Aa

Bất động sản hậu cần là lĩnh vực đầy hứa hẹn ở Việt Nam

Chủ Nhật, 17/06/2018 - 14:00

Bất động sản hậu cần là lĩnh vực đầy hứa hẹn ở Việt Nam; "Bóng ma" nào lẩn khuất sau sự vươn tay kỳ ảo của Tập đoàn Lã vọng?; Thanh khoản vẫn “nghèo nàn” trong ngày ETF cơ cấu danh mục; Quy hoạch Phú Quốc theo định hướng đặc khu;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

TP.HCM: Điểm mặt những đơn vị sử dụng đất công trái quy định

Theo kết quả kiểm tra của Thanh tra TP.HCM, giai đoạn năm 2016 – 2017, có hàng trăm khu đất công, đất nhà trên địa bàn thành phố để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng, gây thất thoát, thiệt hại đến ngân sách nhà nước.

Trong báo cáo gửi đến UBND TP.HCM về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc sử dụng đất công, đất nhà không đúng quy định, Thanh tra thành phố đã chỉ ra 103 khu đất công để xảy ra sai phạm. Trong đó, 90% các khu đất công xảy ra sai phạm thuộc diện quản lý của các Tổng công ty, Công ty vốn Nhà nước.

Cụ thể, UBND các quận, đơn vị hành chính có 5 mặt bằng nhà, đất sai phạm. Công ty 100% vốn Nhà nước có 25 mặt bằng nhà, đất sai phạm. Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc có 65 mặt bằng nhà, đất sai phạm và công ty cổ phần có 8 mặt bằng nhà, đất sai phạm.

Trong tổng số các sai phạm, có 17 địa chỉ sử dụng không đúng mục đích, sai quy định; 32 địa chỉ/mặt bằng cho thuê trái phép; 26 địa chỉ không quản lý, bỏ trống gây lãng phí; 3 địa chỉ để xảy ra lấn chiếm...

Riêng Tổng công ty Du lịch Sài Gòn - TNHH MTV (Saigontourist) có 14 mặt bằng sử dụng sai quy định, tự ý cho tư nhân thuê mở nhà hàng, cửa hàng, làm kho bãi, văn phòng.

Xem chi tiết tại đây 

Bất động sản hậu cần là lĩnh vực đầy hứa hẹn ở Việt Nam

Theo bà Trang Lê, Trưởng phòng Nghiên cứu thị trường Việt Nam của JLL, thị trường bất động sản công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm đất công nghiệp, nhà xưởng xây sẵn, nhà kho và các bất động sản hậu cần khác vẫn còn đang trong giai đoạn mới phát triển.

Theo đó, thị trường này tại Việt Nam có những đặc điểm cơ bản như: Sự cạnh tranh giữa các khu công nghiệp; Khu công nghiệp và các BĐS công nghiệp vẫn còn đang phát triển rải rác, chưa tập trung, chưa có một quy hoạch phân vùng phát triển rõ ràng; Đa phần khách thuê đến từ các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều nhân lực lao động, như dệt may và may mặc, thực phẩm, đồ gỗ và nội thất, các sản phẩm từ cao su, nhựa. Tỷ lệ các ngành công nghiệp có giá trị thặng dư chưa nhiều.

Tuy nhiên, với nền tảng kinh tế thị trường trong nước đang phát triển lạc quan, đồng thời các quốc gia khác trong khu vực đang ngày càng phát triển hơn khiến cho chi phí hoạt động tại các quốc gia ngày càng tăng cao. Do đó, ngành công nghiệp Việt Nam đang có nhiều cơ hội để vươn lên trong cuộc đua phát triển thị trường BĐS công nghiệp.

Bà Trang Lê đã chỉ ra những yếu tố then chốt khiến Việt Nam trở thành điểm đến phát triển công nghiệp hấp dẫn.

Xem chi tiết tại đây

"Bóng ma" nào yẩn khuất sau sự vươn tay kỳ ảo của Tập đoàn Lã vọng?

