Hà Nội phố xưa

Không còn náo nhiệt, xô bồ, những người sinh sống ở phố cổ Hà Nội cũng không ngờ có những ngày nơi mình sống lại trầm lắng khác lạ như thế. Tạm quên một nhịp sống vội vã, ồn ào, có một Hà Nội cổ kính và bình yên như quay ngược thời gian từ các ngôi nhà cổ, nhà cũ.

Vệt nắng Thu cuối ngày phủ lên màu ve vàng hoài cổ của song xưa, phố cũ nơi cổng căn biệt thự số 68, phố Trần Hưng Đạo.
Vệt nắng Thu cuối ngày phủ lên màu ve vàng hoài cổ của song xưa, phố cũ nơi cổng căn biệt thự số 68, phố Trần Hưng Đạo.
Có hai ngôi biệt thự nằm bên cạnh nhau được đánh số 90 và 90B trên phố Trần Hưng Đạo mang lối kiến trúc khá tương đồng với 2 tầng lợp ngói ta cùng những ô cửa chớp bằng gỗ rất phổ biến ở Hà Nội xưa.
Có hai ngôi biệt thự nằm bên cạnh nhau được đánh số 90 và 90B trên phố Trần Hưng Đạo mang lối kiến trúc khá tương đồng với 2 tầng lợp ngói ta cùng những ô cửa chớp bằng gỗ rất phổ biến ở Hà Nội xưa.

Vốn dĩ là các biệt thự có phong cách kiến trúc Pháp, xuất hiện nhiều trên các phố Trần Hưng Ðạo, Lý Thường Kiệt, Trần Phú, Chu Văn An... cùng gia đình các quan chức và sĩ quan người Pháp đến Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Với mong muốn được sống trong những ngôi nhà mang kiến trúc của quê hương, họ đã thuê các kiến trúc sư từ Pháp sang, thiết kế những ngôi biệt thự theo yêu cầu của mình khi sinh sống ở Hà Nội. Nhiều công trình vì thế mà có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa Việt để hình thành một lối kiến trúc riêng là kiến trúc Ðông Dương.

Nhìn từ bên ngoài, cánh cổng và hàng rào được thiết kế chi tiết với chất liệu thép uốn cùng các hoạ tiết trang trí tạo điểm nhấn cho căn biệt thự xưa. Trong ảnh là phần còn lại của bộ cửa sắt bên các trụ và phần tường rào xây gạch ở một ngôi biệt thự trên phố Quán Sứ.
Nhìn từ bên ngoài, cánh cổng và hàng rào được thiết kế chi tiết với chất liệu thép uốn cùng các hoạ tiết trang trí tạo điểm nhấn cho căn biệt thự xưa. Trong ảnh là phần còn lại của bộ cửa sắt bên các trụ và phần tường rào xây gạch ở một ngôi biệt thự trên phố Quán Sứ.
Là một phố lớn có từ thời Pháp, Trần Phú có nhiều biệt thự Pháp vào loại đẹp nhất Hà Nội và biệt thự có số 45 còn đó những mái ngói thâm nâu, phảng phất những nét cổ điển của châu Âu.
Là một phố lớn có từ thời Pháp, Trần Phú có nhiều biệt thự Pháp vào loại đẹp nhất Hà Nội và biệt thự có số 45 còn đó những mái ngói thâm nâu, phảng phất những nét cổ điển của châu Âu.

Các khu phố Tây này đã trải qua chừng 70 năm (1875 - 1945) với dấu ấn đậm nét giai đoạn phát triển của một Hà Nội ngoài 36 phố cổ và để lại di sản đô thị cho đến nay. Cũng chính nhờ sự giao thoa, tiếp xúc văn hóa Đông - Tây theo phong cách quy hoạch và kiến trúc của Pháp này bên cạnh các công trình kiến trúc truyền thống của Việt Nam khiến các biệt thự Pháp được xem là một phần di sản làm nên vẻ sang trọng cho Hà Nội.

Căn biệt thự cổ 2 tầng trên phố Nhà Chung dù trải qua nhiều thập kỷ đương đầu với mưa nắng và những biến đổi đô thị nhưng vẫn vẹn nguyên khung cửa, ban công sắt...
Căn biệt thự cổ 2 tầng trên phố Nhà Chung dù trải qua nhiều thập kỷ đương đầu với mưa nắng và những biến đổi đô thị nhưng vẫn vẹn nguyên khung cửa, ban công sắt...
Ô cửa sổ tầng hai cuốn vòm và trang trí khá cầu kỳ bởi những hoa văn đắp nổi ở biệt thự số 68, phố Trần Hưng Đạo. Ngày giãn cách, thêm chiếc khẩu trang đậu bên khung cửa.
Ô cửa sổ tầng hai cuốn vòm và trang trí khá cầu kỳ bởi những hoa văn đắp nổi ở biệt thự số 68, phố Trần Hưng Đạo. Ngày giãn cách, thêm chiếc khẩu trang đậu bên khung cửa.

