Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”

Ngọc Nữ
Ngọc Nữ nunn3006@gmail.com
Thứ Tư, 25/08/2021 - 06:06

Dịch Covid-19 đang bùng phát với tốc độ lây lan nhanh chóng, mức độ nguy hiểm tăng lên nhiều lần khiến nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách.

Thời gian này, khi chênh chao, con người ta tìm về với những điều giản đơn và gần gũi nhất, hằng mong cân bằng sức khỏe tinh thần cho chính mình. Đó là việc nấu những món ăn ngon tại gia; đọc những cuốn sách ta yêu; hay ươm trồng những mầm xanh, để lại được hòa mình với một chút thiên nhiên ít ỏi trong chính ngôi nhà của mình…

Trong những giây phút bình dị đó, tôi ngạc nhiên nhận ra mình đã vui thế nào khi nhành cây ngoài ban công vừa đơm một chiếc lá mới. Gieo hạt, ươm mầm, tưới tắm, chăm sóc là một quá trình ta đã bỏ bao công sức, tâm huyết và cả tình yêu; để rồi hạnh phúc biết bao khi nhận được thành quả.

Và câu chuyện nhỏ bé về những mầm xanh trong mùa dịch ấy, khiến tôi liên tưởng về một câu chuyện lớn lao hơn, phi thường và ngoạn mục hơn nhưng cũng là một lẽ tất yếu; là câu chuyện về hành trình 25 năm "gieo hạt”, “ươm mầm thuận ích” của doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và Tập đoàn TNG Holdings Vietnam.

“Từ nền đất ẩm, chúng tôi bắt đầu gieo những hạt giống đầu tiên ươm mầm cho Tập đoàn TNG Holdings Vietnam cách đây 25 năm. Không vươn vai trong chốc lát trở thành tráng sĩ như Thánh Gióng, hành trình hơn hai thập kỷ qua là sự vun vén, là tâm huyết và trách nhiệm để cùng xây dựng một doanh nghiệp tư nhân phát triển bền vững, hướng đến sự thuận ích cho xã hội”, doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường tâm sự.

***

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường

Là cái nôi đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, trí thức của Việt Nam, nước Nga luôn có một vị trí đặc biệt với biết bao thế hệ người Việt Nam. Không ít doanh nhân thành đạt hiện nay đã có khoảng thời gian khởi nghiệp ở Đông Âu, mà bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng là một trong số đó.

Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, nước Nga trong ký ức của cô du học sinh Nguyễn Thị Nguyệt Hường theo diện được cấp học bổng là những làn tuyết phủ trắng xóa, là giai điệu của những bản nhạc Nga réo rắt; là con người Nga phóng khoáng, nhiệt thành; hay những vườn táo ngào ngạt hương…

Bà Hường kể: “Thời điểm mới đặt chân đến Xứ sở Bạch dương, du học sinh chúng tôi chỉ có một ước mơ duy nhất đó là khi trở về được biên chế vào làm việc cho một cơ quan Nhà nước hay được giảng dạy ở trường đại học, bắt đầu cuộc sống bình dị như bao người khác. Chẳng ai trong số đó có tham vọng theo đuổi công việc kinh doanh”.

Tuy nhiên, biến cố chính trị xảy đến trong chính thời gian bà Nguyệt Hường đang học tập tại Nga. Năm 1991, bức tường Berlin sụp đổ, trong phút chốc, nền kinh tế Nga xoay chuyển. Chỉ sau một đêm, không ít người dân Nga rơi vào cảnh khó khăn, thiếu thốn, thu nhập không đủ trang trải cuộc sống.

Còn với những du học sinh Việt Nam, số tiền học bổng được cấp mỗi tháng, khi ấy chỉ đủ tiêu trong một nửa thời gian. Lựa chọn ở lại để tiếp tục học tập và tốt nghiệp tại Nga đồng nghĩa với việc họ phải tìm cách để tự kiếm thêm thu nhập.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 2.

Chính trong thời điểm khó khăn ấy, cơ hội mở ra và chỉ dành cho những người nhanh nhạy nhất. Bà Nguyệt Hường nhớ lại: “Có một điều may mắn, đó là nhờ tình hữu nghị giữa 2 quốc gia luôn bền chặt, nước Nga vẫn tạo điều kiện cho nhiều người Việt Nam sang lao động, học tập, làm việc ở đầu những năm 90. Một cộng đồng người Việt được hình thành tại Mát-xcơ-va và không ít người đã tìm thấy cơ hội kinh doanh khi tại đây xảy ra tình trạng thiếu nguyên liệu, lương thực, hàng hoá… trầm trọng.

Nhìn thấy cơ hội, xin được giấy phép hoạt động từ chính quyền, chúng tôi bắt tay đầu tư chuyển đổi một sân vận động tại Mát-xcơ-va thành một khu chợ, với mong muốn để người Việt tại Nga đến kinh doanh tập trung. Tuy nhiên, điều mà chúng tôi không lường trước được trong những đêm dài lội tuyết trên công trường giá rét, đó là làm cách nào để thu hút tiểu thương đến chợ kinh doanh. Tuần đầu tiên chợ khai trương, vắng tanh không một bóng người. Không nghĩ ngợi quá lâu, tôi quyết định trực tiếp đi kêu gọi từng cá nhân, cứ mỗi người đến chợ buôn bán, sẽ được tặng thêm vài chục USD, kể cả không bán được hàng. Chỉ một tháng sau, tiểu thương bao gồm cả người Việt, người Nga đã thay nhau xếp hàng mua vé vào chợ”.

