Aa

Vingroup - điều thú vị của Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam

Thứ Bảy, 17/09/2016 - 07:34

Cái tên Vingroup không xuất hiện ở Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam nhưng đó lại là tập đoàn có tới 5 “đứa con” chiếm lĩnh 1/10 tổng số những vị trí danh giá trong bảng xếp hạng đầy uy tín này.

 

Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016

Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016

Ngày 15/9/2016, Brand Finance - Công ty định giá thương hiệu hàng đầu thế giới đã chính thức công bố Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016. Theo đó, tổng giá trị thương hiệu của Top 50 được ghi nhận đạt 7,26 tỉ USD.

Sự kiện công bố xếp hạng thương hiệu giá trị nhất của Brand Finance luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới doanh nghiệp và dư luận bởi đây là bảng xếp hạng duy nhất có phương pháp định giá thương hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn ISO (ISO 10668 về tiêu chuẩn định giá). Hơn nữa, giá trị thương hiệu do Brand Finance công bố còn là một trong số ít những số liệu được phép sử dụng tham khảo với cơ quan thuế, kiểm toán và trong các cuộc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A).

Trở lại với câu chuyện về bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016. Người ta thấy xuất hiện tại đây là rất nhiều các gương mặt doanh nghiệp, tập đoàn, tổng công ty lớn đang “ăn nên, làm ra” ở Việt Nam và gần như toàn bộ đều xuất hiện với tên của “thương hiệu mẹ”. Duy chỉ có Vingroup như một “ngoại lệ” và làm lên điều thú vị. Đó là, thương hiệu Vingroup không xuất hiện nhưng thay vào đó có tới “một đàn con” 5 đứa, chiếm 1/10 tổng số thương hiệu danh giá được xếp hạng; đồng thời đạt 766 triệu USD, cũng chiếm hơn 10% tổng giá trị của bảng tổng sắp.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup

Theo đó, thương hiệu Vinhomes của Vingroup ghi dấu ấn đặc biệt khi đạt mức tăng trưởng giá trị lên đến 168 triệu USD (từ 343 triệu USD năm 2015 lên 511 triệu USD năm 2016). Ngoạn mục không kém là Vincomerce và Vincom Retail, dù mới xuất hiện trên thị trường vài năm nhưng đã lọt vào Top 20; Vinpearl và Nam Hà Nội cũng có bước tăng trưởng và duy trì phong độ đáng nể.

Qua câu chuyện, có thể thấy, Vingroup một lần nữa lại chứng minh tinh thần tiên phong trong các doanh nghiệp Việt. Nếu như hầu hết các Tập đoàn, TCty lớn (cả tư nhân và nhà nước) tại Việt Nam đều tập trung xây dựng một thương hiệu nhất quán, gắn với thương hiệu mẹ thì Vingroup đã có cách làm mới khi sớm chuyển đổi chiến lược, tập trung xây dựng các thương hiệu con theo từng nhóm ngành.

Trong những năm vừa qua, tại Việt Nam, có không ít những doanh nghiệp rất thành công trong lĩnh vực đầu tư sở trường nhưng khi “lấn sân” mở rộng ra các ngành khác đã gặp thất bại lớn. Câu chuyện này cũng khiến nhiều người nghi ngại khi Vingroup “nối dài cánh tay” ra khỏi lĩnh vực đang chiếm thế mạnh “vô đối” là bất động sản và du lịch. Thế nhưng, với sự xuất hiện cùng lúc  5 “thương hiệu con” của Tập đoàn này ở những nhóm ngành khác nhau trong bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, Vingroup đã chứng minh chiến lược đầu tư đa ngành của mình là đúng và bước đầu gặt hái thành công.

Từ một tập đoàn chuyên tâm vào hai lĩnh vực trọng điểm là du lịch và bất động sản; 5 năm trở lại đây, Vingroup đã chủ động tái cấu trúc, phát triển theo hướng đa ngành với nhiều nhóm thương hiệu như: Vinhomes (Hệ thống căn hộ và biệt thự dịch vụ đẳng cấp) Vincom Reatail (Hệ thống TTTM đẳng cấp), Vinpearl (Khách sạn, du lịch), Vinpearl Land (Vui chơi giải trí), Vinmec (Y tế), Vinschool (Giáo dục), VinCommerce (Kinh doanh bán lẻ: VinMart, VinPro, Ađâyrồi, VinDS...), VinEco (Nông nghiệp)… Và dù ở bất kỳ lĩnh vực nào mà Vingroup tham gia, họ đều nhanh chóng ghi những dấu ấn đậm nét, tạo hững tác động tích cực mang tính dẫn dắt thị trường. Và vì thế, cũng chẳng có gì là quá bất ngờ nếu trong bảng xếp hạng Top 50 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam vào năm tới có thể xuất hiện thêm những cái tên mới của “họ nhà Vin”?!

Câu chuyện thành công của Vingroup trong danh mục xếp hạng Top 50 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam năm nay cũng như câu chuyện đầu tư đa ngành của Tập đoàn này đã cho ta thấy một triết lý mà giới doanh nghiệp vẫn hay nhắc tới: “Vấn đề không phải là làm gì, mà là làm như thế nào!”

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top