Aa

Đại gia Hà Thành ôm trăm tỷ "chết chìm" ở Vân Đồn

Thứ Năm, 19/07/2018 - 14:01

Đại gia Hà Thành ôm trăm tỷ 'chết chìm' ở Vân Đồn; Chu kỳ khủng hoảng 10 năm: Ngành bất động sản liệu có bước qua lời nguyền?; Diễn biến trái chiều thị trường căn hộ dịch vụ... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Chu kỳ khủng hoảng 10 năm: Ngành bất động sản liệu có bước qua lời nguyền?

Theo ghi nhận của các chuyên gia, trong bốn thập kỉ qua (1979, 1989, 1999, 2009), chu kì khủng hoảng của ngành bất động sản thường lặp đi lặp sau khoảng 10 năm. “Liệu năm 2019 tới đây, có khả năng xảy ra khủng hoảng bất động sản hay không?” Và “cơ hội của những nhà đầu tư thông minh trong câu chuyện đầu tư vào bất động sản sẽ như thế nào?”.

Đó là những câu hỏi được đặt ra tại hội thảo "Chu kỳ khủng hoảng và cơ hội đầu tư bất động sản" tổ chức sáng 18/7 tại TP.HCM. 

Ông Phan Trường Sơn - Trưởng phòng Phát triển nhà và thị trường bất động sản Sở Xây dựng TP.HCM cho biết thực tế 6 tháng vừa qua, nhìn chung nguồn cung nhà ở cả 3 phân khúc trong nửa đầu năm nay đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể có gần 4.000 căn nhà cao cấp so với gần 5.200 căn nhà cao cấp trong cùng kỳ năm trước; nhà ở phân khúc trung cấp là 3.700 căn so với hơn 5.000 căn cùng kỳ năm trước và nhà ở phân khúc thu nhập thấp là 1.914 căn so với năm ngoái là 6.200 căn. Thị trường 6 tháng vừa qua tương đối ổn định.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Diễn biến trái chiều thị trường căn hộ dịch vụ 

Theo báo cáo thị trường quý II/2018 của Savills cho thấy, thị trường căn hộ dịch vụ chứng kiến nhiều sự biến đổi về nguồn cung. Hiện, phân khúc này đang đạt 4.600 căn, giảm khoảng 100 căn so với quý I/2018. Nguyên nhân khiến tổng nguồn cung của thị trường sụt giảm là do các căn hộ dịch vụ tại Royal City chính thức ngừng hoạt động. Tuy nhiên, thị trường vẫn có thêm nguồn cung mới là dự án Lexington tại Cầu Giấy với 42 căn. Theo đó, công suất toàn thị trường đang đạt 88%.

Đặc biệt, việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Việt Nam trong nửa đầu năm 2018 là 7 tỷ USD, chiếm 34% tổng vốn FDI đăng kí là yếu tố thu hút một lượng lớn người lao động nước ngoài đến Việt Nam. Tuy nhiên, công suất thuê của căn hộ dịch vụ một năm trở lại đây vẫn chỉ duy trì ở mức này, không thể bứt lên mức 90% như nhiều năm trước.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Trong khi doanh nghiệp nhà nước trì trệ, doanh nghiệp tư nhân gieo quả ngọt

Gần 50 năm gắn bó với công việc nghiên cứu về doanh nghiệp, nhắc đến bà Phạm Chi Lan, người ta nhớ đến một chuyên gia kinh tế đầy tâm huyết với “đứa con” doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Trả lời báo chí, bà từng trăn trở: "Tôi là người Việt, tôi yêu đất nước mình, tại sao doanh nghiệp của mình lại phải chịu thiệt thòi ngay trên sân nhà, tôi đang chiến đấu với nghịch lý đó!". Reatimes đã có cuộc trò chuyện với bà Phạm Chi Lan về hành trình đi lên của doanh nghiệp bất động sản tư nhân Việt Nam. 

Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, đặt lên bàn cân so sánh thì doanh nghiệp FDI luôn được trải thảm đỏ còn doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn phải cạnh tranh bình đẳng trên thị trường trong khi chính bản thân họ vẫn chưa có chính sách hỗ trợ bình đẳng.

Một vài năm gần đây, doanh nghiệp FDI còn nhận ưu đãi hơn rất nhiều so với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân Việt. Không chỉ nhận ưu đãi ở từ nhà nước, khối FDI còn có bàn đệm thuận lợi nhờ ưu đãi cụ thể ở các địa phương bởi một số tỉnh đặt vốn FDI là một tiêu chí trong cuộc chạy đua thành tích.

Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân trong nước đang gặp rất nhiều vấn đề. Họ phải cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Nhìn thực tế, doanh nghiệp tư nhân có năng lực và làm tốt hơn doanh nghiệp nhà nước và khối đầu tư nước ngoài.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Đại gia Hà Thành ôm trăm tỷ 'chết chìm' ở Vân Đồn

Sau cơn sốt đất từ đầu năm, tại các khu vực từng được kỳ vọng sẽ lên thành đặc khu, thị trường bất động sản gần như đóng băng. Xuân Thành, một môi giới nhà đất vừa từ Vân Phong (Khánh Hòa) trở về Hà Nội sau khoảng thời gian dài “kiếm ăn tại miền đất hứa”, nhận xét: “Một cuộc tháo chạy của các đầu tư và môi giới nhà đất cũng lao đao”.

Là một môi giới bất động kiêm đầu tư nhỏ lẻ, Thành chuyển địa bàn hoạt động từ Hà Nội vào Vân Phong cách đây nửa năm. Nhờ tới khá sớm và tranh thủ vài mối quan hệ, Thành nhanh chóng chiếm được địa bàn. Thành cho hay nhiều nhà đầu tư bỏ ra hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng để mua đất nông nghiệp với mục đích phân lô bán nền để kiếm lợi nhuận.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bộ Tài chính trình Chính phủ Đề án sáp nhập HoSE và HNX

Sáng ngày 18/7, báo cáo tại Hội nghị Sơ kết công tác tài chính ngân sách 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính cho hay trong 6 tháng đầu năm, Bộ đã tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi) theo hướng nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý, tăng cường giám sát và xử lý vi phạm, đồng bộ với các Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư (Chính phủ đã trình và được Quốc hội chấp thuận đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019).

Bộ Tài chính cũng cho biết đã trình Chính phủ cho ý kiến về Đề án sáp nhập 2 Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và Hà Nội (HNX). Đồng thời, tiếp tục thực hiện tái cấu trúc thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán, tăng cường quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng theo Nghị định số 71/2017/NĐ-CP ngày 6/6/2017 của Chính phủ.

Cũng theo Bộ Tài chính, do tác động không thuận của môi trường kinh tế quốc tế trong những tháng gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có điều chỉnh giảm đáng kể trong quý II/2018, sau khi đã đạt mức tăng khả quan trong quý I/2018. Đến cuối tháng 6, chỉ số VN-Index đạt 960,78 điểm, giảm 2,4% so cuối năm 2017, quy mô vốn hóa đạt khoảng 77,7% GDP, tăng 10,7% so cuối năm 2017.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top