Những thành quả khởi nghiệp đầu đời tại nước Nga xa xôi đã đem lại cho bà Nguyệt Hường những bài học khó quên, rằng khi bước chân ra khỏi gia đình, điều đầu tiên cần học chính là sự chủ động, linh hoạt trong cuộc sống. “Có nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân mỗi người. Và hơn hết, đó là bản lĩnh, có lòng tin vào chính mình, tin vào những ước mơ để nhìn thấy hào quang phía trước”, Chủ tịch Tập đoàn TNG nhấn mạnh.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 3.

Năm 1996, bà Nguyệt Hường quyết định trở về quê hương, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tuy đã mở cửa, cơ hội kinh doanh, việc làm nhiều hơn, nhưng tỷ lệ thất nghiệp tại Hà Nội vẫn lên tới 10%, GDP bình quân chỉ đạt 350 USD/người. Với sự xuất hiện của Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty cuối năm 1990, nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời, không chỉ hướng đến mục tiêu kinh tế mà còn nhằm tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động.

Nhận thấy tại Việt Nam thời điểm đó, ngành da giày có nhiều lợi thế về xuất khẩu, nguồn nhân công lại dồi dào, tháng 5/1996, bà Nguyệt Hường cũng các cộng sự đã thành lập Công ty Cổ phần Nam Thắng (tiền thân đầu tiên của TNG Holdings Vietnam), dẫu bộ máy lãnh đạo chưa một ai có kiến thức hay kinh nghiệm về lĩnh vực sản xuất. Nam Thắng khi ấy là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Hà Nội với quy mô khoảng 1.000 lao động, có lúc lên đến 2.000 người.

Dù mới thành lập nhưng nhiều đối tác vẫn gọi Nam Thắng là “lính cứu hoả” bởi có một đội ngũ luôn sẵn sàng làm việc hết tốc lực, gỡ khó về sản lượng cho khách hàng yêu cầu cao về tiến độ. Thậm chí có thời điểm, cả nhà máy làm việc với 150% công suất, không cuối tuần, không lễ tết, ai ai cũng lấy công việc làm niềm vui. Nam Thắng cũng đã đóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu cho đất nước trong giai đoạn đầu đổi mới.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường

Không ngừng vận động và làm mới chính mình, đúng như bài học bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã có về sự chủ động, linh hoạt nắm bắt sau lần khởi nghiệp ở Nga, một bước ngoặt lại tới. Những năm đầu thế kỷ 21, khi đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa trở thành xu thế tất yếu, bà Nguyệt Hường cùng doanh nghiệp của mình bén duyên với bất động sản khu công nghiệp.

Bà Hường kể: “Nhớ lại thời điểm cách đây hơn 20 năm, khi ấy Nhà máy giày Nam Thắng chuẩn bị mở rộng mô hình hoạt động với 4 dây chuyền sản xuất và chuyển địa điểm về Khu công nghiệp ở Phố Nối (Hưng Yên).

Thế nhưng, khi khu công nghiệp vừa hoàn thành cũng là thời điểm Tập đoàn xe máy Lifan (chuyên sản xuất xe máy) tìm kiếm nhà máy tại miền Bắc và đặt vấn đề thuê mặt bằng này của Nam Thắng. Đó vừa là cơ duyên, vừa là một cơ hội mà TNG Holdings Vietnam đã kịp thời nắm bắt để mở rộng đầu tư vào mảng bất động sản công nghiệp.

Thương vụ đó càng có ý nghĩa hơn khi Lifan là cụm công nghiệp đầu tiên được đưa vào khai thác hiệu quả và đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh Hưng Yên, nhất là trong bối cảnh, địa phương này vừa được tách tỉnh, ngân sách chỉ có 70 tỷ đồng”.

CCN Lifan
Lifan là cụm công nghiệp đầu tiên được đưa vào khai thác hiệu quả và đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh Hưng Yên

Tới đầu những năm 2000, Khu công nghiệp Nam Sách (Hải Dương) tiếp tục được đầu tư. Khi ấy, giao thông chưa thuận lợi nhưng ngày nào bà Hường cũng đều đặn có mặt ở công trường, sẵn sàng lội xuống ruộng xem độ nông sâu ra sao; vừa giám sát về tiến độ, vừa là để động viên tinh thần anh em. Đó không chỉ là trách nhiệm, mà còn là cách để người lãnh đạo truyền cảm hứng cho nhân viên của mình.

Tuy nhiên, mọi thứ không hề đơn giản; cái giá của sự đột phá không rẻ chút nào. Khó khăn, thách thức doanh nghiệp phải đối mặt có thể xảy đến bất cứ khi nào, đôi khi nằm ngoài sự kiểm soát của con người như chính cái cách dịch Covid-19 hiện nay đang làm chao đảo nhiều nền kinh tế.

