Aa

9 thành phố quy hoạch xấu nhất thế giới

Thứ Bảy, 08/10/2016 - 06:38

Sau khi khảo sát ý kiến của nhiều nhà quy hoạch đô thị, mới đây, trang Thrillist đã đưa ra danh sách 9 thành phố ở nhiều đất nước khác nhau có quy hoạch xấu nhất thế giới.

Việt Nam may mắn không có thành phố nào rơi vào danh sách này. Tuy nhiên trong tương lai nếu việc quy hoạch ở các thành phố của Việt Nam không được cân nhắc kĩ lưỡng, việc một trong số các thành phố của nước ta rơi vào danh sách "đen" là không thể tránh khỏi.\

Dưới đây là danh sách 9 thành phố có quy hoạch xấu nhất thế giới năm 2015.

1. Jakarta, Indonesia

Khi thủ đô Jakarta được đưa vào danh sách 9 thành phố có quy hoạch xấu nhất trên thế giới, công dân Indonesia có thể cảm thấy bất ngờ. Nhưng vấn đề chính mà Jakarta gặp phải là cơ sở hạ tầng giao thông được quy hoạch thiếu tầm nhìn gây ra cảnh tượng ùn tắc cục bộ diễn ra thường xuyên trong thành phố.

Ước tính, mỗi công dân sống ở Jakarta mất 400 giờ một năm (gần 1 tháng trong 1 năm) cho việc di chuyển trong thành phố.

Thời gian trung bình để di chuyển một quãng đường dù là ngắn nhất ở Jakarta tối thiểu là khoảng 2 giờ đồng hồ. Đây chính là lý do khiến thành phố này trở thành một trong 9 thành phố quy hoạch xấu nhất trên thế giới.

2. Dubai, Tiểu Vương Quốc Ả-rập

Dubai sở hữu những tòa nhà cao nhất và xa hoa nhất trên thế giới, các đội cảnh sát đều được trang bị siêu xe để đi tuần. Dubai cũng là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Dù vậy, tất cả các tòa nhà và dự án bất động sản của Dubai được quy hoạch một cách rời rạc, thiếu gắn kết. Cư dân thành phố không thể đi bộ ở bất cứ nơi nào do quá trình quy hoạch đã biến toàn bộ phần đường dành cho người đi bộ thành các đường cao tốc cho xe cơ giới.

Đặc biệt, Dubai thiếu trầm trọng các không gian công cộng như công viên, quảng trường… tạo nên một khoảng trống trong việc gắn kết mọi người lại với nhau. Nơi duy nhất ở Dubai bạn có thể coi là không gian công cộng đó là sân trượt tuyết bên trong trung tâm mua sắm hoặc bảo tàng Ferrari.

3. Atlanta, GA, Mỹ

Jakarta gặp phải vấn đề về lưu lượng giao thông kinh khủng nhất trên thế giới, nhưng nếu bạn so sánh nó với Atlanta thì Atlanta cũng sẽ không khá hơn là mấy. Lưu lượng giao thông ở đây là thực sự rất khủng khiếp, do kết quả từ cuộc bùng nổ đô thị và quá trình “đường sá hóa” thiếu kiểm soát trong thập niên 80 và 90 của thế kỉ 20.

4. Naypyidaw, Myanmar

Rangoon từng là thủ đô của Myanma (hay Burma) cho đến khi chính phủ quyết định thay đổi vào năm 2005 và tuyên bố vùng đất trống (nay là Naypyidaw) cách đó 200 dặm về phía bắc là thủ đô mới của Myanmar.

Sau một thập kỷ, Naypyidaw đã mở rộng kích thước gấp 6 lần kích thước của thành phố New York với 20 làn đường cao tốc và có mạng Wi-Fi phủ khắp thành phố.

Tuy nhiên, chính những chính sách quy hoạch tưởng chừng tuyệt vời trên lại khiến thành phố trở thành một thất bại lớn của chính phủ nước này.

Trên báo cáo dân số của Myanmar, dân số thành phố này chỉ là khoảng 900,000 người. Tức là quá ít người sống trong một thành phố vô cùng rộng lớn.

5. São Paulo, Brazil

São Paulo là một thành phố được quy hoạch không đồng nhất. Người giàu sống ở trung tâm thành phố và người nghèo bị đẩy ra phía ngoài. Do đó, các tòa nhà trọc trời và khu ổ chuột cúng song song tồn tại và san sát nhau.

Ngoài ra, thành phố này cũng gặp vấn đề về ách tắc giao thông. Những người giàu có ở đây chọn cách di chuyển bằng trực thăng riêng, vì vậy, các sân bay mọc lên trên sân thượng tòa nhà cao tầng một cách nhanh chóng và thiếu kiểm soát.

6. Boston, MA, Mỹ

Tuy có khu dân cư được xếp vào hàng đẹp nhất nước Mỹ nhưng về cơ bản các nhà quy hoạch trên thế giới vẫn coi đây là một thất bại lớn khi các con đường song song, giao nhau, xoắn ốc, đường hầm, cầu vượt tạo nên một mạng nhện chằng chịt trong thành phố.

7. Brasilia, Brazil

Trong khi São Paulo thiếu sự quy hoạch thì thủ đô của Brazil lại là nạn nhân của sự quy hoạch quá nhiều lần mà theo các nhà quy hoạch đó gọi là “một mớ hỗn độn”.

Ngoài ra, tình trạng “đất chật người đông” cũng là vấn đề lớn ở Brasilia. Ban đầu, thành phố được xây dựng chỉ cho 500 nghìn người sống. Nhưng đến nay, dân số đã lên gần 3 triệu người.

8. Missoula, MT, Mỹ

Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy 3 cây cầu được xây dựng theo các đường chéo xiên qua sông và các con đường trong thành phố Missoula cũng được quy hoạch theo đường xiên chéo của các cây cầu. Điều này tạo ra sự quy hoạch “nghiêng ngả”, xiên chéo cho thành phố mà theo một số nhà quy hoạch cho rằng “đây không phải là phá cách mà là phá vỡ cả thành phố”.

Thêm vào, Missoula cũng có những nút giao thông phức tạp và rắc rối “bậc nhất thế giới”, điển hình là một trục đường có tới 5 làn đường với nhiều xoắn ốc.

9. Dhaka, Bangladesh

Cơ sở hạ tầng giao thông của Dhaka được coi là cực kì yếu kém khi chỉ có 60 trong số 650 điểm nút giao thông có đèn giao thông. Hơn thế, các cột đèn giao thông ở 60 điểm này còn thường xuyên trong tình trạng không thể hoạt động được.

Ngoài ra, đường phố của Dhaka không được phân làn dẫn đến tình trạng hàng triệu chiếc xe kéo, ô tô, xe máy, xe buýt và xe đạp chen chúc nhau di chuyển trên một tuyến đường mỗi ngày.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top