Aa

Bất động sản 24h: Đâu là thị trường đầu tư bất động sản sáng giá?

Thứ Hai, 11/11/2019 - 10:42

Đâu là thị trường đầu tư bất động sản sáng giá?; 5 bất ổn của thị trường bất động sản 2019... là một số tin tức nổi bật 24h qua.

Đâu là thị trường đầu tư bất động sản sáng giá?

Thị trường bất động sản đang có những diễn biến trái chiều ở các phân khúc, có loại hình sụt giảm mạnh những cũng có nhiều bất động sản vẫn duy trì sức tăng trưởng cao và tiềm năng. Vậy, đâu là những kênh đầu tư được đánh giá là vẫn còn hấp dẫn và thu hút dòng tiền của nhà đầu tư nhiều nhất trên thị trường.

Theo ghi nhận, từ đầu năm 2019 đến nay khi mà thị trường bất động sản TP.HCM có dấu hiệu chững lại cả ở nguồn cung lẫn giao dịch thì “điểm sáng” duy nhất của thị trường là bất động sản tỉnh lân cận TP.HCM đón mạnh dòng tiền từ phía doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân. Những khu vực như Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai), Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước… hay thậm chí xa hơn là Hậu Giang, Bến Tre, Cần Thơ… NĐT vẫn âm thâm “săn” đất nền, đặc biệt ở các dự án đã có pháp lý đầy đủ hoặc dự án quy mô lớn, được đầu tư mạnh tay về tiện ích nội khu.

Bất động sản du lịch ven biển cũng là phân khúc được dự báo sẽ kênh đầu tư sáng giá cho NĐT trong giai đoạn sắp tới. Theo Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, trong quý 3/2019, nguồn cung condotel tiếp tục giảm mạnh nhưng tỉ lệ hấp thụ có chiều hướng gia tăng cao ở một số thị trường đang phát triển hiện nay như Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Nam…

Xem chi tiết tại đây

Ảnh: Internet

5 bất ổn của thị trường bất động sản 2019

Kết thúc một năm 2018 đầy sôi động, thị trường bất động sản đã chứng kiến sự giảm tốc với nhiều dấu hiệu bất ổn trong năm 2019.

Năm 2019 đánh dấu sự trượt dài thê thảm của phân khúc condotel. Từ một dòng sản phẩm đầy sức hút, với tốc độ tăng trưởng nóng, đồng thời là mặt hàng ưu thích của nhiều nhà đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2018 thì đến nay, condotel đã có sự chững lại đáng kể.

Dấu hiệu của nguồn cung chững lại thời gian vừa qua, đặc biệt trong TP.HCM vẫn đang để lại nhiều lo ngại về tác động chung đến thị trường. Cụ thể, các báo cáo bất động sản trong quý II và III của những tổ chức nghiên cứu đều cho rằng, nguồn cung thị trường sụt giảm mạnh, số lượng dự án ra đời nhỏ giọt.

Chuộng đất nền là tâm lý lâu đời của người Việt. Song sự gia tăng giá quá nóng của thị phần này cũng đặt ra lo ngại về bong bóng cục bộ...

Xem chi tiết tại đây

Các ngân hàng niêm yết tăng 25% lợi nhuận

Hầu hết ngân hàng đều có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do năm 2018 có thu nhập bất thường. Tuy vậy, đa phần các ngân hàng đã thực hiện hơn 3/4 kế hoạch cho cả năm 2019. Mùa cao điểm kinh doanh thường rơi vào quý IV nên khả năng cao, các đơn vị sẽ vượt kế hoạch kinh doanh cả năm.

Theo tính toán của CTCK Rồng Việt (VDSC), tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lãi sau thuế của ngân hàng niêm yết tăng 22% và 43% trong quý III. Và lần lượt 17,2% và 25% trong 9 tháng so với cùng kỳ 2018. Không chỉ hoạt động cốt lõi (cho vay khách hàng và dịch vụ) khả quan, chi phí hoạt động và dự phòng thấp cũng góp phần giúp thu nhập ròng tăng trưởng mạnh.

Cùng quan điểm, Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), quý IV/2019, thu nhập ngoài lãi (mảnh đất tiềm năng của các ngân hàng) dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 20 - 30% trong 2019.

Xem chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản không chỉ toàn “màu xám”

Dù nhìn nhận thị trường bất động sản đang đình trệ do ách tắc thủ tục nhưng các chuyên gia đều cho rằng, cửa sáng vẫn còn nhiều.

Lạc quan là từ khoá mà các chuyên gia đầu ngành dành cho thị trường bất động sản trong dài hạn với những yếu tố hỗ trợ đến từ kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng được cải thiện và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu Việt Nam.

Theo đó TS. Lê Anh Tuấn - P.TGĐ quỹ Dragon Capital nhìn nhận: “Thị trường 2019 tuy chứng kiến bức tranh có cả điểm sáng - tối đan xen nhưng trong dài hạn, chúng ta có thể lạc quan bởi 4 yếu tố được xem là trụ cột và sẽ tác động tới thị trường bất động sản trong dài hạn vẫn rất tốt.”

Bên cạnh đó, tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam tăng cao ở mức thứ hai tại châu Á, giúp nhà đầu tư hướng tới các cơ hội phát triển trong dài hạn.

Xem chi tiết tại đây

Đăng ký FDI giảm sút nhưng không đáng lo ngại

Báo cáo mới đây của SSI Research đã nhận định rằng, đăng ký FDI giảm nhưng đã đi vào thực chất. Theo SSI Research, dù giá trị đăng ký FDI giảm liên tục nhưng nhìn sâu vào các số liệu thì cho thấy việc giảm sút này không đáng quan ngại, thậm chí vẫn đang ở xu hướng tích cực.

Cụ thể, số dự án FDI đăng ký mới và tăng vốn (không bao gồm góp vốn, mua cổ phần) trong 10 tháng đầu năm đã tăng +26% và +20% (cùng kỳ tăng +18.7% và giảm -4.7%). Số lượng dự án tăng cao đi cùng với nhu cầu lao động, thuê mặt bằng và các dịch vụ logistic. Giá thuê đất khu công nghiệp tại các tỉnh/thành phố trọng điểm như Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Ninh đã tăng liên tục trong các năm vừa qua là một minh chứng.

Cũng theo SSI Research, năm 2018 có 2 dự án bất động sản quy mô lớn, bao gồm dự án 4,1 tỷ USD đăng ký mới tại Hà Nội và 1,1 tỷ USD tăng vốn tại Huế. 10 tháng đầu năm 2019, FDI có phần thực chất hơn khi các dự án quy mô lớn đều thuộc lĩnh vực chế biến chế tạo, như dự án tăng vốn của LG Display tại Hải phòng có giá trị 410 triệu USD, dự án đăng ký mới của Goertek (Hongkong) tại Bắc Ninh sản xuất thiết bị điện tử có giá trị 260 triệu USD. Nếu không tính 2 dự án bất động sản lớn kể trên của năm 2018, FDI đăng ký mới và tăng vốn 10 tháng 2019 thực chất tăng +17.4% và +0.5%.

Xem chi tiết tại đây 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top