Năm 2003, thời điểm Khu công nghiệp Nam Sách vừa hoàn thành thi công với vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng, đại dịch SARS xảy ra, Việt Nam nằm đúng tâm dịch. Khu công nghiệp xây xong không có doanh nghiệp thuê, trong khi lãi suất ngân hàng lên tới 18%/năm, nghĩa là cứ một năm trôi qua, nếu không có khách thuê, doanh nghiệp sẽ phải gánh thêm 18 tỷ đồng tiền lãi. Bấy giờ, đây là con số không nhỏ với một doanh nghiệp chỉ mới khởi sự ở lĩnh vực bất động sản công nghiệp.

Áp lực đè nặng, người lãnh đạo doanh nghiệp cùng các cộng sự không còn lựa chọn nào khác ngoài đối mặt, tìm giải pháp: “Tất cả chúng tôi phải lên phương án để thu hút nhà đầu tư bằng nhiều cách khác nhau, liên tục trình bày về dự án của mình, thậm chí đưa ra các cam kết. May mắn, chỉ sau một năm, Khu công nghiệp Nam Sách được lấp đầy theo kế hoạch. Chúng tôi hiểu rằng, trở ngại trong cuộc sống chính là người thầy lớn cho những ai có mong muốn phấn đấu và vươn lên”.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 6.

Năm 2004, Công ty Cổ phần Nam Thắng tuyên bố dừng hoạt động và chính thức chuyển sang lĩnh vực mới - bất động sản khu công nghiệp.

Với xuất phát điểm là một doanh nghiệp sản xuất, rẽ lối khai phá mảng miếng mới, đến nay, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển TNI Holdings Việt Nam là đơn vị thành viên tiên phong của TNG Holdings Vietnam, đầu tư và khai thác 14 khu công nghiệp với khoảng 3.000ha diện tích đất khu công nghiệp trên cả nước.

Từ một khu công nghiệp đầu tiên tại Hà Nội, TNI Holdings Vietnam đã mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh phía Bắc như Hải Dương, Hà Nam, Hưng Yên… Các khu công nghiệp (KCN) lần lượt nối đuôi nhau ra đời với quy mô ngày càng mở rộng như KCN Hà Nội - Đài Tư (41ha), KCN Nam Sách (62ha); KCN Phúc Điền (82ha); KCN Tân Trường (198ha); KCN Quang Minh (344ha)…

Đầu năm 2021, TNI Holdings Vietnam được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt chủ trương thực hiện 3 KCN mới trải dài từ Bắc vào Nam, gồm KCN Sông Lô (Vĩnh Phúc); KCN Gia Lộc (Hải Dương) và KCN Đông Bình (Vĩnh Long). Đây là minh chứng khẳng định vị thế và chiến lược dài hạn của TNI Holdings Vietnam trong việc đầu tư, phát triển hệ thống các khu công nghiệp tại Việt Nam.

Xác định đây là một lĩnh vực kinh doanh với nhiều đặc thù riêng biệt, TNI Holdings Vietnam luôn nỗ lực với lộ trình phát triển rõ ràng, hướng đến cung cấp giải pháp tích hợp tối ưu, mang lại thuận ích cho khách hàng và xã hội. Thực tế cho thấy, một dự án không chỉ hội tụ nhiều thuận lợi về vị trí giao thương, môi trường kinh doanh thông thoáng thì sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp đến đầu tư.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 7.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 8.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 9.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 10.

TNI Holdings Vietnam hiện đầu tư và khai thác 14 khu công nghiệp với khoảng 3.000ha diện tích đất khu công nghiệp trên cả nước.

Bởi vậy, ngay từ thời điểm lựa chọn hình thức kinh doanh, đơn vị đã vạch rõ chiến lược chỉ đầu tư vào những dự án thực sự chất lượng sau khi đã nghiên cứu kỹ thị trường. Đồng thời, TNI Holdings Vietnam cũng cung cấp các dịch vụ chất lượng xuyên suốt chuỗi giá trị của khu công nghiệp từ đầu tư, tư vấn pháp luật đến phát triển, cho thuê nhà xưởng, quản lý vận hành khu công nghiệp, phát triển các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư; thu hút đầu tư trong và ngoài nước; quản lý cho thuê và hệ thống chăm sóc khách hàng…

Chính nhờ những kinh nghiệm và sự chuyên nghiệp ấy, hơn 20 năm qua, các khu công nghiệp do TNI Holdings Vietnam đầu tư phát triển thu hút đông đảo nhà đầu tư trong và ngoài nước đến từ nhiều lĩnh vực như điện, điện tử, công nghệ lắp ráp, chế biến chế tạo, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp phụ trợ cho sản xuất ô tô, dệt, nhuộm và may mặc… Trong đó, vốn FDI và DDI thu hút từ hơn 500 nhà đầu tư đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với tổng giá trị đầu tư đạt 3,5 tỷ USD, đóng vai trò quan trọng vào công tác giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động, có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo thu nhập, an sinh xã hội; đồng thời đóng góp tích cực vào ngân sách địa phương; góp phần thu hút, tạo lập môi trường đầu tư, giữ chân nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào phát triển kinh tế đất nước.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường

Suốt hành trình 25 năm của mình, TNG Holdings Vietnam dưới sự dẫn dắt của doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường là một doanh nghiệp điển hình cho việc luôn chuyển mình và thích ứng với thời cuộc. Không hài lòng với những thành quả đã đạt được, TNG luôn biết cách dấn thân vào những lĩnh vực mới và nắm bắt lấy cơ hội bằng tất cả nhiệt huyết.

