Aa

Nhà đầu tư lướt sóng chạy khỏi đặc khu, nhà đất Sài Gòn “nuôi hi vọng”

Thứ Năm, 28/06/2018 - 14:00

Nhà ở xã hội: Vì sao trở thành “vũng lầy” của doanh nghiệp địa ốc?; Nhà đầu tư lướt sóng chạy khỏi đặc khu, nhà đất Sài Gòn “nuôi hi vọng”; Dự án thế chấp ngân hàng:Cuộc “tình tay 3” - ai rơi lệ?... là những thông tin được quan tâm trong 24h qua.

Nhiều nhà đầu tư Nhật Bản đổ xô vào thị trường bất động sản TP.HCM

Hiện nay các “ông lớn” Nhật Bản đang nhắm đến TP.HCM để phát triển các dự án trên nhiều lĩnh vực, chắc chắn con số này sẽ ngày một gia tăng. Do đó, việc nắm giữ cổ phần tòa nhà văn phòng Sun Wah Tower được kỳ vọng sẽ đáp ứng được phần nào nhu cầu này. Ngoài thương vụ thâu tóm cao ốc Sun Wah Tower, Nomura Real Estate còn hợp tác với Công ty liên doanh Phú Mỹ Hưng và đối tác Nhật Bản khác cùng phát triển tổ hợp bất động sản cao cấp Midtown tại khu Nam Sài Gòn, dự án sẽ được triển khai trong thời gian sắp tới.

Theo nguồn tin, hiện nay, Nhật Bản đang trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào thị trường bất động sản TP.HCM nơi có dòng vốn ngoại đổ vào các hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm đến 43,4% tổng vốn FDI.

Một năm trở lại đây, các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn như Mitsubishi, Maeda, Kajima, Sumitomo, Sanyo, Creed Group đã tăng mạnh dòng vốn đầu tư vào bất động sản ở TP.HCM.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà ở xã hội: Vì sao trở thành “vũng lầy” của doanh nghiệp địa ốc?

Tháng 4/2009, lần đầu tiên Chính phủ ra nghị quyết về nhà ở xã hội, tạo kỳ vọng cho cuộc cách mạng về nhà ở dành cho người thu nhập thấp, khích lệ các chủ đầu tư hướng tới phân khúc sản phẩm dưới 1 tỷ đồng nhằm cải thiện tình hình kinh doanh. Thế nhưng, thực tế đến nay có tới 206 dự án nhà ở xã hội với quy mô xây dựng khoảng 168.700 căn hộ, tổng diện tích trên 8,4 triệu m2 đang bị chậm tiến độ hoặc tạm dừng thi công.

Theo Bộ Xây dựng, sau 9 năm triển khai chính sách phát triển nhà ở xã hội, cả nước mới đạt chưa đến 4 triệu m2 sàn loại hình nhà ở này, đáp ứng được khoảng gần 40% chỉ tiêu đã đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020.

Phát triển nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp là chủ trương lớn được Chính phủ đặc biệt quan tâm nhằm hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách. Năm 2013, những bước đi đầu trong số các chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội đã được thực hiện với việc triển khai gói tín dụng 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên kể từ thời điểm 1/6/2016, khi gói tín dụng ưu đãi dừng triển khai, việc phát triển nhà ở xã hội đang gặp rất nhiều khó khăn do những vướng mắc về vốn.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Dự án thế chấp ngân hàng: Cuộc “tình tay 3” - ai rơi lệ?

ối quan hệ giữa chủ đầu tư – ngân hàng – khách mua nhà xuất hiện trong hầu hết các dự án bất động sản. Việc dùng dự án thế chấp ngân hàng được xem như cuộc “tình tay 3” nhưng mối “tơ duyên” này có nên hay không hoàn toàn phụ thuộc vào dự án. Nếu dự án thành công, cả 3 bên đều được lợi, nhưng trong trường hợp dự án có khúc mắc phần thiệt thòi lại chỉ dành cho khách mua nhà.

TP.HCM và Hà Nội vừa công khai một loạt dự án bất động sản thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau khiến dư luận xôn xao, lo lắng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, về nguyên tắc, hoạt động thế chấp là bình thường, nhưng phải minh bạch thông tin từ chủ đầu tư cho tới cơ quan quản lý. Còn hiện nay, thế chấp ngân hàng vẫn là con số rất nhỏ, chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Theo tìm hiểu của phóng viên, các doanh nghiệp bất động sản thường cầm cố dự án theo nhiều dạng, như cầm cố quỹ đất dự án, cầm cố từng phần dự án... Tuy nhiên, vẫn có tồn tại tình trạng chủ đầu tư dùng kỹ xảo để thổi phồng dự án, hay dùng vào mục đích khác như tiếp tục mở tài khoản tại một ngân hàng khác để đem đầu tư nơi khác kiếm lời thay vì phát triển dự án thế chấp. Từ đó, dẫn đến nhiều trường hợp khách hàng đã nhận nhà mà vẫn không làm được Giấy chứng nhận sở hữu, thậm chí còn bị ngân hàng mời ra khỏi tòa nhà để kê biên phát mại. Điều này đẩy rủi ro về phía người mua nhà và ngân hàng thế chấp cho vay.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nghệ An: Chính quyền “ngó lơ” để Gia Thịnh Phát xây dựng công trình không phép?

Trong quá trình điều tra, phóng viên Reatimes phát hiện Công ty cổ phần Phát triển Gia Thịnh Phát không những tự ý thay đổi kích thước trụ, dầm và mặt bằng phân phòng từ 16 căn hộ thành 18 căn hộ (tầng 4 - tầng 5) của toà nhà 25 tầng; để vật liệu xây dựng rơi xuống khu thương mại mà còn vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản khi công trình chưa được cấp giấy phép xây dựng.

Được biết, Dự án Tổ hợp nhà ở và Trung tâm Thương mại tại số 176, đường Nguyễn Du, TP. Vinh hiện do Công ty Cổ phần Phát triển Gia Thịnh Phát làm chủ đầu tư, đang tổ chức thi công, được Công ty cổ phần Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh chuyển nhượng với số tiền trên 45 tỷ đồng, thể hiện tại hợp đồng số 1407/2017/HĐMBTS-TNT.

Nhưng qua tìm hiểu được biết, trong hợp đồng, chỉ ghi chuyển nhượng toàn bộ tài sản trên đất mà không bàn giao tổng diện tích 3.772m2 đất của dự án như UBND tỉnh cấp phép. Tuy nhiên, sau khi nhận chuyển nhượng, phía Công ty Cổ phần Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh vẫn bàn giao “bìa đỏ” cho Công ty Gia Thịnh Phát.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Nhà đầu tư lướt sóng chạy khỏi đặc khu, nhà đất Sài Gòn “nuôi hi vọng”

Thoát hàng và thu dòng tiền từ đặc khu, nhiều NĐT "lướt sóng" đã có ý định chuyển cuộc chơi sang bất động sản khu ven, lân cận Sài Gòn với mục đích đầu tư "dài hơi".

Chị Vũ Ngọc Hà (ngụ Q.2, Tp.HCM) hiện đã dừng cuộc chơi với đất nền Phú Quốc khi vừa bán ra 2 nền tại khu vực này và quyết định "bỏ" dòng tiền vào đất nền Q.9.

Cũng đã "nghỉ chơi" với đất đặc khu, một nhà đầu tư sống tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai đã tìm cơ hội dài hạn với đất nền khu Nhơn Trạch. NĐT này cho hay, thời điểm nhạy cảm đất đặc khu, phải tính toán kỹ lưỡng để bảo toàn dòng vốn của mình.

Xem thông tin chi tiết tại đây

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top