Aa

TP. HCM lọt top 8 thành phố có trung tâm kinh doanh và thương mại phát triển nhanh nhất châu Á – Thái Bình Dương

Thứ Ba, 27/12/2016 - 07:00

Các khu kinh doanh và thương mại trung tâm (CBDs – Center Business Districts) tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang trong thời kỳ “thăng hoa” nhất của chu kỳ phát triển.

CBDs được coi là biểu tượng và trái tim phân phối nguồn sống cho các thành phố, đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất các hoạt động giao thương kinh tế, văn hóa và xã hội. Ngày nay, nó đóng vai trò rất lớn trong việc làm nên tên tuổi, thương hiệu của các thành phố và thể hiện năng lực cạnh tranh của một địa phương.

Với mức độ đầu tư ngày càng cao, nhu cầu thương mại và tiêu dùng, sinh hoạt của con người thay đổi từng ngày, tất yếu các CBD cũng phải “thay hình đổi dạng” liên tục để có thể theo kịp được những thay đổi đó. Đó là lý do tại sao qua từng thời kỳ khác nhau các CBD lại có những kết cấu và hình thái khác nhau.

Tuy nhiên, có một vấn đề mà theo Tiến sĩ Chua Yang Liang, Trưởng phòng Nghiên cứu khu vực Đông Nam Á của JLL, các CBD đang phải đối mặt đó là tình trạng thiếu đất xây dựng. Điều này đang dẫn đến 2 xu hướng dịch chuyển của các CBD. Thứ nhất đó là phát triển theo hướng tập trung xây dưng cơ sở hạ tầng trên không và dưới lòng đất. Thứ hai đó là mở rộng nền tảng ra các vùng ngoại ô. Dù phát triển theo hướng nào thì hiện nay các CBD đều chú trọng đến thúc đẩy một cuộc sống tốt hơn, một hệ thống giao thông hiệu quả hơn và hình thành các tòa nhà đa năng. 

Dưới đây là danh sách 8 thành phố có CBD phát triển nhanh nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Danh sách được JLL đưa ra dựa trên những khảo sát đánh giá tại những thành phố lớn trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và công bố vào đầu tháng 12 vừa rồi.

1. Bắc Kinh (Trung Quốc)

Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc)

Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc)

Số lượng dân cư văn phòng của Bắc Kinh tính đến nay đã tăng gấp đôi kể từ năm 2008. Dự kiến trong 9 năm tới, tức là năm 2025, con số này sẽ tăng ít nhất là 50%. Việc mật độ dân số tăng nhanh chóng, dẫn đến quá tải đã tạo ra sức ép và thách thức rất lớn đối với hệ thống giao thông đô thị.

Để giải quyết vấn đề này, chính quyền Bắc Kinh đã cho xây dựng 12 đường tàu điện ngầm mới, dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2020. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian từ nay đến khi hệ thống này được hoàn thành, tình hình giao thông không được cải thiện kết hợp với việc người dân chuyển đến thành phố sinh sống để tiện cho công việc đi làm, tất yếu việc các công ty di dời đến các địa điểm khác, chẳng hạn như những vùng ngoại ô thành phố là điều chắc chắn sẽ xảy ra.

2. Sydney (Úc)

Thủ đô Sydney (Úc)

Thủ đô Sydney (Úc)

Trong nỗ lực nhằm tạo ra nhiều cơ hội phát triển hơn nữa cho khu vực thương mại và kìm hãm sự bùng nổ của các khu dân cư, chính quyền thành phố Sydney đang có nhiều chính sách khuyến khích và thúc đẩy việc xây dựng các dự án tòa nhà văn phòng và khách sạn. Ngoài ra các CBD tại đây cũng đang được mở rộng theo chiều cao bằng cách nâng chiều cao tối đa của các tòa nhà từ 235 m lên 310 m. Việc duy trì các không gian cây xanh cũng là một trong những xu hướng phát triển của các CBD tại Sydney.

Tuy nhiên, hiện nay, chính quyền Sydney đã hạn chế việc lưu thông của các tuyến xe buýt vào nội thành thành phố, thay vào đó là một hệ thống tàu điện ngầm mới từ nội thành ra các vùng ngoại ô, điều này đã và đang cản trở sự phát triển của các không gian văn phòng trong nội thành nhưng lại thúc đẩy việc mở rộng các CBD ra vùng ngoại thành.

3. Jakarta (Indonesia)

Thủ đô Jakarta (Indonesia)

Thủ đô Jakarta (Indonesia)

Các CBD của thủ đô Jakarta, hay còn gọi là Tam Giác Vàng (Golden Triangle), đã nhìn thấy sự tăng trưởng rõ rệt về sản lượng đầu tư trong những năm gần đây. Suy thoái kinh tế dẫn đến nhu cầu thấp đã khiến cho thị trường văn phòng tại đây rơi vào tình trạng dư cung, giá thấp. Tuy nhiên, với xu hướng bùng nổ của các công ty thương mại điện tử trong thời gian tới được cho là sẽ giúp tỷ lệ lấp đầy trên thị trường văn phòng tăng cao. Ngoài ra, việc phát triển hệ thống đường sắt sẽ tạo điều kiện để phát triển các CBD ra khỏi trung tâm thành phố.