Năm 2014, với tinh thần khai phá và mong muốn mang đến tiêu chuẩn sống mới, cuộc sống thuận ích hơn cho những gia đình Việt, TNG Holdings Vietnam mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực bất động sản nhà ở với việc thành lập TNR Holdings Vietnam và đầu tư xây dựng “siêu dự án” đầu tay tại Hà Nội - TNR Goldmark City với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Đó là khu đô thị tọa lạc tại số 136 Hồ Tùng Mậu với diện tích hơn 12ha và tổng số lên tới hơn 5.000 căn hộ.

Rồi chỉ sau đó 1 năm (2015), TNR tiếp tục khởi công đồng loạt các dự án TNR Goldseason, TNR Goldsilk Complex tại Hà Nội và TNR The Goldview tại TP.HCM.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 12.

Bất động sản là một thị trường luôn biến đổi với những xu thế mới và đầy thử thách, cũng là nơi chứng kiến những cung bậc không ngừng của vòng tròn khủng hoảng - hồi phục - bùng nổ - giảm tốc. Thời điểm cái tên TNR xuất hiện, thị trường vẫn còn những dư âm của cuộc khủng hoảng bất động sản.

Trước thời điểm TNR Holdings gia nhập thị trường, khoảng giữa năm 2008, chu kỳ kinh tế lao dốc bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, kéo theo đó là chu kỳ thoái trào của thị trường bất động sản. Thời điểm này tại Việt Nam, giá nhà đất lao dốc, biên độ giảm ước tính 30 - 40% chỉ trong thời gian ngắn.

Đến năm 2012, tồn kho bất động sản lên tới trên 100.000 tỷ đồng. Nợ xấu của nhiều doanh nghiệp bất động sản có nguy cơ tăng vọt. Lạm phát thực sự bùng nổ khiến Ngân hàng Nhà nước phải thắt chặt các chính sách tiền tệ. Từ năm này, cơ quan quản lý Nhà nước đã phải ban hành nhiều chính sách và các gói kích cầu kinh tế nhằm thu hút đầu tư và tháo gỡ khó khăn cho thị trường. Kết quả là thị trường bắt đầu có những chuyển biến tích cực.

Năm 2013 - 2014, thị trường lúc này bắt đầu ấm dần lên và “tan băng”, xu hướng đi lên tương đối mạnh mẽ. Đồng thời, những người quan tâm đến bất động sản cũng chứng kiến sự bùng nổ ở các phân khúc bất động sản cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng.

Trong bối cảnh cơ hội và thách thức song hành, nhưng cơ hội dường như lớn hơn, ta càng thấy rõ tầm nhìn chiến lược của bà Nguyệt Hường cùng các cộng sự tại TNG, TNR cũng như sự nhanh nhạy nắm bắt thời cơ, chuẩn xác trong lựa chọn thời điểm đưa ra các quyết định đầu tư kinh doanh.

TNR Holdings Vietnam cũng luôn dành sự tâm huyết cho từng sản phẩm, nghiên cứu kỹ thị trường, nhu cầu của khách hàng và đề cao sự sáng tạo để dẫn đầu xu thế.

Khi ấy, TNR Goldmark City cũng được định hướng đi theo phân khúc căn hộ cao cấp với mức giá được xây dựng từ 33 - 45 triệu đồng/m2. Đánh giá về phân khúc này, nhiều chuyên gia tài chính cho biết, thị trường vẫn còn đủ dư địa cho nhà đầu tư khai thác, gia tăng lợi nhuận, kiến tạo nhiều dự án tầm cỡ trên thị trường.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 13.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 14.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 15.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 16.

TNR Goldmark City là chốn an cư của hàng chục nghìn người

Tuy nhiên, sự xuất hiện của TNR Holdings Việt Nam trên thị trường với vai trò là nhà quản lý và phát triển độc quyền dự án Goldmark City vẫn khiến không ít người hoài nghi về khả năng thành công của thương hiệu này cũng như dự án. Và thực tế, không phải mọi hoạt động đều diễn ra thuận lợi.

Dự án được triển khai thi công thần tốc. Đội ngũ nhân sự miệt mài làm việc với đối tác, từ đơn vị thiết kế, đơn vị nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, phát triển cảnh quan, đơn vị phân phối sản phẩm... để đưa ra những phương án tốt nhất cho dự án; rồi lại ngày đêm tìm hướng đi cho hàng nghìn sản phẩm khi thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Lãnh đạo TNR Holdings Vietnam cũng từng chia sẻ, áp lực khi ấy là vô cùng lớn. Những câu hỏi thường trực về việc làm thế nào để đưa dự án về đích đúng kế hoạch, làm sao để tạo dựng những ngôi nhà không chỉ là mảnh ghép của những bức tường kín mít, những dãy hành lang sâu hun hút mà phải trở thành khoảng không gian giàu tiện ích và sức sống, ngập tràn năng lượng, ươm mầm cho hạnh phúc của mỗi cư dân, khiến đội ngũ TNR mất ăn mất ngủ.