Với sự thưa vắng của những ngày giãn cách, kiến trúc Ðông Dương từ các biệt thự Pháp ở Hà Nội đã có dịp phô bày một vẻ đẹp cổ điển mà không bị ảnh hưởng bởi sự che khuất từ hàng quán, hay phân tâm bởi các phương tiện giao thông. Đó là những biệt thự có hai khối nhà chính, phụ và khoảng sân vườn với hệ thống cây xanh phong phú.

Nhìn từ bên ngoài, cánh cổng và hàng rào được thiết kế chi tiết với chất liệu thép uốn cùng các hoạ tiết trang trí tạo điểm nhấn cho căn biệt thự xưa. Trong ảnh là phần còn lại của bộ cửa sắt bên các trụ và phần tường rào xây gạch ở một ngôi biệt thự trên phố Quán Sứ.
Nhìn từ bên ngoài, cánh cổng và hàng rào được thiết kế chi tiết với chất liệu thép uốn cùng các hoạ tiết trang trí tạo điểm nhấn cho căn biệt thự xưa. Trong ảnh là phần còn lại của bộ cửa sắt bên các trụ và phần tường rào xây gạch ở một ngôi biệt thự trên phố Quán Sứ.
Những hàng rào, cánh cổng, cửa đi, cửa sổ, ô gió, lan can, ban công… bằng sắt trên khu phố Tây và khu phố cổ luôn chất chứa cái hồn của Hà Nội.
Những hàng rào, cánh cổng, cửa đi, cửa sổ, ô gió, lan can, ban công… bằng sắt trên khu phố Tây và khu phố cổ luôn chất chứa cái hồn của Hà Nội.

Một nét “duyên” nữa giữa phố thị của các căn biệt thự Pháp là hệ thống ban công, nơi có cửa sổ mở rộng theo chiều ngang.  Phía trên, cửa tầng hai thường là hình thức cuốn vòm, trang trí khá cầu kỳ bởi những hoa văn đắp nổi. Cổng, hàng rào cũng được thiết kế rất chi tiết, thường được cấu tạo bằng thép uốn với các hoạ tiết trang trí phù hợp với ngôi nhà, kết hợp với các trụ và phần dưới tường rào xây gạch.

Ở các biệt thự xưa này, vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí, của văn hóa bản địa kết hợp với những học hỏi từ phương Tây đã tạo nên một nét văn hóa Đông - Tây vô cùng độc đáo.
Ở các biệt thự xưa này, vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí, của văn hóa bản địa kết hợp với những học hỏi từ phương Tây đã tạo nên một nét văn hóa Đông - Tây vô cùng độc đáo.
Những bong tróc trên mảng tường gạch, cánh cửa gỗ… không đơn thuần chỉ là một phần của lối kiến trúc Hà Nội ở nửa đầu thế kỷ trước mà còn mang vẻ trầm mặc của lịch sử trước đây bị che lấp bởi sự ồn ào của phố thị.
Những bong tróc trên mảng tường gạch, cánh cửa gỗ… không đơn thuần chỉ là một phần của lối kiến trúc Hà Nội ở nửa đầu thế kỷ trước mà còn mang vẻ trầm mặc của lịch sử trước đây bị che lấp bởi sự ồn ào của phố thị.
Hà Nội rồi sẽ kết thúc đợt phong tỏa, sẽ không còn dây chăng nơi phố cũ khiến các ngôi biệt thự toát lên vẻ đẹp trầm mặc hiếm thấy, để nhớ đã có những tháng ngày không quên như thế.
Hà Nội rồi sẽ kết thúc đợt phong tỏa, sẽ không còn dây chăng nơi phố cũ khiến các ngôi biệt thự toát lên vẻ đẹp trầm mặc hiếm thấy, để nhớ đã có những tháng ngày không quên như thế.

Mới đây, khi Tạp chí Time (Mỹ) công bố danh sách 100 địa danh tuyệt vời nhất thế giới năm 2021 (World’s Greatest Places) dựa trên đề cử từ mạng lưới phóng viên, cộng tác viên trên khắp thế giới thì Hà Nội là một trong ba địa danh Việt Nam (cùng TP.HCM và Phú Quốc) có tên trong danh sách này. Khi viết về Hà Nội, Time đánh giá Thủ đô hơn 1000 năm tuổi của Việt Nam đang đón nhận nhiều sự thay đổi, đồng thời vẫn gìn giữ bản sắc đậm đà. Và khi ta bước qua cánh cửa nhuốm màu thời gian, có một không gian thật quyến rũ với vô vàn những điều để khám phá từ các ngôi nhà xưa, nơi người Hà Nội tự hào gửi gắm bao hoài niệm xưa giữa thành phố đang vươn mình thay đổi./.

Trọng Chính
Thế Công
18/09/2021 06:00
Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận