Aa

Đầu tư dòng bank: Đã đến lúc chuyển từ đầu cơ sang đầu tư!

Chủ Nhật, 25/03/2018 - 06:01

Đối với nhóm ngân hàng, mặc dù chia thành hai mảng quốc doanh và tư nhân, nhưng nhìn chung thì rủi ro thời gian đến thị giá đã quá cao. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng nhà đầu tư nên từ bỏ thói quen đầu cơ, mà chuyển sang đầu tư với timeline từ 6 tháng đến 1 năm.

Là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường từ đầu năm 2018 đến nay cùng với nhóm dầu khí, cổ phiếu ngân hàng Việt Nam luôn là câu chuyện đầu môi khi giới phân tích hay giới đầu tư đàm đạo về chứng khoán.

Một điều khá hiển nhiên trên thị trường đó là mặt bằng thị giá chung của nhóm này hiện đang ở mức khá cao. Nổi bật trong đó là cổ phiếu anh cả Vietcombank (VCB) 6 tháng trở lại đây liên tục leo dốc, từ vùng 35.000 đồng tăng lên 69.900 đồng/cp (chốt phiên 23/3/2018). Một số đơn vị khác như BID, CTG, VPB… cũng nhảy vọt không kém.

Biến động cổ phiếu VCB, VPB, CTG, BID 6 tháng qua.

Biến động cổ phiếu VCB, VPB, CTG, BID 6 tháng qua.

Và đây cũng chính là điểm rủi ro lớn nhất đối với dòng bank mà ông Nguyễn Hoàng Phương – Trưởng phòng Phân tích, khối KHCN, Chứng khoán HSC nhấn mạnh tại hội thảo "Dòng tiền thông minh sẽ chảy về đâu?" diễn ra ngày 23/3/2018.

Đã đến lúc chuyển từ đầu cơ sang đầu tư!

Cụ thể, ông Phương cho rằng điểm sáng của ngành ngân hàng tính đến nay là bức tranh kết quả kinh doanh khá tốt, hầu hết các đơn vị đều ghi nhận lợi nhuận năm 2017 tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Tuy nhiên, gần như điều này đã phản ánh hết vào giá, khi mà hiện gần hết thị giá cổ phiếu ngân hàng đều ghi nhận ở mức khá cao. Như vậy, nhà đầu tư trong giai đoạn nhạy cảm như hiện nay thì nên chuyển từ đầu cơ sang đầu tư cổ phiếu nhà băng; còn nếu đầu cơ thì phải cố gắng theo dõi sát sao thị trường, dòng tiền để giảm dần sự phụ thuộc vào đòn bẩy.

Mặt khác, khi phân tích nhóm bank theo ông Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng phòng Môi giới Chứng khoán VNDIRECT - nên chia thành 2 mảng: một là nhóm ngân hàng tư nhân và còn lại là nhóm ngân hàng Nhà nước (VCB, BID, CTG). Trong đó, chuyên gia này đặc biệt nhấn mạnh sự tăng trưởng một cách đầy chủ động của nhóm ngân hàng tư nhân, nổi bật lên thời gian gần đây là cổ phiếu VPB của VPBank – được mệnh danh là con khủng long của thị trường, "và nhóm này cần thời gian để phản ánh sự tăng trưởng vào giá".

P/B nắm 2018 của nhóm ngân hàng sẽ rất hấp dẫn

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Thế Minh – Phó Giám đốc kiêm Trưởng nhóm Phân tích thị trường vốn, Khối KHCN, Chứng khoán SSI – dự báo nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường thời gian đến, "tôi thì luôn giữ view tích cực đối với nhóm ngân hàng kể từ cuối năm 2017".

Song, muốn đánh giá một ngành có mang tính đi đầu hay không phải biết rõ những catalyst của nhóm này. Nếu những năm 2016-2017 nhóm consumer là nhóm đi đầu với sự tăng trưởng chung của toàn ngành, cùng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng; thì kể từ cuối năm 2017 đến nay cuộc chơi đã về tay nhóm nhà băng.

Catalyst đầu tiên ông Minh đưa ra cho dự báo trên chính là chỉ số P/B của các ngân hàng Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng tốt. Đơn cử câu chuyện nhà đầu tư ngoại mua lại cổ phần VCB, nếu những năm trước đây họ lằng nhằng về P/B thì mới đây, "khách ngoại" này đã chấp nhận mua VCB với giá thị trường, tức trả P/B với một khoản premium rất cao.

Một điểm sáng thứ hai có lẽ không còn mới song vẫn là catalyst trong năm 2018, đó chính là Basel II. Theo ông Minh, Basel II khi được triển khai sẽ buột tất cả các ngân hàng phải tăng vốn để cải thiện hệ số K. Và với bối cảnh hiện nay, thì giá phát hành nhóm cổ phiếu này chắc chắn sẽ không dưới mệnh giá, theo đó sau mỗi thương vụ phát hành doanh nghiệp sẽ thu về một mức thặng dư đáng kể. "Chính khoản thặng dư này sẽ là động lực đẩy P/B tăng do giá trị sổ sách tăng lên, P/B của nhóm ngân hàng năm 2018 như vậy sẽ rất hấp dẫn", ông Minh khẳng định.

Catalyst cũng không kém phần quan trọng khác chính là bức tranh tăng trưởng. "Hầu hết ngân hàng Việt Nam từ tư nhân đến quốc doanh đang có xu hướng chuyển dịch từ tín dụng doanh nghiệp sang bán lẻ", ông Minh phân trần. Trong đó, thị trường gần đây nổi lên một tên tuổi tiên phong trong xu hướng này chính là VPB, dự kiến sắp đến sẽ điểm tên một thành vin mới là Techcombank (TCB).

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top