Bà Phạm Thị Vân Hà - Phó Tổng giám đốc TNG Holdings Vietnam, Chủ tịch HĐQT TNR Holdings Vietnam chia sẻ với báo chí: “Những năm đó TNR vừa ra mắt thị trường. Chúng tôi là một doanh nghiệp mới, trong khi sản phẩm bất động sản lại liên quan rất nhiều đến uy tín và bề dày của công ty. TNR đã đầu tư vào Goldmark City ở Hồ Tùng Mậu hết sức bài bản. Các phương án tài chính được tính kỹ vì đó là siêu dự án với hơn 10 tòa nhà, tổng vốn đầu tư hơn mười mấy nghìn tỷ.

Các nhà thầu, nhà cung cấp dịch vụ và tài chính, ngân hàng đều được chuẩn bị khá bài bản. Nhưng khi mình ra đến thị trường thì lần chào bán sản phẩm đầu tiên không được như kỳ vọng. Bản thân tôi cũng sốc. Vào thời điểm đó, thị trường bất động sản đã hồi phục, có những dấu hiệu rất tốt. Ra thị trường lúc tốt như vậy mà sản phẩm không được đón nhận thì thực sự khiến tôi lo lắng. Không chỉ tôi, mà cả bộ máy cũng vậy”.

Bà Vân Hà cho biết, giải pháp để TNR vượt qua điều đó là buộc doanh nghiệp phải chứng minh cho thị trường thấy mình trẻ nhưng không hề non. “Các đối tác làm việc với chúng tôi là minh chứng cho điều đó. Họ là những đơn vị thực sự mạnh. Họ cũng luôn biết lựa chọn đối tác xứng tầm chứ không bao giờ làm chỉ vì tiền. Chưa kể, họ cũng luôn tìm kiếm những đối tác có khả năng đi đường dài. Cùng lúc, chúng tôi cũng phải chứng minh sức mình bằng kinh nghiệm đầu tư 12 năm ở khu công nghiệp. Nhưng quan trọng, chúng tôi giới thiệu kỹ các sản phẩm của mình. Tôi tự hào vì những thiết kế của TNR được thị trường khen rất tốt, dù vậy, chúng tôi vẫn thay đổi thêm một số điểm để tốt hơn. Sau đó, khách hàng quay lại”, bà Vân Hà nhớ lại.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 17.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 18.

TNR Tower tọa lạc tại 54A Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội)

Hơn nữa, sự xuất hiện thành công của thương hiệu TNR vào năm 2015 với thương vụ mua lại TNR Tower ở 54A Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội) từ Vingroup với trị giá hơn 100 triệu USD là một bước đi bài bản đến đáng nể, đánh trúng tâm lý đối tượng khách hàng mục tiêu của phân khúc bất động sản cao cấp mà TNR hướng tới.

Tuy là một doanh nghiệp trẻ trên thị thường, TNR đã chọn cách đi cùng những “người khổng lồ” như vậy và ngay lập tức trở thành một thương hiệu được tìm kiếm. Sự xuất hiện của những tấm băng rôn lớn tại tòa nhà này tiếp tục là cú bồi vào sự tò mò của thị trường.

Tìm kiếm trên Google, hàng trăm nghìn kết quả với từ khóa TNR Holdings xuất hiện chỉ trong thời gian ngắn, đi kèm với đó là tên tuổi chuỗi dự án tiêu chuẩn “Gold” mà TNR Holdings đang quản lý và vai trò công ty mẹ của TNG Holdings Việt Nam cũng được hé lộ.

Lãnh đạo TNR Holdings nhìn nhận sự xuất hiện thành công của thương hiệu TNR vào năm 2015 chính là “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”: “Tôi tin vào cơ duyên, khi mọi kế hoạch đã được xây dựng bằng cả niềm đam mê và khát vọng thành công, thì điểm rơi của cơ hội chắc chắn sẽ đến”.

Với khát vọng phải vươn lên hàng đầu cùng quyết tâm và định hướng đúng đắn, chiến lược đầu tư, sự chuẩn bị bài bản, chỉ sau 1 năm, dự án TNR Goldmark City từ một bãi đất trống với ao hồ ngập nước ở phía Tây Thủ đô như được “hồi sinh”.

Đến nay, 5.000 căn hộ được bàn giao hết là những ô cửa sáng đèn. Khoảng sân mỗi ngày đều vang vọng niềm hân hoan của hàng chục nghìn cư dân, từ trẻ nhỏ, đến người cao tuổi. Đó không chỉ là chốn an cư của hàng chục nghìn người Việt, mà còn là lựa chọn của hàng trăm người ngoại quốc, trở thành một cộng đồng giàu tri thức và hội nhập quốc tế.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 19.

