Aa

Bất động sản 24h: Muốn nhà giá rẻ, đừng “đẻ” thủ tục

Thứ Sáu, 10/07/2020 - 10:30

Muốn nhà giá rẻ, đừng “đẻ” thủ tục; Thị trường bất động sản quý II/2020: Trong nguy có cơ... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Muốn nhà giá rẻ, đừng “đẻ” thủ tục

Thời gian thực hiện dự án kéo dài là một trong những nguyên nhân đẩy giá thành sản phẩm bất động sản lên cao.

Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đến nay có đến 9 luật, 20 thủ tục hành chính hướng dẫn về lĩnh vực bất động sản đang có xung đột, chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau.

Ảnh minh họa

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI phân tích, đối với các thị trường bất động sản, càng tìm hiểu, càng đọc thì thấy pháp lý càng phức tạp, càng rối rắm từ luật đến nghị định, thông tư… Các quy định pháp luật mới có quá nhiều sự khác biệt, gây tranh cãi. Câu chuyện giống như con gà và quả trứng, thậm chí là đàn gà và quả trứng.

Theo ông Tuấn, xung đột về thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án xây dựng nhà ở giữa Luật Đầu tư - Luật Nhà ở; xung đột về đấu thầu lựa chọn nhà thầu giữa Luật Đầu tư, Luật Đấu Thầu - Luật Đất đai; xung đột về thời điểm lập báo cáo tác động môi trường giữa Luật Đầu tư - Luật Bảo vệ môi trường; xung đột về thời điểm thẩm định nhu cầu sử dụng đất giữa Luật Đất đai - Luật Đầu tư; không tương thích về miễn giảm tiền thuế đất đối với dự án thuộc ngành nghề, không tương thích về dự án phải ký quỹ giữa Luật Đầu tư - Luật Đất đai; không thống nhất về lựa chọn nhà thầu thẩm tra thiết kế, dự toán giữa Luật Xây dựng - Luật Đấu thầu…

Với các quy định chồng chéo nhau như trên, nếu đi theo một quy trình mạch lạc thì tốn rất nhiều thời gian, chi phí, gây thách thức cho nhà đầu tư. Người dân cũng sẽ chịu nhiều bất lợi, tốn kém khi giá nhà ngày càng tăng.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Khánh Hòa đấu giá “đất vàng”, các nơi khác thì sao?

Sai phạm trong định giá đất sân bay Nha Trang dẫn đến lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa bị kỷ luật đã một thời làm nóng dư luận. Vì vậy, thông tin Khánh Hòa chuẩn bị đấu giá “đất vàng” này lập tức thu hút sự quan tâm của xã hội.

Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định thành lập Tổ giúp việc cho lãnh đạo UBND tỉnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất tại khu vực sân bay Nha Trang để hoàn thiện kế hoạch đấu giá theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đây là số đất còn lại của sân bay Nha Trang sau khi tỉnh Khánh Hòa giao 62ha cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn (năm 2017) để thực hiện các dự án BT (xây dựng - chuyển giao) về giao thông trên địa bàn tỉnh. Nếu đấu giá thành công, số tiền sẽ được chuyển giao cho Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay tại Phan Thiết.

Đấu giá là một hình thức mua bán và cũng là phương pháp để xác định giá tương đối chính xác, công bằng và khách quan, đã trở thành phổ biến trong quan hệ mua bán trên thế giới cũng như ở nước ta. Nhưng sở dĩ, việc đấu giá quyền sử dụng đất sân bay Nha Trang cũ của UBND tỉnh Khánh Hòa lần này thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi những sai phạm trong việc định giá và giao 62ha đất sân bay khi thực hiện các dự án BT trước đây đã gây thất thoát, thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng, dẫn đến việc hàng loạt cán bộ đầu tỉnh bị kỷ luật.

Xem thông tin chi tiết tại đây

"Các doanh nghiệp đang mong chờ được tháo gỡ khó khăn hơn bao giờ hết"

Đó là phát biểu của ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tại Diễn đàn bất động sản 2020: “Cơ hội mới từ chính sách và thị trường” diễn ra sáng nay, 9/7.

