Aa

Hà Nội đề xuất đưa 4 huyện lên quận: Người dân "ngơ ngác" trong cơn sốt đất

Thứ Năm, 14/03/2019 - 14:02

Hà Nội đề xuất đưa 4 huyện lên quận: Người dân "ngơ ngác" trong cơn sốt đất; 7 loại tranh chấp tác động xấu đến thị trường căn hộ; Lộ diện danh tính nhà đầu tư tham gia đấu thầu siêu dự án tỷ USD Bình Quới - Thanh Đa, nhiều "ông lớn" đến từ Hà Nội;... là một số tin tức nổi bật trên thị trường bất động sản 24h qua.

Hà Nội đề xuất đưa 4 huyện lên quận: Người dân "ngơ ngác" trong cơn sốt đất

Thông tin Hà Nội xin cơ chế đặc thù đưa 4 huyện ngoại thành lên quận đang là cái cớ để giới đầu nậu, cò đất dựa vào thổi giá.

Khảo sát các huyện trên, PV ghi nhận giá đất đang được các cò đất rao bán cao đột biến. Tại Đông Anh, các khu vực Xuân Canh, Nguyên Khê, Lễ Pháp, Thiên Ca, Trung Oai, Vĩnh Ngọc… giá đất đang bị đẩy lên gấp đôi, tức mức tăng đạt 100% so với thời điểm đầu năm 2018.

Đơn cử, đất tại khu đô thị Nguyên Khê được “hét” lên 28-30 triệu đồng/m2 trong khi cùng kì năm ngoái giá rao bán là 15-17 triệu đồng/m2. Đất tại Xuân Canh, giá bị đẩy từ 20 triệu đồng/m2 lên 35-40 triệu đồng/m2. Đất khu Lễ Pháp, Nguyên Khê giá rao tăng từ 15-18 triệu đồng/m2 lên mức 30-35 triệu đồng/m2…

Đất phân lô Ngũ Hiệp, Tứ Hiệp (Thanh Trì) cũng được nhiều môi giới báo giá khủng, dao động từ 55-65 triệu đồng/m2 trong khi đầu năm 2018, giá đất chỉ dao động 30-40 triệu đồng/m2. Tại Hoài Đức, đất mặt tiền quốc lộ thị trấn Trạm Trôi đang được chào giá 120-130 triệu đồng/m2, thời điểm cuối năm 2017, giá chào bán là 80-110 triệu đồng/m2, đất có vị trí đẹp tại các xã An Khánh, An Thượng được chào giá 30-37 triệu đông/m2 trong khi thời điểm đầu năm 2018, giá chỉ quanh quẩn 23-28 triệu đồng/m2…

Xem chi tiết tại đây

Thông tin Hà Nội xin cơ chế đặc thù đưa 4 huyện lên quận vào năm 2020 khiến đất tại các khu vực ven đồng loạt thiết lập mức giá mới

Thông tin Hà Nội xin cơ chế đặc thù đưa 4 huyện lên quận vào năm 2020 khiến đất tại các khu vực ven đồng loạt thiết lập mức giá mới

Lộ diện danh tính nhà đầu tư tham gia đấu thầu siêu dự án tỷ USD Bình Quới - Thanh Đa

Mới đây, UBND TPHCM cho biết đối với dự án Bình Quới - Thanh Đa đến nay có 5 nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm, nộp hồ sơ xin đấu thầu và sẵn sàng cam kết ký quỹ hơn 3 tỷ USD.

Tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông tin cho biết hiện đã nhận được văn bản của 10 doanh nghiệp đề nghị được tham gia đấu thầu dự án Bình Quới - Thanh Đa.

Theo đó, danh sách các nhà đầu tư bao gồm: Công ty TNHH Roytrade; Công ty CP Đầu tư Quốc tế FED Việt Nam; Công ty TNHH TM Petro Đông Nam Á; Liên danh Công ty CP Đầu tư Golden Star và Công ty TNHH Capital Land; Liên danh Công ty CP Đầu tư Thương mại DV Thuận Tuấn, Công ty Golden Wealth Golbal Pty. Ltd; Công ty CP xử lý ùn tắc giao thông - môi trường; Công ty CP Quy hoạch- Kiến trúc Gia Bảo; Liên danh Công ty CP AGR.3000 Việt Nam, Gaudha Putih (Thaidand) và Công ty CP Tập đoàn PTDT Thái Thành Vân; Công ty CP Tập đoàn Sunshine; Công ty TNHH TMDV Khách sạn Tân Hoàng Minh.

Trong đó Tập đoàn Tân Hoàng Minh đề xuất lập đồ án quy hoạch dự án khu đô thị dự án Bình Quới - Thanh Đa.