Từ thành công của dự án đầu tay đến nay, TNR Holdings Vietnam đã không ngừng thắp sáng hàng chục công trình khác, góp phần đắp xây những tổ ấm hạnh phúc trên mọi miền đất nước. Sau 8 năm, thương hiệu này đã được gọi tên trong top 4 của thị trường, đứng cạnh và đi cùng tên tuổi những “sếu đầu đàn” trên thị trường bất động sản với đa dạng phân khúc, loại hình sản phẩm.

Nối tiếp dòng sản phẩm TNR Gold với dự án mới đây nhất là TNR The Nosta (Hà Nội)…, TNR Holdings Vietnam giới thiệu và cho ra mắt thị trường chuỗi bất động sản mang thương hiệu TNR Stars, TNR Grand Palace trải khắp các tỉnh thành trên toàn quốc.

TNR xác định rõ cách làm là theo chuỗi. Thị trường sẽ nhìn vào những dự án trước để quyết định có đón nhận và mua những dự án mới hay không. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức vô cùng lớn, bởi số lượng khách hàng là rất lớn, ở cả miền Bắc và miền Nam với tâm lý tiêu dùng rất khác nhau.

Do đó, chỉ có một mẫu số chung duy nhất, đó là phải chuyên nghiệp và chuyên sâu trong từng khâu, để đảm bảo được cam kết vàng về mọi chuẩn mực mà TNR Holdings Vietnam đã gắn lên tên từng dự án.

TNR luôn xác định cho mình chữ tín phải là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Mục tiêu chính sẽ là phục vụ cho thị trường những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Mỗi sản phẩm đều được đặt trọn tâm huyết để hướng tới sự hài lòng của khách hàng và hiệu quả công việc.

“Trong thị trường bất động sản nhà ở, có một đặc điểm tâm lý rất quan trọng, đó là uy tín của chủ đầu tư chiếm tỷ trọng quá nửa trong quyết định mua nhà của khách hàng. Chúng tôi có đất, chúng tôi có dự án, chúng tôi làm tốt, nhưng TNR là số không thì không thể bán hàng được”, lãnh đạo TNR Holdings Vietnam nhấn mạnh.

“Hành trình vạn dặm” gieo những hạt giống hạnh phúc của TNR Holdings Vietnam đã đặt dấu chân qua hơn 50 tỉnh thành trên cả nước, góp phần hình thành và làm thay đổi đáng kể bộ mặt các đô thị. Với sứ mệnh chung là mang đến một cuộc sống thuận ích hơn cho cộng đồng, TNR Holdings sẽ không dừng lại mà hướng đến mục tiêu hiện diện tại 63 tỉnh thành trong vòng 2 - 3 năm tiếp theo và vươn lên dẫn đầu thị trường.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 20.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 21.

Dự án TNR The Nosta (Hà Nội)

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 22.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 23.

Phối cảnh dự án TNR Stars Thắng City - Bắc Giang (trái) và TNR Stars Thoại Sơn - An Giang (phải)

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 24.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 25.

Không dừng lại với chỉ bất động sản, đến nay, TNG Holdings Vietnam đã mở rộng ra 7 lĩnh vực kinh doanh gồm: Phát triển, kinh doanh và quản lý bất động sản; cho thuê bất động sản; thương mại và dịch vụ; khách sạn - resort; năng lượng; nông nghiệp và tài chính - ngân hàng; nâng số đơn vị thành viên lên con số 11 với quy mô hoạt động trải dài trên cả nước, trở thành một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành hàng đầu Việt Nam với gần 14.000 cán bộ nhân viên.

Dưới sự chèo lái, dẫn dắt của một nhà lãnh đạo nữ, việc quản lý và vận hành bộ máy lên tới hàng chục nghìn con người là câu chuyện song hành của lợi thế và thách thức. Với những khát khao, mục tiêu chinh phục ngày càng lớn lao, bà Nguyệt Hường cùng đội ngũ lãnh đạo tập đoàn và các đơn vị thành viên hiểu rằng, nhân sự là một trong những yếu tố then chốt quan trọng quyết định thành công của doanh nghiệp

Có lẽ cũng bởi vậy mà trong phần lớn những thông tin tôi tiếp cận được về Tập đoàn TNG, triết lý quản trị, phát triển của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường luôn đề cao yếu tố con người, cách dụng người tài. Cùng với đó, khả năng biết tin tưởng nhân viên khi đã giao việc, biết cách chờ đợi để họ có thể hoàn thành công việc, cũng như tạo cho nhân viên suy nghĩ phải có trách nhiệm với công việc được giao là khả năng vô cùng quan trọng của người lãnh đạo.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 26.

Quả thực, khi nói về nữ thuyền trưởng lãnh đạo Tập đoàn TNG, bà Phạm Thị Vân Hà từng không giấu được niềm trân trọng: “Chị Hường là người phụ nữ rất tuyệt vời, một người truyền cảm hứng. Tôi cũng nhìn chị và học tập rất nhiều vì chị là người đi trước, là chủ và người xây dựng lên TNG ngày hôm nay. Chị là người giỏi trong kinh doanh, đa tài, cũng làm thơ, tiếng Nga rất giỏi, rất nữ tính và khi cần lại vẫn sắc sảo mạnh mẽ.

