Aa

5 giải pháp quy hoạch chống lại ùn tắc

Thứ Bảy, 05/08/2017 - 08:01

Ùn tắc giao thông đang trở thành vấn đề ngày càng khó giải quyết hơn của các đô thị trên thế giới, và có lẽ mở rộng làn đường đã không còn là biện pháp hoàn hảo để giải quyết vấn đề này.

Năm 2004, Liên minh Người sử dụng đường cao tốc Hoa Kỳ đã đặt biệt danh cho đường cao tốc Katy tại Houston, Texas là con đường cao tốc tắc nghẽn thứ 2 ở nước này khi gây lãng khí khoảng 25 tiếng đồng hồ/năm của người dân.

Giải pháp của Texas là gì? Mở rộng các con đường. Ngày nay, con đường cao tốc này đã mở rộng lên tới 23 làn đường và trở thành đường cao tốc rộng nhất thế giới. Tuy nhiên, danh hiệu cao tốc tắc nghẽn vẫn không hề được thay đổi mà còn có xu hướng tệ hơn.

Do đó, nguyên tắc quy hoạch rút ra lúc này đó là: Thêm làn đường, thêm ách tắc. Mở rộng đường cao tốc không phải giải là pháp giải quyết vấn đề tắc nghẽn của Houston cũng như nhiều đô thị khác trên thế giới, vậy đâu mới là lời giải? Mới đây, một đoạn phim được sản xuất bởi Wendover Productions (trang giải thích cách mà thế giới hoạt động ở mọi lĩnh vực) đã đưa ra 5 phương pháp có lẽ sẽ là "phương thuốc" cho "căn bệnh" tắc đường ở các đô thị.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

1. Hệ thống biển báo và đèn giao thông 2 màu

Giao thông đang chậm hơn theo cấp số nhân, chỉ cần thêm một số lượng nhỏ những chiếc ô tô kích thước nhỏ cũng có thể gây ra sự tắc nghẽn lớn. Nhưng nó cũng có nghĩa rằng nếu chuyển lượng nhỏ ô tô ra khỏi đường thì có thể làm giảm tắc nghẽn. Hệ thống biển báo và đèn giao thông 2 màu (xanh và đỏ) cho phép 1 hoặc 2 chiếc xe đi vào đường cao tốc với tỷ lệ đồng đều và giữ cho tốc độ di chuyển ở mức hợp lý.

Từ thực tế chứng minh, chúng đạt hiệu quả cao khi được áp dụng. Theo báo cáo DOT của bang Minnesota (Hoa Kỳ), hệ thống này giúp làm giảm 22% thời gian di chuyển của các tài xế, tức giảm khoảng 2.6 triệu tiếng đồ hồ mà người dân bỏ ra chỉ để chờ di chuyển từng cen-ti-mét trên đường vì đường tắc.

2. Phí đường

Đường phố là một trong những tài sản có giá trị nhất trong danh mục đầu tư của mọi thành phố lại thu phí từ chúng. Có lẽ đó không phải một phương án hay, việc thu phí khi đi vào một số khu vực nhất định của thành phố đối với phương tiện cá nhân chắc chắn sẽ khiến tắc đường giảm đi đáng kể.

Chẳng hạn, ở Stockholm, người ta đã giảm được 40% thời gian di chuyển trong thành phố chỉ bằng cách thu phí đối với phương tiện cá nhân vào khu trung tâm London. Singapore và Copenhagen cũng đạt được kết quả tương tự khi áp dụng phương pháp này.

3. Bùng binh (vòng xuyến)

Giải quyết vấn đề giao thông không chỉ có riêng ách tắc mà nó cũng có cả sự an toàn nữa. Việc thay thế các biển báo dừng hoặc các biển báo khác với vòng xuyến ở các ngã tư có thể làm giảm ách tắc và tai nạn đến 75% và số lượng các vụ va chạm cũng giảm đến 90%.

Bằng cách khiến tài xế lái xe chậm lại, khả năng dự đoán xe đằng trước rẽ trái hay phải của họ sẽ tốt hơn và từ đó cho phép giao thông trôi chảy một cách dễ dàng.

4. Khiến các phương tiện phải "thích nghi"

Việc giảm số làn đường, số đèn tín hiệu, biển báo dừng, biển báo khác, làn đường đi bộ có lẽ là một ý tưởng điên rồ khi muốn giải quyết ùn tắc.

Tuy nhiên điều này lại buộc người tham gia giao thông phải"‘thích nghi", chia sẻ con đường cho nhau và sự tập trung khi di chuyển cũng được nâng cao. Thực tế, tại Hà Lan, người ta đã xây dựng nên các con đường đa chức năng cho cả người đi bộ, người đi xe đạp, ô tô mà số lượng tai nạn lại giảm đi một nửa và sự ùn ắc cũng giảm đi.

5. Tái định hình nút giao truyền thống của đường cao tốc

Bằng cách giảm đi các nút giao nhau trên đường cao tốc, lượng ách tắc và tai nạn cũng sẽ giảm đi. Những nút giao kim cương phân kỳ giúp định hướng cho giao thông để đi vào phần đường đối diện trước khi họ tiến vào đường cao tốc để mà những chiếc xe không bao giờ gặp nguy hiển khi rẽ trái.

Theo báo cáo DOT của Hoa Kỳ, khoảng 90% tai nạn giao thông ở nước này được giảm nhờ hình thức nút giao nói trên.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top