Xem chi tiết tại đây

Mua nhà ở xã hội phải trả thêm vài trăm triệu tiền chênh lệch

Nhà ở xã hội là loại hình chung cư đang được Chính phủ quan tâm phát triển, giúp giải quyết chỗ ở cho nhiều đối tượng thu nhập thấp, các đối tượng chính sách xã hội. Tuy nhiên, hình thức mua bán và phân phối căn hộ loại này đang biến tướng với nhiều khoản tiền chênh bất hợp lý.

Theo một số sàn giao dịch bất động sản, nếu khách hàng đăng ký mua theo kênh của họ sẽ được hướng dẫn và trợ giúp làm hồ sơ với chủ đầu tư. Sàn cũng cam kết khách sẽ mua được căn hộ, chứ không giống như kênh nộp hồ sơ cho chủ đầu tư là phải bốc thăm. Khi bốc thăm có thể mua được, có thể không.

Ngoài giá bán căn hộ được chủ đầu tư thông báo là 16-17 triệu đồng/m2, chi phí làm hồ sơ và giúp khách mua được nhà, sàn thu thêm một khoản tiền chênh là 70 triệu đồng/hồ sơ.

Để có được căn hộ ở vị trí đẹp, khách hàng cũng phải trả thêm tiền chênh. Ví dụ, khách hàng có nhu cầu mua căn góc, khi đặt cọc làm hồ sơ phải nộp thêm 50 triệu đồng. Khi bốc thăm nếu không vào căn góc, sàn sẽ hoàn lại số tiền này.

Xem chi tiết tại đây

Một dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội. Ảnh: Đ. A.

Một dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội. Ảnh: Đ. A.

Sự giàu có không thể dựa trên sự tước đoạt hay bần cùng hóa người khác

Nếu xếp chồng lên nhau bằng tờ 500 ngàn vnd, 1 tỷ USD sẽ cao gấp 1,5 lần so với đỉnh Fanxipang.

Nếu mỗi tháng thu nhập 1 tỷ đồng, thì muốn có 1 tỷ USD, phải mất gần 1.858 năm mới tích lũy đủ. Còn nếu khi có 1 tỷ USD thì nếu mỗi tháng tiêu 10 tỷ đồng, chúng ta phải cần tới 186 năm mới tiêu hết số tiền đó.

Hai cái gạch đầu dòng trên là những tính toán hoàn toàn nghiêm túc về quy mô, giá trị, hay sự vĩ đại của 1 tỷ USD.

1 tỷ USD lớn lắm. Kiếm nổi 1 tỷ USD khó lắm. Và lọt bảng xếp hạng tỷ phú còn khó hơn nữa. Bởi vậy, chúng ta có thể nói đến hai chữ “tự hào” khi hôm qua, có thêm những tỷ phú USD mới được Forbes xướng danh mà, một trong hai gương mặt mới là Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang với tổng tài sản 1,3 tỷ USD, xếp hạng 1.717.

Những thông tin về ông Quang không nhiều: sinh năm 1963, khởi nghiệp bằng sản xuất mỳ gói xuất sang Nga. Còn Masan, đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và khai khoáng, chiếm chi phối Vinacafe, sở hữu những thương hiệu thực phẩm Chinsu, Omachi, Vĩnh Hảo, Wake-Up 247, và các loại nước mắm công nghiệp (NMCN) Nam Ngư, Tam Thái Tử.

Nhưng nói đến thực phẩm hay NMCN mà Masan từng tự tin 90% gia đình Việt đang dùng ít nhất một sản phẩm của họ, có lẽ không thể không nhắc lại câu hỏi “Ai đã đứng sau chiến dịch truyền thông bẩn nhằm vào nước mắm truyền thống?” năm 2016 khi mà có những câu chuyện ngẫu nhiên đến kỳ lạ.

Xem chi tiết tại đây

7 loại tranh chấp tác động xấu đến thị trường căn hộ

Trong 5 năm trở lại đây, căn hộ chung cư chiếm tỷ trọng 24,6% tổng số nhà ở xây dựng mới tại TP HCM, trong khi tỷ lệ này ở các giai đoạn trước đây chỉ chiếm 3-10%.

Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về nguồn cung nhà chung cư là thực trạng tranh chấp diễn ra thường xuyên, khó tìm ra hướng xử lý dứt điểm và kéo dài. Theo thống kê sơ bộ của HoREA, toàn thành phố có khoảng 105 chung cư đang có tranh chấp ở các mức độ khác nhau và diễn biến theo chiều hướng tiêu cực.

Hiệp hội chia ra làm 7 nhóm tranh chấp điển hình thường phát sinh trong quá trình sử dụng nhà ở cao tầng và diễn biến này đang làm xấu bộ mặt của thị trường căn hộ tại đô thị này.

Cụ thể đó là: Tranh chấp khi chung cư bị siết nợ, Tranh chấp do chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư, Tranh chấp về quỹ bảo trì, Tranh chấp về dịch vụ quản lý vận hành, Tranh chấp sở hữu chung - riêng, Tranh chấp về chất lượng xây dựng, Tranh chấp chậm giao căn hộ và chủ quyền nhà.

Xem chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top