Aa

Việt Nam đang trở thành trung tâm công nghiệp mới của Đông Nam Á

Chủ Nhật, 22/07/2018 - 06:00

Bắt đầu mở cửa từ năm 1986 với chỉ khoảng 335ha đất dành riêng cho các khu công nghiệp, hơn 20 năm qua, Việt Nam không ngừng phát triển dần trở thành một trong những điểm đến thu hút đầu tư về công nghiệp sản xuất trong khu vực Đông Nam Á.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ này có được là nhờ Việt Nam đang phát triển ngành kinh tế xuất khẩu, sự phát triển của các khu công nghiệp và kinh tế chuyên biệt và có quy hoạch cụ thể, các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. 

Những yếu tố này đã góp phần thu hút một lượng vốn đầu tư đáng kể từ các tập đoàn nước ngoài, điển hình như Samsung đã công bố đầu tư hơn 17 tỷ USD vào Việt Nam. Sự kiện này đã tạo dựng niềm tin mạnh mẽ về sự tăng trưởng của thị trường này trong mắt nhà đầu tư trên khắp thế giới..

Thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và các bất động sản hậu cần khác đang trong giai đoạn mới phát triển. Phần lớn các bất động sản này được tập trung tại ba khu chính bao gồm Khu kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

Khu kinh tế trọng điểm miền Nam được xem là khu vực tiên phong trong thị trường này với sự tập trung của rất nhiều ngành hàng truyền thống. Với lợi thế phát triển sau, khu kinh tế trọng điểm miền Bắc lại thu hút nhiều nhóm nhành công nghệ cao và tiên tiến hơn. Khu kinh tế trọng điểm miền Trung là khu vực mới được tập trung phát triển gần đây.

Tại buổi họp báo mới đây, đại diện JLL - bà Trang Trần cho biết đang thấy sự di chuyển của các nhà máy sản xuất của Trung Quốc sang Việt Nam. Gần đây nhất là Nike và Adidas

Tại buổi họp báo mới đây, đại diện JLL - bà Trang Trần cho biết đang thấy sự di chuyển của các nhà máy sản xuất của Trung Quốc sang Việt Nam. Gần đây nhất là Nike và Adidas đang di chuyển đến Hải Phòng.

Việt Nam đang phát triển nền kinh tế theo hướng xuất khẩu và khuyến khích kinh doanh trong lĩnh vực này. Điều này được thể hiện rõ qua việc phát triển các khu công nghiệp và kinh tế trọng điểm tại ba miền Bắc, Trung và Nam. Đồng thời, việc tham gia vào 18 Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng góp phần cải thiện môi trường kinh doanh cho các công ty nội địa và nước ngoài.

Việc Trung Quốc dần chuyển từ nền công nghiệp cơ bản sử dụng nhiều lao động sang một nấc thang mới trong chuỗi giá trị đã tạo ra một làn sóng dịch chuyển công xưởng ra khỏi nước này đến các nước khác trong khu vực Đông Nam Á. Nhờ vào vị trí chiến lược, Việt Nam đang có rất nhiều thuận lợi và cơ hội cần phải nắm bắt kịp thời.

Khả năng cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ cũng tạo ra những tác động hai chiều. Một mặt, thúc đẩy làn sóng dịch chuyển của các công ty từ Trung Quốc sang Việt Nam, mặt khác lại khiến giá cả hàng hóa leo thang, điều này có thể sẽ khiến giảm sức mua trên thị trường thế giới và ảnh hưởng đến lượng hàng hóa xuất khẩu.

Chưa kể, Việt Nam sở hữu một vị trí chiến lược, nằm giữa Trung Quốc và Singapore với hơn 3.260km đường bờ biển, tiếp giáp với biển Đông, một trong những khu vực giao thương đường biển trọng yếu của thế giới. Khoảng 40% lượng hàng hóa vận chuyển từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương sẽ đi qua khu vực biển Đông này để đến được Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Rất nhiều chuyên gia cho rằng thị trường logistics Việt Nam sẽ phát triển “nổi bật” trong vòng 5 - 10 năm nữa. Sự tăng tưởng mạnh mẽ tầng lớp trung lưu với thu nhập khả dụng tăng cao và sự lan tỏa mạnh mẽ của thương mại điện tử ngày nay sẽ là những sung lực, nguồn cầu mạnh mẽ thúc đẩy thị trường logistic phát triển.

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), 5,8% tổng sản phẩm nội địa (GDP) được chi cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, một mức chi phí cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Để có thể chuyển dịch lên một nấc thang mới trong chu kỳ phát triển khu công nghiệp/logistics và trở nên thu hút và cạnh tranh hơn so với các nước khác trong khu vực, Việt Nam sẽ cần tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm hệ thống đường cao tốc, các cảng biển nước sâu, nâng cao chất lượng hệ thống điện nước, bao gồm cả hệ thống tái tạo năng lượng.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top