Tôi nghĩ chị là người quý và tạo điều kiện cho giới trẻ như tôi bứt phá trong thời điểm hiện tại. Nếu không có chị ấy, tôi không có được thành công như ngày hôm nay. Nhiều khi trong công việc chúng tôi có ý chí khác nhau. Nhưng tổng hòa thì chúng tôi rất tôn trọng. Đó là mối quan hệ sâu sắc và bền chặt”.

Thực tế, bà Nguyệt Hường cũng từng chia sẻ quan điểm của mình trong quản trị: “Doanh nghiệp không có tuổi nhưng doanh nhân thì có. Vì thế, doanh nghiệp của ta có thể trường tồn mãi mãi hay không phụ thuộc vào 2 yếu tố, đó là cấu trúc quản trị và văn hóa của doanh nghiệp”.

Đối với cấu trúc quản trị, doanh nghiệp cần thiết lập một cơ chế quản lý hợp lý, phù hợp với mô hình doanh nghiệp, để dù có là ai nắm vị trí quản lý cũng đều tuân theo cấu trúc quản trị đó.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 27.

Đặc biệt, TNG Holdings Vietnam là một trong rất ít những tập đoàn tư nhân coi trọng công tác quản trị rủi ro và có bộ phận quản lý rủi ro riêng. Trong bối cảnh thị trường liên tục biến đổi từng ngày, đại dịch Covid-19 gây nên nhiều bất ổn như hiện nay, bộ phận tham mưu như vậy sẽ phát huy một cách mạnh mẽ vai trò của mình.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường cũng đề cao quan điểm kỹ trị trong quản trị, lãnh đạo doanh nghiệp; tức là dùng người chuyên nghiệp để quản trị doanh nghiệp, là những nhân sự trí thức, được đào tạo, có khả năng kiến thiết và tư duy logic vào việc điều hành, xây dựng nên những quy trình, tiến trình khuôn mẫu để vận dụng vào doanh nghiệp.

“Bởi vì chúng ta là con người, và tôi nghĩ rằng mỗi người nên làm việc đúng theo năng lực của mình. Người được đào tạo quản lý bài bản và chuyên nghiệp thì chắc chắn hiệu quả và năng suất lao động của tổ chức sẽ tốt hơn. Cần trao ngọn cờ vào tay đúng người, là người thực sự có năng lực thì doanh nghiệp mới tiến lên được”, lãnh đạo Tập đoàn TNG nhấn mạnh.

Như cách TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã khẳng định về sự trưởng thành của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt: “Tôi thấy chưa bao giờ doanh nhân Việt lại bàn nhiều và thực sự đau đáu về các mô hình phát triển, về quản trị rủi ro, về tái cấu trúc và cả về phát triển bền vững như bây giờ. Chưa bao giờ nỗ lực khẳng định thương hiệu Việt, doanh nghiệp Việt lại mạnh mẽ và hiện thực đến như vậy”.

Ông cũng nói thêm: “Tôi có dịp đọc nhiều cuốn sách giới thiệu của doanh nghiệp Việt Nam quy mô lớn. Họ nói đến con người, nói đến trái tim, nói đến cộng sự, người lao động, nói đến khách hàng trước khi nói đến lợi ích của cá nhân, của cổ đông. Họ nói đến chinh phục những người đi cùng doanh nghiệp, những lao động cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp, nói đến chinh phục khách hàng... Họ cũng nói đến cảm xúc hạnh phúc khi mang lại hạnh phúc cho người khác...”.

Và đó chính là những nền tảng được bà Nguyệt Hường chú trọng khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho TNG Holdings Vietnam và xác định sứ mệnh “Vì một cuộc sống thuận ích hơn”.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 28.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 29.

TNG Holdings Vietnam là một trong những tập đoàn tiên phong xây dựng thành công nền tảng văn hóa của riêng mình.

Văn hóa là yếu tố quan trọng gắn liền với doanh nghiệp và thương hiệu doanh nghiệp. Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường quan niệm rằng: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp không phải chỉ là việc đưa ra một khẩu hiệu để ta dán lên tường, rằng: tôi rất trung thực với khách hàng, tôi rất nhiệt tình và có trách nhiệm. Vấn đề của văn hóa doanh nghiệp là làm sao đưa văn hóa vào hành động, suy nghĩ, trong từng việc làm của mỗi cán bộ công nhân viên. Việc này đòi hỏi người chủ doanh nghiệp cần bỏ nhiều công sức”.

Và thực vậy, TNG Holdings Vietnam là một trong những tập đoàn tiên phong xây dựng thành công nền tảng văn hóa của riêng mình. Mỗi nhân sự đều thấm nhuần một nền tảng văn hóa mang tên “5568”.

“5568” đại diện cho 5 giá trị cốt lõi, 5 loại hình văn hóa, 6 hành vi lãnh đạo và 8 “nguyên tắc tối thượng” - đại diện cho 4 lớp triển khai một cách rõ nét, từ giá trị cốt lõi vốn rất trừu tượng đến từng hành vi cụ thể cho lãnh đạo và cuối cùng là nguyên tắc làm việc cho tập thể cán bộ nhân viên. Nhờ đó, mỗi con người của TNG Holdings Vietnam đều có sự định hình về nguyên tắc làm việc và mở rộng ra là nguyên tắc sống một cách rõ ràng.

