Aa

Việt Nam xếp thứ 45 trong bảng xếp hạng nền kinh tế sáng tạo toàn cầu

Thứ Bảy, 14/07/2018 - 06:00

Trong khi đó, ở top 25 nền kinh tế sáng tạo nhất thế giới có tới 7 nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Theo báo cáo Chỉ số Sáng tạo toàn cầu mới nhất (GII) do Đại học Cornell, INSEAD và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố mới đây, các nền kinh tế Đông Nam Á, Đông Á, và châu Đại Dương (SEAO) đều có những thứ hạng ấn tượng.

Ấn bản thứ 11 của chỉ số này đã cho thấy, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực tiến bộ thứ ba, ghi nhận nhiều sự đổi mới trong năm nay, nhờ sự thể hiện ấn tượng của các quốc gia ASEAN.

Singapore được đánh giá là quốc gia tiến bộ số một ở châu Á, đứng thứ 5 trong số 126 quốc gia về GII. Trung Quốc đại lục cũng đã lọt vào top 20 trong năm nay.

Năm nền kinh tế SEAO khác được xếp hạng trong số 25 nước đứng đầu về chỉ số là Hàn Quốc ở vị trí thứ 12, Nhật Bản (13), Hồng Kông (14), Úc (20) và New Zealand (22).

Thái Lan và Việt Nam giảm lần lượt 7 điểm và 2 điểm, giữ vị trí 44 và 45, trong khi Malaysia tăng hai bậc, xếp thứ 35.

Trong 8 năm liên tiếp, Thụy Sỹ liên tục giữ được vương miện của mình về chỉ số đo lường hiệu suất đổi mới theo 80 chỉ số, từ tỷ lệ nộp đơn sở hữu trí tuệ đến tạo ứng dụng di động, chi tiêu giáo dục và các ấn phẩm khoa học và kỹ thuật.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Anh và Mỹ xếp hạng lần lượt là 4 và 6 trên các chỉ số chính. Singapore dẫn đầu tất cả các quốc gia trong chỉ số đầu vào đổi mới cho các nhãn hiệu hàng đầu, như tính hiệu quả hoạt động của Chính phủ, chất lượng quy định, kết quả PISA, thanh toán IP, và dòng vốn FDI.

"Đổi mới đang trở thành động lực trong nền kinh tế của chúng tôi và trên toàn cầu", Daren Tang, giám đốc điều hành của Cục sở hữu trí tuệ Singapore, cho biết trong một tuyên bố.

Trong một báo cáo cho chỉ số, Tang mô tả quốc đảo này là "phòng thí nghiệm sống cho năng lượng tái tạo" trên thế giới.

Ở số 17, Trung Quốc “báo trước sự xuất hiện của sự đổi mới đa cực”, Tổng giám đốc WIPO Francis Gurry nói trong một tuyên bố.

Trung Quốc đại lục được hưởng lợi từ những nỗ lực để “di chuyển cơ sở cấu trúc của nền kinh tế sang các ngành công nghiệp có kiến thức chuyên sâu hơn dựa vào sự đổi mới để duy trì lợi thế cạnh tranh”.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top