêm về là bài ca không ngừng nghỉ của tiếng khoan, đục, tiếng trẻ con nô đùa ngoài hành lang. Vừa ngả lưng xuống giường đã phải giật mình tỉnh dậy bởi tiếng chuông đồng hồ của bác hàng xóm tầng dưới để quên không tắt. Đó là những câu chuyện không hiếm gặp khi sống trong chung cư.

Trao đổi vấn đề này với phóng viên Reatimes, TS.Nguyễn Viết Chức - nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Văn hóa - Xã hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng, văn hóa chung cư rất mới mẻ với người dân nước ta do trong lịch sử trước đây ta chưa từng có nên người dân chưa biết phải sống như thế nào cho phù hợp. Ông nhận định: “Đối với Việt Nam thì xây dựng chung cư là yêu cầu bắt buộc, bức thiết là bởi đất chật người. Chung cư không chỉ là mái ấm dành cho một nhà mà là cho nhiều nhà. Do văn hóa chưa từng có trong lịch sử nên con người Việt Nam chưa có nhận thức, lối sống, hành vi phù hợp”.

TS.Nguyễn Viết Chức cho rằng:

TS.Nguyễn Viết Chức cho rằng: "Do văn hóa chung cư chưa từng có trong lịch sử nên con người Việt Nam chưa có nhận thức, lối sống, hành vi phù hợp."

Theo TS.Nguyễn Việt Chức, sống trong chung cư tập thể, rất động người nên không thể tùy tiện theo  ý thích của mình mà phải là ngắm xem ý thích của cả cộng đồng như thế nào. TS.Chức phân tích: “Trước tiên cá nhân phải tôn trọng chính mình sau đó tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình. Ở đây không chỉ là chuyện chào hỏi mà là tôn trọng những sở thích của nhau. Tôn trọng cuộc sống của người khác thậm chí cuộc sống hàng ngày của người khác. Không ai thích sống trong chung cư mà suốt ngày gõ, đập ồn ào cả”.

Lập quỹ tập huấn xây dựng văn hóa

Yêu cầu xây dựng văn hóa chung cư phải song song đáp ứng đời sống hiện tại như là chuyện đáp ứng nhà ở cho người dân

Yêu cầu xây dựng văn hóa chung cư phải song song đáp ứng đời sống hiện tại như là chuyện đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân

Chung cư là loại hình nhà ở tất yếu ở đô thị. Số liệu thống kê của Sở Xây dựng TP. Hà Nội, chỉ tính riêng trên địa bàn Thủ đô đến cuối năm 2017 đã có 663 tòa nhà chung cư được bàn giao đưa vào sử dụng. Còn tại TP.HCM, trong vòng 5 năm trở lại đây, tỷ lệ phát triển nhà ở, chung cư tại thành phố đã tăng gấp 2 lần so với thời điểm năm 2009.  

Trung bình với số dân từ 1.600 - 2.000 người/tòa, mỗi khu chung cư hiện nay như một ngôi làng thu nhỏ nhưng lại có cơ cấu dân số phong phú hơn rất nhiều từ quê quán, xuất thân, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thị hiếu ... việc đưa ra quy tắc ứng xử ở chung cư trở thành yêu cầu của thực tế. Mỗi khu chung cư là một cộng đồng người khác nhau vì vậy cần phải xây dựng nội quy của riêng mình.

TS.Nguyễn Viết Chức kiến nghị: “Phải đầu tư cho việc tuyên truyền, giáo dục hướng dẫn cho người dân sống trong chung cư thì phải làm gì làm như thế nào, không chỉ là để thoát nạn. Văn hóa không phải là chỉ hướng dẫn cho người ta sự thoát nạn nhưng sự thoát nạn có thể phải hướng dẫn đầu tiên”.

Để đảm bảo văn hóa sống trong chung cư nên chăng mỗi hộ dân trích riêng một khoản từ 3.000.000đ- 5.000.000đ hoặc 1% trong tiền mua nhà để tổ chức các lớp tập huấn cho tất cả cư dân trong chung cư hiểu, nắm được thế nào là văn hóa sống ở chung cư. Đồng thời để cho ban quản lý, người dân xây dựng lên bộ quy tắc cho chung cư mình.

