Aa

Bàn phương án xử lý dứt điểm dự án Cát Linh - Hà Đông

Thứ Sáu, 24/04/2020 - 10:45

Đối với công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Thủ tướng cho rằng cần phải tập trung giải quyết dứt điểm, Bộ Giao thông Vận tải bàn với đối tác xử lý dứt điểm trước tháng 6/2020.

Các chuyên gia có thể vào Việt Nam vào tháng 4 thì có thể giúp dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa vào vận hành trong tháng 9.

Vận hành thương mại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào tháng 9

Theo ông Nguyễn Văn Thể, Bộ Trưởng Bộ Giao thông Vận tải thì, trong thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải đã có nhiều buổi làm việc với lãnh đạo TP. Hà Nội về dự án này. Theo đó, báo cáo Thủ tướng về những vấn đề liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông, ông Thể cho biết, qua các buổi làm việc, hai bên thống nhất mục tiêu sẽ đưa dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào vận hành thương mại vào tháng 9/2020.

Tuy nhiên, để có thể đạt được mục tiêu này, ông Thể đưa ra 3 đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải với mong muốn được Chính phủ xem xét chấp thuận. Cụ thể, thứ nhất là Chính phủ cho phép các chuyên gia sớm được vào Việt Nam để hoàn thành báo cáo thứ 13 (báo cáo cuối cùng về thẩm tra an toàn của dự án).

“Nếu không có chuyên gia ở đây chúng ta không thể nào thực hiện được. Tổng thầu cần phải có một số chuyên gia để trực tiếp thực hiện một số việc liên quan đến báo cáo số 13, thực hiện xong thì mới vận hành được” - ông Thể cho hay.

Ông Thể cũng cho biết, trường hợp các chuyên gia có thể vào Việt Nam vào tháng 4 thì có thể giúp dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được đưa vào vận hành trong tháng 9. Vì vậy, ông Thể đề nghị Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan tạo điều kiện để các chuyên gia có thể vào Việt Nam theo đề xuất.

Thứ hai là, dự án cần sớm bàn giao dự án về cho TP. Hà Nội, hay có thể là tạm bàn giao có điều kiện cho TP. Hà Nội sau khi Bộ Giao thông Vận tải thực hiện đánh giá ngang an toàn hệ thống của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. “Những hạng mục nào còn lại mà không phải thuộc an toàn hệ thống, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo tổng thầu để hoàn thành và đảm bảo bàn giao với TP. Hà Nội đúng quy định” - ông Thể nhấn mạnh. Việc bàn giao sớm cho TP. Hà Nội nhằm để thực hiện vận hành các điều kiện từ đó sẽ đưa dự án chính thức vào hoạt động.

Thứ ba là, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị Chính phủ chấp thuận để TP. Hà Nội đứng ra trả lãi gốc cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Bởi ông Thể cho rằng, trong tháng 7 tới là tới kỳ hạn phải trả lãi gốc lần 2 cho dự án (kỳ trả lãi trước Bộ Giao thông Vận tải đã được Chính phủ đồng ý bố trí ngân sách trả).

“Theo hợp đồng, dự án này chúng ta chỉ xây lắp, còn trả nợ là của TP. Hà Nội. Do đó kiến nghị Thủ tướng đồng ý cho TP. Hà Nội tạm bàn giao hoặc khi chưa bàn giao thì bố trí ngân sách để trả nợ luôn” ông Thể khẳng định.

Ông Thể cũng lý giải rằng, thực tế về nguyên tắc, chỉ khi dự án được bàn giao cho TP. Hà Nội thì TP. Hà Nội mới bố trí trả nợ gốc cho dự án. Tuy nhiên do dự án đang gặp nhiều vướng mắc khiến tiến độ kéo dài nên Bộ mới đề xuất.

Tập trung giải quyết dứt điểm

Đối với những vấn đề tồn đọng công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Thủ tướng Chính phủ đề nghị cần phải tập trung giải quyết dứt điểm, có cơ chế tạm ứng, thanh toán, hoàn thiện dự án, khấu trừ sau.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải bàn với đối tác xử lý dứt điểm trước tháng 6/2020. Còn việc thực hiện xây dựng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 theo quy định tại Điều 89 Luật Đầu tư công. Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội kiến nghị Chính phủ cần tháo gỡ một số khó khăn.

Đối với những vấn đề tồn đọng công trình đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Thủ tướng Chính phủ đề nghị cần phải tập trung giải quyết dứt điểm, có cơ chế tạm ứng, thanh toán, hoàn thiện dự án, khấu trừ sau. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải bàn với đối tác xử lý dứt điểm trước tháng 6/2020.

Ông Chung dẫn chứng, luật quy định: “Việc quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án có thời gian thực hiện trong 2 kỳ kế hoạch đầu tư công liên tiếp phải đảm bảo tổng số giá trị tổng mức đầu tư của các chương trình, dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau không vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn trước" do Luật Đầu tư 2019 mới có hiệu lực từ 1/1/2020 trong khi danh mục dự án đang thực hiện đã có trong danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được phê duyệt từ các năm trước đây.

Để bảo đảm nguồn lực triển khai các dự án đầu tư công trên địa bàn TP. Hà Nội, nhất là các công trình trọng điểm, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành quan tâm báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về: Quyết định hỗ trợ ngân sách TW cho ngân sách Thủ đô để triển khai thực hiện cho từng dự án thuộc lĩnh vực môi trường, giao thông, thủy lợi theo quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô; nâng tỷ lệ ngân sách TP. Hà Nội được giữ lại hiện nay là 35% lên thành 42% cho thời kỳ ốn định ngân sách mới (2021 - 2025) để bảo đảm nguồn lực phát triển Thủ đô.

Mặt khác, TP. Hà Nội cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép TP. Hà Nội được áp dụng cơ chế, quy trình đặc thù để rút ngắn thời gian thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và bàn giao mặt bằng dự án có thu hồi đất.

Đồng thời cũng cho phép TP. Hà Nội thực hiện rà soát, lựa chọn danh mục một số công trình cấp bách, cần thiết trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID -19 và có tác động lan tỏa trong việc phát triển kinh tế, xã hội thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường, giao thông...

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top