4. Singapore

Vùng trung tâm thành phố Singapore

Vùng trung tâm thành phố Singapore

Hiện nay, các CBD của Singapore chỉ dừng lại ở các dự án tòa nhà văn phòng. Tuy nhiên, tình trạng này đang được cải thiện. Với sáng kiến Sống, Làm việc và Chơi hết mình của chính quyền nước này, giờ đây có thể thấy rõ sự hồi sinh của các dự án phức hợp, trong đó chú trọng đến các hoạt động bán lẻ, chăm sóc sức khỏe con người, các dịch vụ trong ngành thực phẩm ăn uống. Ngoài ra, để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, các sáng kiến, dự án đầu tư vào các hạ tầng giao thông cơ giới như tàu điện, đường sắt hay đường bộ cho ô tô,… nay đã chuyển hướng sang các phương tiện xanh như xe đạp.

Bên cạnh đó, để giảm thiểu không gian văn phòng đồng thời giảm chi phí thuê và tránh việc thuê dài hạn, tại các CBD của Singapore đã nổi lên một loại hình được gọi là co-working spaces (tạm dịch là không gian làm việc chung), loại hình này cho phép các nhân viên trong cùng một dự án, cùng tư duy có thể làm việc cùng với nhau trong một không gian để kích thích khả năng làm việc hiều quả nhất.

5. Thượng Hải (Trung Quốc)

Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc)

Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc)

Có hai xu hướng chính đang làm thay đổi bộ mặt của các CBD tại thành phố Thương Hải. Thứ nhất đó là xu hướng dịch chuyển, hay nói đúng hơn là mở rộng các CBD ra các vùng ngoại thành. 3 khu vực được cho là sẽ phát triển theo xu hướng dịch chuyển này nằm men theo 3 dự án hạ tầng giao thông lớn nối với nội thành gồm: Railway Station, North Bund và Pudong Yanggao Road. Thứ hai, các tòa nhà tại những CBD của Thượng Hải đang bị “đẩy” xuống lòng đất do tình trạng thiếu đất xây dựng, các tòa nhà trên đại lộ Expo Boulevard là một ví dụ điển hình.

Ngoài ra, có một điểm đáng chú ý và thu hút giới đầu tư đó là Qiantan, khu kinh doanh quốc tế của Thượng Hải, sẽ trở thành CBD tiếp theo tại thành phố này.

6. Melbourne (Úc)

Thành phố Melbourne (Úc)

Thành phố Melbourne (Úc)

Tọa lạc tại một vị trí tuyệt đẹp, được bao quanh bởi những cung đường La Trobe Street, Spring Street, Flinders Street và Spencer Street, khu vực trung tâm thành phố Melbourne đã nhìn thấy sự tăng trưởng rõ rệt trong những năm gần đây. Chỉ tính riêng trong năm 2015, tốc độ xây dựng các tòa nhà cao tầng tại thành phố này đã cao gấp 4 lần những thành phố có mật độ các tòa cao ốc lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, do lo ngại về tính bền vững nên tại khu trung tâm của các CBD đang nhìn thấy sự chững lại về tốc độ phát triển xây dựng, tuy nhiên, các vùng ven lại có cơ hội phát triển. Các CBD tại thành phố Melbourne chủ yếu phát triển theo phía Tây, bao gồm khu vực Docklands, một vùng đất “dồi dào” về triển vọng xây dựng, rất nhiều dự án đang mọc lên ở đây, ngoài ra cơ chế cho thuê linh hoạt của các dự án có khả năng thu hút nhiều nhu cầu thuê trên thị trường.

7. Phnom Penh (Campuchia)

Thủ đô Phnom Pênh (Campuchia)

Thủ đô Phnom Pênh (Campuchia)

Đường chân trời của thành phố Phnom Penh, thủ đô của Campuchia đang “thay da đổi thịt” từng ngày. Nhu cầu về nhà ở và các không gian văn phòng tại đây đang thúc đẩy hoạt động xây dựng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. Các tòa nhà chọc trời xuất hiện ngày càng nhiều tại những vùng trung tâm của thành phố theo hướng phức hợp công dụng và quan tâm hơn nữa đến các không gian xanh như công viên và khu vui chơi giải trí dựa trên sáng kiến của chính quyền thành phố. Exchange Square và Olympia City là hai ví dụ điển hình cho xu hướng phát triển này. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng đô thị chẳng hạn như hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước cũng không ngừng được cải thiện.

8. TP. HCM (Việt Nam)

Thành phố HCM (Việt Nam)

Thành phố HCM (Việt Nam)

Thành công trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể nhìn thấy rõ qua các CBD ở các thành phố. Xu hướng chung của các khu vực trung tâm tại Việt Nam là mở rộng ra các vùng ngoại vi và tân dụng các không gian trên không. TP. HCM là minh chứng rõ nhất cho xu hướng phát triển này.

Hiện nay, chính quyền thành phố đang triển khai dự án đường sắt đô thị với 6 tuyến đường nối nội thành với các khu vực ngoại ô. Dọc theo những tuyến đường này là sự xuất hiện ngày càng nhiều của các dự án phức hợp văn phòng, khu dân cư, cửa hàng hay các khu vui chơi giải trí. Ngoài ra, một cây cầu mới sắp được triển khai nối TP. HCM với khu đô thị mới Thủ Thiêm hay tuyến đường đi bộ với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp đã, đang và sẽ thay đổi nhiều hơn nữa bộ mặt vùng trung tâm thành phố nói riêng và thành phố năng động này nói chung.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top