"Vươn vai" hóa thành ông trùm sở hữu đất vàng chỉ sau một thời gian ngắn, Tập đoàn Lã Vọng khiến giới địa ốc phải bất ngờ vì sự trỗi dậy đáng kinh ngạc. Biết bao doanh nghiệp có tiếng trong lĩnh vực bất động sản đang thèm khát “miếng bánh béo bở” là đất vàng phải chùn bước trước những “tập hợp con” mới xuất hiện trong thương trường như Lã Vọng.

Bàn về vấn đề này PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, Việc giao dự án thì Luật Đất đai đã có, các chính sách của Hà Nội cũng quy định về giao đất thế nào, giao cho ai. Nếu Tập đoàn Lã Vọng sai phạm, đề nghị Hà Nội phải rà soát lại toàn bộ các dự án đã giao cho ông Lê Văn Vọng để xem cái nào làm tốt cái nào chưa làm tốt, cái nào làm đúng mục đích, đúng quy hoạch; đề nghị phải công khai minh bạch.

Vấn đề chúng ta phải làm rõ là: Ai là người ký giao?, ai là người phê duyệt. Trong quá trình thực hiện thì tại sao không có giám sát báo cáo? Đến bây giờ khi chuyện đã nhiều năm rồi thì vỡ lở, trách nhiệm người phê duyệt, người giám sát ở đâu? Sau khi đã làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể thì đề nghị xử lý một cách nghiêm minh và công khai minh bạch việc xử lý sai phạm xem có tương xứng hay không?

Xem chi tiết tại đây

Quy hoạch Phú Quốc theo định hướng đặc khu

Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Kiên Giang tổ chức triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đảo Phú Quốc và lập mới Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc theo định hướng phát triển thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Về việc lựa chọn và chỉ định thuê tư vấn nước ngoài lập quy hoạch: Đồng ý về nguyên tắc, UBND Kiên Giang thực hiện thủ tục lựa chọn và chỉ định thuê tư vấn nước ngoài theo quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định số 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ; Chủ tịch UBND Kiên Giang chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn kinh phí thực hiện: Tỉnh Kiên Giang sử dụng nguồn ngân sách địa phương và các nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.

Xem chi tiết tại đây

Thanh khoản vẫn “nghèo nàn” trong ngày ETF cơ cấu danh mục

Vẫn còn tàn dư từ áp lực bán mạnh trong phiên 14/6, cùng với tâm lý chờ đợi các quỹ ETF cơ cấu danh mục khiến phiên giao dịch cuối tuần mở cửa với những diễn biến tương đối ảm đạm như “ru ngủ” nhà đầu tư và lịm dần đến hết phiên sáng.

Thanh khoản thị trường ở mức rất thấp, sau 60 phút đầu giao dịch, Vn-index mới đạt hơn 600 tỷ đồng giá trị giao dịch. Kết thúc phiên sáng cả 2 sàn niêm yết mới giao dịch 1.700 tỷ đồng.

Sang phiên chiều, diễn biến được cải thiện phần nào khi những phút cuối phiên, nhóm cổ phiếu ngân hàng có cú ngược dòng ấn tượng với ACB, VCB, MBB, CTG, BID… đồng loạt tăng điểm. VCB tăng 1,5% lên 59.000 đồng/cổ phiếu, BID tăng 2,5% lên 29.000 đồng/cổ phiếu.

Bên cạnh đó những mã cổ phiếu vốn hóa lớn đã tăng đáng kể như GAS tăng 2% lên 95.900 đồng/cổ phiếu. SAB, HPG, MSN cũng gây chú ý. Điều này đã tác động tích cực tới diễn biến thị trường chung.

Ở chiều ngược lại, VIC, ROS, VJC, BVH là những cổ phiếu lớn kìm hãm đà tăng của thị trường. Đặc biệt ROS đã đóng cửa với giá sàn 56.800 đồng/cổ phiếu mặc dù cổ phiếu này được 2 quỹ ETF mua vào.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top