Diễn đàn bất động sản 2020: “Cơ hội mới từ chính sách và thị trường” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức sáng ngày 9/7/2020, với sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, đại diện các hiệp hội, các doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Tại diễn đàn, các chuyên gia đều nhìn nhận: Thị trường bất động sản Việt Nam những năm qua đã có bước phát triển nhanh cả về quy mô cũng như số lượng, cơ cấu sản phẩm, nguồn vốn đầu tư và các chủ thể tham gia thị trường, đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế và mức độ lan tỏa tới các ngành.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đồng tình rằng thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, không chỉ do tác động của dịch bệnh Covid-19 mà còn là vướng mắc về pháp lý và ách tắc trong thủ tục đầu tư dự án.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Thị trường bất động sản quý II/2020: Trong nguy có cơ

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý II/2020 của Batdongsan.com.vn vừa công bố, lượng tin đăng trên Batdongsan.com.vn trong khoảng thời gian Chính phủ ban hành quy định về giãn cách xã hội giảm đáng kể và có sự phục hồi trở lại bắt đầu từ ngày 10/5/2020.

Tuy nhiên, sự phục hồi này cũng khác nhau theo từng khu vực và loại hình bất động sản, ví dụ như Bà Rịa - Vũng Tàu và Hải Phòng tăng 11%, trong khi Bình Dương lại giảm 11% với loại hình chung cư, nhà riêng còn nhà mặt phố và đất nền giảm 20 - 30% so với cùng kỳ năm 2019.

So với quý I/2020, mức độ quan tâm tìm kiếm bất động sản tăng 7% trên khắp cả nước nhưng mức độ quan tâm tới đất nền dự án tại Hà Nội giảm 11%; với nhà trọ, phòng trọ cho thuê giảm 16%. Nhu cầu cho thuê và bán nhà riêng tại Hà Nội cũng tăng cao sau Covid-19, lượng tin đăng bán nhà riêng tăng 18% và cho thuê nhà riêng tăng 11% theo quý.

Theo phân tích của Batdongsan.com.vn, điều này phản ánh thực tế trước và trong Covid-19, những người cần cho thuê hay bán đều có tâm lý chờ đợi và cân nhắc khi nhu cầu giảm và ở chiều ngược lại sau Covid-19, những người có nhu cầu thuê nhà cũng giảm vì tác động tiêu cực tới công ăn việc làm tại các thành phố lớn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Mặt bằng cho thuê tại trung tâm thương mại ế ẩm

Theo JLL, sau dịch Covid-19 được kiểm soát tốt hầu hết các trung tâm thương mại (TTTM) bắt đầu hoạt động trở lại, tuy nhiên, với nhiều diện tích trống hơn, đặc biệt ở các TTTM tại các quận rìa trung tâm hoạt động cho thuế ế ẩm.

Đáng nói, nhiều khách thuê diện tích lớn đang chật vật với mặt bằng tại TTTM. Theo JLL, những khách thuê diện tích lớn bao gồm: trò chơi & giải trí, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp đang phải vật lộn để duy trì diện tích thuê khi người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm ngân sách cho nhóm hàng và dịch vụ này.

Trong khi đó, mảng bán lẻ thực phẩm và đồ uống ở các TTTM ở Tp.HCM có nhu cầu thuê tốt hơn và ghi nhận nhiều yêu cầu thuê trong quý 2/2020. Lý do, việc áp dụng chính sách "giãn cách xã hội’ trong thời gian ngắn ở Việt Nam đã không thay đổi quá nhiều thói quen sử dụng dịch vụ ẩm thực. Điều này được chứng minh bởi lưu lượng khách hàng đang dần quay trở lại các nhà hàng và dịch vụ ăn uống trên toàn thành phố.

Theo JLL, mặc dù hiện hầu hết các TTTM bắt đầu hoạt động trở lại, tuy nhiên, với nhiều diện tích trống hơn, đặc biệt ở các TTTM tại các quận rìa trung tâm do tâm lý thuê yếu vẫn tiếp tục. Tỷ lệ trống trung bình ở Tp.HCM tăng lên mức 30% trong quý 2/2020. Không có nguồn cung mới nào được ghi nhận trong quý. Một trung tâm mua sắm và một khối đế bán lẻ dự kiến hoàn thành trong quý này đã phải trì hoãn sự kiện khai trương do tỷ lệ lấp đầy thấp hơn mong đợi trong bối cảnh thị trường hiện tại.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top