Trong đó, 5 giá trị cốt lõi: Trách nhiệm - Chính trực - Tốc độ - Thấu hiểu - Hiệu quả là nền tảng hình thành nên môi trường làm việc chất lượng cho mỗi cán bộ nhân viên, để mỗi nhân sự đều có cơ hội nêu ý kiến, thể hiện năng lực bản thân, cống hiến, phát triển và thêm gắn bó với tổ chức. Ở đó, người đi trước truyền lại các giá trị đã tích lũy cho người đi sau, để phát triển theo đúng định hướng của Tập đoàn. Nếu có xung đột về tư tưởng xảy ra, sẽ luôn có văn hóa là chất keo kết dính và ổn định lại.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 30.

Dù mới được “hợp thức hóa” thành “Sổ tay văn hóa doanh nghiệp" cho nhân sự Tập đoàn 3 năm trở lại đây, song từ những ngày đầu thành lập, các nền tảng văn hóa này đã manh nha trong việc hình thành nên cá tính riêng cho TNG Holdings Vietnam ngày nay.

Là một nhà lãnh đạo lấy con người làm trung tâm, văn hóa doanh nghiệp là nền tảng, là một nữ doanh nhân với đầy đủ sự cứng rắn nhưng cũng không thiếu nét mềm mại, sắc sảo, bà Nguyệt Hường luôn dành những tình cảm trân trọng cho đội ngũ của mình: “Đến thời điểm hiện tại, tài sản lớn nhất mà TNG Holdings Vietnam có được đó chính là hệ thống, một hệ thống vững mạnh và đồng lòng. Tập đoàn sẽ không có được vinh quang của ngày hôm nay nếu không có những cá nhân dành hết tình yêu, sự tâm huyết và tràn đầy lòng chính trực trong công việc.

Nếu không tâm huyết, chúng ta sẽ không thể cùng nhau tìm ra được các giải pháp vượt qua bao khó khăn, khủng hoảng - những bài toán mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng phải đối mặt trước sóng gió thị trường”.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 31.

***

Ngày 19/5/2021, TNG Holdings Vietnam kỷ niệm 25 năm thành lập. Hành trình 1/4 thế kỷ đã qua. Những hạt giống đầu tiên được bà Nguyệt Hường cùng các cộng sự ươm mầm cho Tập đoàn ngày nào giờ đã vươn cao mạnh mẽ, đơm hoa kết trái và không ngừng phát triển.

Bằng sự đoàn kết, đồng lòng, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường cùng những con người TNG Holdings Vietnam đã góp đáng kể sức mình cho mục tiêu xây dựng một đất nước Việt Nam hùng cường.

Ngay trong thời điểm cả nước đang gồng mình chiến đấu với đại dịch Covid-19, Tập đoàn TNG Holdings Vietnam và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB cũng liên tục đồng hành cùng Chính phủ và nhiều địa phương trong các hoạt động phòng chống dịch; nêu cao tinh thần thiện nguyện, hướng về cộng đồng xã hội thông qua nhiều hành động kịp thời, thiết thực với số tiền ủng hộ lên tới gần 60 tỷ đồng.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 32.
Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 33.

TNG Holdings Vietnam và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB liên tục đồng hành cùng Chính phủ và nhiều địa phương trong các hoạt động phòng chống dịch Covid-19

Sau cùng, TNG Holdings Vietnam vẫn vậy, luôn lấy nền tảng thuận ích làm kim chỉ nam soi đường dẫn lối. Con đường 25 năm tiếp theo đây và còn hơn thế nữa, dù kinh doanh trong lĩnh vực nào, dù có thay đổi nhân sự hay chiến lược kinh doanh ra sao thì một trong những tiêu chí hàng đầu luôn được đề cao chính là tính xã hội và mục tiêu vì cộng đồng chứ không đơn thuần là yếu tố lợi nhuận.

Kinh doanh vì cộng đồng cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận hy sinh một số lợi ích ngắn hạn, nhưng đó sẽ là nền tảng để TNG Holdings Vietnam có sức bền trong dài hạn và chống chịu tốt hơn trước những khó khăn, thách thức đang là ẩn số trước mắt và vươn tới những chân trời rộng mở mới.

Đúng như niềm tin mà TS. Vũ Tiến Lộc đã bày tỏ thông qua hành trình nhiều năm ông quan sát, đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp: “Tôi cảm nhận được khát vọng thực sự của các doanh nhân về sự vượt lên, thay đổi và về nhu cầu phụng sự xã hội, thay vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận thuần túy. Khi chọn phát triển trên nền tảng hạnh phúc, tuân thủ các tiêu chí phát triển bền vững, thuận với tự nhiên, sự nghiệp kinh doanh của doanh nhân, doanh nghiệp của họ có thể đi chậm hơn, nhưng chắc chắn sẽ đến thành công...”./.

Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường và hành trình “ươm mầm thuận ích”- Ảnh 34.
25/08/2021 06:06

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top