Aa

Bất động sản 24h: Xếp hạng PCI nhìn từ thị trường bất động sản

Thứ Tư, 26/04/2023 - 10:05

Xếp hạng PCI nhìn từ thị trường bất động sản; Không để thị trường bất động sản phát triển quá nóng hoặc đóng băng... là những thông tin bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.

Không để thị trường bất động sản phát triển quá nóng hoặc đóng băng

Văn phòng Quốc hội vừa thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4.

Theo đó, để bảo đảm đủ điều kiện trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan có liên quan, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến thẩm tra sơ bộ của Thường trực Ủy ban Kinh tế, hoàn thiện hồ sơ dự án luật.

Xây dựng dự án luật không để thị trường phát triển quá
Xây dựng dự án luật không để thị trường phát triển quá "nóng" hoặc thị trường "đóng băng". (Ảnh minh họa: Báo Xây dựng)

Trong đó, hoàn thiện quy định về điều tiết thị trường bất động sản để có quy định liên quan đến tái cấu trúc thị trường bất động sản. Tái cấu trúc sản phẩm và có quy định nhằm bảo đảm Nhà nước có biện pháp điều tiết khi có biến động lớn của thị trường bất động sản.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai: Vì sao vẫn mừng ít lo nhiều?

Trước đó Reatimes đã thông tin, từ ngày 1/4/2023, thông tư 11/2022/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng chính thức có hiệu lực, trong đó có quy định cụ thể về việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. 

Nếu tính từ “cột mốc” Điều 56 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 yêu cầu chủ đầu tư trước khi bán một dự án nào đó, phải thực hiện việc bảo lãnh nghĩa vụ tài chính tại ngân hàng thương mại cho khách hàng thì chính sách này đã tồn tại gần một thập kỷ.

Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai: Vì sao vẫn mừng ít lo nhiều?
(Ảnh: Reatimes)

Bên cạnh những lo ngại về một số bất cập vẫn tồn tại trong quá trình triển khai và thực thi từ nhiều năm nay như: Chủ đầu tư chậm tiến độ nhưng chây ì không thực hiện đền bù, người mua vì ngại thủ tục kiện tụng phức tạp mà đành “tặc lưỡi cho qua”,... thì việc quy định mới chính thức có hiệu lực khi thị trường đang trong giai đoạn khó khăn cũng khiến doanh nghiệp, nhà đầu tư và người mua e ngại.

Xem thông tin chi tiết tại đây

PGS.TS. Ngô Trí Long: “Năm 2023 là năm sống còn của các doanh nghiệp bất động sản“

Chia sẻ tại tọa đàm: “Hồi phục và phát triển lành mạnh dòng vốn trên thị trường bất động sản Việt Nam” do Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam tổ chức, PGS.TS. Ngô Trí Long cho biết, các doanh nghiệp bất động sản luôn cần lượng vốn lớn nên việc vay vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng là giải pháp tốt và dễ dàng nhất. 

Tuy nhiên, các ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn trong khi các doanh nghiệp bất động sản lại cần vốn trung và dài hạn. Vì vậy, huy động vốn ngắn hạn của ngân hàng để cho vay trung và dài hạn đã làm cho lãi suất của dòng vốn khi đến tay các nhà đầu tư bất động sản thường rất cao. Thêm vào đó, sau một thời kỳ cho vay ồ ạt, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng hiện nay đang cẩn trọng hơn với các dự án bất động sản. Điều này dẫn đến tình trạng, cộng đồng doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đều rất khó tiếp cận nguồn vốn này.  

Xem thông tin chi tiết tại đây

Xếp hạng PCI nhìn từ thị trường bất động sản

Sự đi xuống của thị trường bất động sản là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước là TP.HCM phô bày một bức tranh nhợt nhạt trong quý I/2023 vừa qua khi tăng trưởng cả quý vừa rồi của thành phố này chỉ đạt 0,7% so với cùng kỳ năm 2022, nằm ở nhóm cầm đèn đỏ của cả nước.

Sức khỏe ngành xây dựng, bất động sản đang rất có vấn đề
Sức khỏe ngành xây dựng, bất động sản đang rất có vấn đề. (Ảnh minh họa: Tin nhanh chứng khoán)

Tương đồng với đó, TP.HCM cũng tụt tới 13 bậc trong bảng xếp hạng PCI. Sự thụt lùi phản ánh rõ nét sự đi xuống trong kỳ vọng của nhà đầu tư, doanh nghiệp về mức độ chậm trễ trong giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, trước mắt ở câu chuyện về vướng mắc ở thủ tục hành chính,đặc biệt là các thủ tục liên quan đến đất đai, cấp phép dự án.

Tại cuộc họp mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã khẳng định sự liên quan giữa sự suy trầm của bất động sản đến tăng trưởng kinh tế trên địa bàn và cho biết sẽ "rã băng" từ từ thị trường bất động sản bằng các giải pháp về vốn và pháp lý. Theo ông Mãi, chỉ có ngành bất động sản được gỡ vướng, nhiều ngành nghề khác sẽ được kích thích, việc làm của người dân được tăng thêm, kinh tế TP.HCM mới có động lực để tăng trưởng mạnh trở lại.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Còn nhiều bất cập trong thu hồi đất, đấu giá, đấu thầu

Sau hơn 2 tháng lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan soạn thảo đã hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với rất nhiều sửa đổi quan trọng để trình Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách đầu tháng 4/2023. Trong đó, các chế định đáng chú ý nhất, được quan tâm nhiều nhất vẫn là thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục quán triệt tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW là giao đất chủ yếu thông qua đấu giá, đấu thầu; có chính sách điều tiết “chênh lệch địa tô”. Theo đó, dự thảo đã dành một Chương riêng quy định về phát triển quỹ đất, trong đó Nhà nước chi ngân sách để triển khai các dự án tạo quỹ đất sạch phục vụ lựa chọn nhà đầu tư thông qua đấu giá, đấu thầu.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top