Chợ dân sinh - cần thiết lập một cách có kiểm soát

Ở các khu chung cư hiện nay hiện nay, phần lớn chủ đầu tư xây dựng siêu thị thay thế cho chợ truyền thống ở các. Việc đi siêu thị tỏ ra rườm rà, bất tiện với không ít người dân khi phải gửi xe, gửi đồ rồi xếp hàng thanh toán. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ sống ở chung cư là ngoại tỉnh có nhu cầu bán những sản vật từ quê lên nhưng lại không có địa điểm hoặc có nhưng giá thuê chỗ ngồi quá cao.

Để thuê một kiot tại Trung tâm thương mại Linh Đàm, người ta phải trả từ 3.500.000đ - 4.000.000đ/tháng (chưa kể tiền điện nước). Đây là một mức phí khá cao chỉ phù hợp cho những người chuyên sống bằng nghề buôn bán. Còn đối với các bà, các mẹ thì hàng hóa của họ chỉ là dăm ba mớ rau, quả trứng, con gà... Mùa nào thức ấy theo hành lý từ quê gửi lên. Có khi là những món ăn do tự mình chế biến.

Bác Ngô Thị Mùi sống tại tòa  H2C chung cư Linh Đàm hằng sáng vẫn dậy đồ xôi sớm để đi bán dưới chân tòa nhà. Bác tâm sự: “Tuy vất vả như vui chủ yếu bán cho người sống cùng chung cư để họ ăn sáng đi làm. Mọi người ở đây ai cũng biết nên nhiệt tình ủng hộ.”

Chợ cóc vô tư mọc lên giữa sân chung cư

Chợ cóc vô tư mọc lên giữa sân chung cư

Tình hàng xóm ở chung cư được hình thành, vun đắp khi người ta có thể đi chợ ngay dưới chân tòa nhà. Chị Trần Hoa - cư dân sinh sống tại chung cư HH Linh Đàm cho biết: “Đối với chị em bầu bí lại thêm con nhỏ như mình, việc đi lại rất bất tiện nên có những sạp hàng bán ngay dưới chân tòa nhà rất tiện. Mình mua một phần cũng để ủng hộ bà con cùng tòa. Giá cả không chênh so với mấy chỗ khác mà không cần đi đâu xa”.

Chợ cóc ở các khu chung cư mọc lên ngày một nhiều. Nó có nhưng mặt tích cực như làm tăng sự kết nối cộng đồng khu dân cư nhưng cũng làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị. Nghiên cứu về vấn đề này, PGS.TS.Khuất Tân Hưng - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng, việc thiết lập mạng lưới chợ một cách có kiểm soát tại các khu chung cư có ý nghĩa tiếp nối truyền thống bản địa, đồng thời làm cuộc sống tại đây trở nên sống động và phong phú hơn. Các khu chợ dân sinh cũng sẽ đóng góp tích cực cho đời sống của cư dân các khu chung cư cả ở khía cạnh vật chất lẫn tinh thần, là nơi không chỉ thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà còn là nơi để mọi người giao tiếp, trao đổi và kết nối tình thân.

Để chung cư có thể vừa là nơi định hình văn hóa, vừa đảm bảo được văn minh đô thị nhưng vẫn kế thừa được những truyền thống văn hóa bản địa như lối sống cộng đồng, tình tương thân tương ái “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”, PGS.TS.Khuất Tân Hưng và TS.Nguyễn Viết Chức đều cùng quan điểm cho rằng các không gian công cộng mang tính cộng đồng cao bên trong và giữa các tòa chung cư cần được chú trọng đầu tư hơn nữa để người dân có cơ hội giao tiếp, qua đó gắn kết tình hàng xóm láng giềng như phòng sinh hoạt cộng đồng, thư viện cộng đồng, sân chơi ngoài trời (kết hợp vui chơi cho trẻ em và tập thể dục cho người cao tuổi), sân thể thao quần chúng: Cầu lông, bóng chuyền, đá cầu… 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top