Aa

Từ câu chuyện anh nông dân xem đất đến đạo lý phong thủy của Lưu Bị

Chủ Nhật, 27/08/2017 - 07:01

Qua việc anh nông dân đi tìm đất tốt, bài học này sẽ khiến nhiều người có cái nhìn khác về phong thủy.

Anh nông dân đi tìm đất tốt

Tại nhiều vùng quê Trung Quốc, những “thầy phong thủy” còn được biết tới với tên gọi khác là “tiên xem đất”.

Chuyện kể rằng, một ngôi làng nọ có cụ ông làm nông vừa qua đời. Con trai của ông cũng là một nông dân trung hậu, khi ấy đã gần 40 tuổi.

Ở vùng quê ấy, gia đình ông lão cũng được xem như khá giả, phần mộ tổ tiên đều được xây cất rất quy mô. Vì vậy, con trai ông cũng muốn tìm một mảnh đất tốt để chôn cất cha mình, liền mời tới nhà một vị “tiên xem đất”.

Anh con trai nói với vị “tiên xem đất” này rằng:

“Cha tôi làm lụng cả đời vất vả, khi sống cũng không hưởng thụ gì nhiều. Nay ông qua đời, phận làm con như tôi chỉ mong tìm được một mảnh đất tốt để an táng, cho cha ở suối vàng có thể hưởng âm phúc”.

Vị “tiên xem đất” ấy nay đã ngoài sáu mươi. Bao nhiêu năm làm nghề, ông thường thấy người ta tìm đất xây mộ cha ông để con cháu sau này hưởng phúc. Nay nghe anh con trai không màng đến phúc lộc của mình, một lòng vì cha mà tìm đất tốt, ông “tiên xem đất” rất lấy làm xem trọng.

Ông nói:

“Phong thủy tốt hay xấu chỉ là một phương diện. Phàm là điều cổ nhân ngàn đời đã truyền dạy, ắt có đạo lý. Nhưng cái trọng yếu làm nên sự may mắn hay phúc lộc là gia đình phải hòa thuận, tâm tính phải thiện lương”.

Anh nông dân cũng lấy làm đồng tình. Sau đó, vị “tiên xem đất” dẫn anh đi tìm mảnh đất tốt để xây mộ cho cha.

Họ đi qua một khoảng đất trồng ngô, đến trước một khu đất trồng đầu, phía xa khu đất ấy lại là một khoảng đất trồng ngô khác. Khi ấy, họ thấy ở xa có một người đang bẻ ngô.

Anh nông dân thấy vậy, liền kéo áo vị “tiên xem đất” và nói:

“Chúng ta ở đây chờ một lát, cho người kia bẻ ngô xong rồi qua đó”.

Vị “tiên xem đất” nhìn anh nông dân với ánh mắt đầy hồ nghi. Anh liền giải thích:

“Khoảng đất trồng ngô kia là của nhà tôi, ngô kia cũng của nhà tôi. Người ta đang bẻ ngô như vậy, tôi mà đi qua, anh ta biết né tránh thế nào?”

Vị “tiên xem đất” ngạc nhiên hỏi:

“Rõ ràng là người ta trộm ngô của anh. Sao anh lại phải trốn người ta?”

Anh nông dân mỉm cười và trả lời:

“Gì mà trộm với không trộm. Đều là người trong thôn, nhà anh ấy đang ở lúc túng đói, bình thường tôi cũng không giúp được. Giờ người ta chỉ bẻ vài bắp ngô, coi như tôi giúp họ đi”.

Người thiện lương, trung hậu, ở đâu cũng sẽ là đất tốt. (Ảnh minh họa)

Người thiện lương, trung hậu, ở đâu cũng sẽ là đất tốt. (Ảnh minh họa)

Vị “tiên xem đất” nghe xong không khỏi giật mình, vỗ vai anh nông dân mà đáp:

“Người anh em, âm trạch nhà cậu tôi không cần nhìn nữa. Vì chỉ sự thiện lương này của cậu thôi, cụ ông nhà cậu xây mộ ở chỗ nào, nơi đó ắt cũng đều là đất tốt.”

Ông nói thêm:

“Phong thủy chú ý hướng đi phải dài, rộng, địa hình phải vững vàng. Nhưng dù là đất tốt tới đâu, nhà phải có đức thì mới xứng”.

Vậy mới nói, kẻ tiểu nhân, gian tà thì cái tốt của phong thủy rồi cũng sẽ bị mài mòn. Người thiện lương, hiền đức ắt sẽ tự gặp được “phong thủy bảo địa”.

Con người sát chủ của Lưu Bị

Lại nhớ năm xưa Lưu Bị có một con ngựa tên là Đích Lô, từng nhiều lần thoát chết trong gang tấc. Người đời nói rằng Lưu Bị gặp may, nhưng ít ai hiểu rằng, sự may mắn của Lưu Bị là nhờ lòng nhân nghĩa mà ra.

Có người từng tâu với Lưu Bị, Đích Lô là con ngựa sát chủ, bởi chủ cũ của nó đã từng gặp nạn không qua khỏi. Người này còn dâng tặng ông một con tuấn mã thuộc hàng thượng hạng, nhưng Lưu Bị không nhận.

Người thiện lương, trung hậu, ở đâu cũng sẽ là đất tốt. (Ảnh minh họa)

Người thiện lương, trung hậu, ở đâu cũng sẽ là đất tốt. (Ảnh minh họa)

Nhờ có tấm lòng độ lượng ấy mà trong một lần chạy trốn, chính ngựa Đích Lô đã “phi một bước bay qua sông”, giúp Lưu Bị tránh được một mối họa sát thân.

Lưu Bị trong thời loạn thế thành lập được Thục Quốc, lại có trong tay nhiều quân sư, tướng tài, bởi ông là người nhân nghĩa.

Kỳ thực việc phong thủy cũng giống đạo lý này. Nếu là người tốt, phong thủy không cần xem cũng vẫn có thể gặp may.

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top